Bác sĩ Nguyễn văn Đích
Chẩn đoán và điều trị suy tim từ lâu vốn là một động tác lâm
sàng đòi hỏi thăm khám tỉ mỉ và nhiều thời gian theo dõi. Cùng với sự tiến bộ của
sinh hóa học, ta đã có một số xét nghiệm giúp cho sự chẩn đoán được chính xác
nhất là trong các trường hợp lấn cấn ở những bệnh nhân có nhiều bệnh kết hợp.
Brain Natriuretic Peptide (BNP) là một kích thích tố (hormone) do tế bào tâm thất tiết ra khi cơ tim bị dãn do áp lực trong tâm thất tăng. BNP là một trong các dấu sinh học đáp ứng được yêu cầu của lâm sàng nên mỗi ngày một được dùng nhiều hơn. BNP có lợi nhất trong cấp cứu khi dùng để phân biệt các trường hợp khó thở do suy tim với khó thở do các nguyên nhân khác. BNP cũng giúp tiên đoán dự hậu của bệnh nhân bị bệnh mạch vành và suy tim và cũng có thể dùng để xếp loại nguy cơ (risk stratification) các bệnh nhân tim mạch. Một số tác giả cũng dùng BNP để theo dõi sự đáp ứng của bệnh nhân đối với sự điều trị suy tim.
Matthias Pfisterer và csv áp dụng ý kiến theo dõi BNP để điều chỉnh sự điều trị suy tim so với một nhóm chứng chỉ dựa vào theo dõi bằng lâm sàng mà thôi.
Kết quả cho thấy rằng tỉ lệ nhập viện do mọi nguyên nhân và phẩm chất đời sống trong cả hai nhóm không khác nhau nhưng tỉ lệ nhập viện vì suy tim giảm trong nhóm theo dõi bằng BNP ở những bệnh nhân dưới 75 tuổi mà không giảm ở những bệnh nhân trên 75 tuổi.
Các thuốc ảnh hưởng tích cực đến dự hậu như ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin và ức chế aldosterone được dùng nhiều hơn trong nhóm theo dõi bằng BNP.
Các tác dụng phụ giữa hai nhóm không khác nhau.
Nghiên cứu cho thấy rằng theo dõi điều trị suy tim bằng BNP chỉ có lợi ích nhỏ, lợi ích này cũng chỉ khu trú ở nhóm bệnh nhân dưới 75 tuổi, và có thể có hại ở nhóm bệnh nhân trên 75 tuổi. Kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu này là có thể cải thiện sự điều trị suy tim dựa vào theo dõi lâm sàng, tăng cường việc dùng các thuốc đã chứng tỏ có tác dụng ảnh hưởng tích cực đến dự hậu như thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn bêta ở những bệnh nhân từ 60 đến 74 tuổi, trong khi không nên tăng liều quá mạnh ở những bệnh nhân trên 75 tuổi.
Brain Natriuretic Peptide (BNP) là một kích thích tố (hormone) do tế bào tâm thất tiết ra khi cơ tim bị dãn do áp lực trong tâm thất tăng. BNP là một trong các dấu sinh học đáp ứng được yêu cầu của lâm sàng nên mỗi ngày một được dùng nhiều hơn. BNP có lợi nhất trong cấp cứu khi dùng để phân biệt các trường hợp khó thở do suy tim với khó thở do các nguyên nhân khác. BNP cũng giúp tiên đoán dự hậu của bệnh nhân bị bệnh mạch vành và suy tim và cũng có thể dùng để xếp loại nguy cơ (risk stratification) các bệnh nhân tim mạch. Một số tác giả cũng dùng BNP để theo dõi sự đáp ứng của bệnh nhân đối với sự điều trị suy tim.
Matthias Pfisterer và csv áp dụng ý kiến theo dõi BNP để điều chỉnh sự điều trị suy tim so với một nhóm chứng chỉ dựa vào theo dõi bằng lâm sàng mà thôi.
Kết quả cho thấy rằng tỉ lệ nhập viện do mọi nguyên nhân và phẩm chất đời sống trong cả hai nhóm không khác nhau nhưng tỉ lệ nhập viện vì suy tim giảm trong nhóm theo dõi bằng BNP ở những bệnh nhân dưới 75 tuổi mà không giảm ở những bệnh nhân trên 75 tuổi.
Các thuốc ảnh hưởng tích cực đến dự hậu như ức chế men chuyển, ức chế thụ thể angiotensin và ức chế aldosterone được dùng nhiều hơn trong nhóm theo dõi bằng BNP.
Các tác dụng phụ giữa hai nhóm không khác nhau.
Nghiên cứu cho thấy rằng theo dõi điều trị suy tim bằng BNP chỉ có lợi ích nhỏ, lợi ích này cũng chỉ khu trú ở nhóm bệnh nhân dưới 75 tuổi, và có thể có hại ở nhóm bệnh nhân trên 75 tuổi. Kinh nghiệm rút ra từ nghiên cứu này là có thể cải thiện sự điều trị suy tim dựa vào theo dõi lâm sàng, tăng cường việc dùng các thuốc đã chứng tỏ có tác dụng ảnh hưởng tích cực đến dự hậu như thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn bêta ở những bệnh nhân từ 60 đến 74 tuổi, trong khi không nên tăng liều quá mạnh ở những bệnh nhân trên 75 tuổi.
Tham khảo: Pfisterer M et al. BNP-Guided vs Symptom-Guided
Heart Failure Therapy. JAMA. 2009, 301(4): 383-392.
Xem thêm: một trường hợp khó thở tăng BNP
Xem thêm: một trường hợp khó thở tăng BNP
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét