Nguyễn Ngọc Tư
Hai thằng nhỏ leo qua rào, một đứa bị kẽm gai cào rách toạc áo. Cái vết rách
hình chữ L bên hông nó thò ra mảng da đen thùi lùi, đen đến nỗi cảm giác làm
thâm kim luôn cái áo màu cam lợt. Xui rủi là tôi cũng có mặt ở đó, và đang chụp
hình chúng và chú thích hiện lên trong đầu ngay khi màn trập máy ảnh chưa mở,
“qua một hàng rào kẽm gai của resort đang xây dở...”.
Nhưng cái chú thích cùng tấm ảnh dường như đã cháy xém trước ánh nhìn trừng trừng của đứa bé kia. Nó chửi thề ô bô lô a ba la rồi hỏi bộ giàu là giỏi lắm sao? Bỗng dưng tôi thấy mình cầm máy ảnh là có tội, ăn mặc tử tế là có tội, tôi trắng hơn nó cũng là có tội. Và tôi có tội vì đã đến hòn đảo thiên đường này chơi, nên người ta mới xây cất chỗ nơi đón tôi, nên áo thằng nhỏ rách.
Bây giờ là cuối tháng mười một ta, gió biển thổi bề nào cũng lạnh. Thằng phong phanh ái ngại nói với thằng (đã) phong phanh mà còn rách, má mầy đánh đòn cho mà coi. Tôi nhớ mình hồi xưa trèo cây làm xước cái áo len mới, lúc về đi lùi vô nhà, phòng khi má đánh thì chạy cho lẹ. Cái áo lành lặn thời niên thiếu là cả một gia tài. Như đứa trẻ xứ biển này đây.
Thằng áo rách vẫn còn đứng nấn ná mếu máo hoang mang bên rào. Bạn nó đã chạy về trước vì tới giờ cơm. Nỗi sợ, nhớ tiếc làm cho những tia lửa trong mắt nó dịu lại khi tôi lân la lại bâng quơ gợi chuyện nọ kia. Hỏi nhà nó khoát tay về phía xóm nằm bên kia bãi cát, nom cái nhà nào cũng giống hệt cái nào, giống cả những cuộn khói còm nhom đang bay lên.
Bãi cát đó người ta cũng sắp rào lại để xây một trung tâm thương mại của đảo. Nghĩa là con đường ra ngoài bãi biển của tụi nhỏ ngày càng bị ngăn lại bằng nhiều lớp rào gai tường cao hơn. Nó kể mấy tháng trước chiều nào nó cũng dắt em ra ngoài bãi biển để đút cơm, “cho con nhỏ vọc nước là đút nhiêu nó cũng ăn hết, ở nhà dễ gì...”. Thằng áo rách kể và kể, về đứa em nhỏ và bọn trẻ trong xóm, về những cuộc chạy chơi vui đến rã rời và có vài đứa suýt chết đuối, về những con cá trôi dạt mà nó lượm được đem về muối chiên ăn thum thủm bùi bùi.
- Con chó Phèn của nhà tui chôn ở đó.
Giờ bãi biển, nơi con chó “khôn như quỷ, lúc sắp chết còn biết chảy nước mắt” đang nằm yên nghỉ, đã thuộc về những người xa lạ.
Và mai đây bầu trời cũng thuộc về người khác, khi tòa lầu mọc lên và ngăn trở mọi tầm nhìn. Tôi nghĩ vậy khi nghe thằng nhỏ ba hoa nói nếu leo lên mấy cây dương chỗ gần nhà nó, là có thể thấy được hòn Rái Nhỏ tuốt luốt ngoài khơi. Nó vừa kể vừa mân mê chỗ áo rách, như không làm sao quên được cú xé tàn nhẫn làm lạnh buốt mấy cái be sườn bén ngót. Bìa vải nào cắt vào tay nó mà cơn oán giận quay trở lại, thằng nhỏ đẩy tôi về bên kia biên giới bằng bóng tối trong mắt nó, “chị cũng phe tụi nó...”. Tụi nó ở đây là hàng rào gai hay chủ của hàng rào gai?
Chữ phe của nó làm tôi nhớ ông cậu họ già nua của mình, có lần gằn giọng hỏi bây coi coi vầy là mây che phía nào? Câu hỏi, cũng là kết luận của một câu chuyện xóm làng mà ông già đang uất giận. Mấy nhà máy thủy sản làm ô nhiễm nguồn nước nuôi trồng quanh đó, kêu than mấy năm trời không ai giải quyết nên một bữa bà con kéo lại công xưởng nói chuyện phải trái. Mười lăm phút sau khi mọi người vẫn còn nhao nháo đừng ngoài rào thì nhà chức trách tới xua tan tác. Mây không đứng giữa để đôi bên đều râm mát đều được tưới tắm mà dường như nghiêng hẳn về một phía không một chút giả vờ xuề xòa.
Bây cũng phe tụi nó, ông già nói vậy rồi bỏ đi một nước, khi nghe tôi ngập ngừng cái câu “bà con mình cũng có chút không phải...” mà tôi đã phải xóc cả rổ lời để lựa ra những cái nhũn nhặn, mơ hồ nhất. Lúc đó tôi tự hỏi từ bao giờ xuất hiện những ranh giới và tôi buộc phải chọn hoặc đứng về phía này hoặc phía kia, không được ở giữa?
Như thằng nhỏ rách áo ngay từ đầu đã mặc định tôi thuộc về phía những kẻ lấy mất bãi biển của nó, vì tôi được ra đó chơi mà không phải leo rào. Chỉ cần trả tiền thôi, thứ mà đứa bé kia không có. Thằng nhỏ rạch ròi tới mức bỏ tôi lại, nó băng sang bên kia đường một mình.
Và khi chiếc xe hơi màu trắng sữa ngang qua tung đám bụi cát chia cắt hẳn tôi và thằng nhỏ, tôi đã kịp thấy nó hốt một nắm vỏ ốc ném vói theo, kèm theo một cái đá gió rất khẳng khái. Sau những vòng bánh xe thản nhiên quay có mấy tiếng chửi thề của chính thằng nhỏ lả tả rơi.
Ủa sao tôi thấy buồn thấy đầy dự cảm bâng quơ? Ủa sao tôi không thấy hành động của thằng nhỏ tuyệt vọng như đã từng, khi nhìn theo bóng ông cậu mình lúi húi chống gậy đi trong chiều muộn?
Nhưng cái chú thích cùng tấm ảnh dường như đã cháy xém trước ánh nhìn trừng trừng của đứa bé kia. Nó chửi thề ô bô lô a ba la rồi hỏi bộ giàu là giỏi lắm sao? Bỗng dưng tôi thấy mình cầm máy ảnh là có tội, ăn mặc tử tế là có tội, tôi trắng hơn nó cũng là có tội. Và tôi có tội vì đã đến hòn đảo thiên đường này chơi, nên người ta mới xây cất chỗ nơi đón tôi, nên áo thằng nhỏ rách.
Bây giờ là cuối tháng mười một ta, gió biển thổi bề nào cũng lạnh. Thằng phong phanh ái ngại nói với thằng (đã) phong phanh mà còn rách, má mầy đánh đòn cho mà coi. Tôi nhớ mình hồi xưa trèo cây làm xước cái áo len mới, lúc về đi lùi vô nhà, phòng khi má đánh thì chạy cho lẹ. Cái áo lành lặn thời niên thiếu là cả một gia tài. Như đứa trẻ xứ biển này đây.
Thằng áo rách vẫn còn đứng nấn ná mếu máo hoang mang bên rào. Bạn nó đã chạy về trước vì tới giờ cơm. Nỗi sợ, nhớ tiếc làm cho những tia lửa trong mắt nó dịu lại khi tôi lân la lại bâng quơ gợi chuyện nọ kia. Hỏi nhà nó khoát tay về phía xóm nằm bên kia bãi cát, nom cái nhà nào cũng giống hệt cái nào, giống cả những cuộn khói còm nhom đang bay lên.
Bãi cát đó người ta cũng sắp rào lại để xây một trung tâm thương mại của đảo. Nghĩa là con đường ra ngoài bãi biển của tụi nhỏ ngày càng bị ngăn lại bằng nhiều lớp rào gai tường cao hơn. Nó kể mấy tháng trước chiều nào nó cũng dắt em ra ngoài bãi biển để đút cơm, “cho con nhỏ vọc nước là đút nhiêu nó cũng ăn hết, ở nhà dễ gì...”. Thằng áo rách kể và kể, về đứa em nhỏ và bọn trẻ trong xóm, về những cuộc chạy chơi vui đến rã rời và có vài đứa suýt chết đuối, về những con cá trôi dạt mà nó lượm được đem về muối chiên ăn thum thủm bùi bùi.
- Con chó Phèn của nhà tui chôn ở đó.
Giờ bãi biển, nơi con chó “khôn như quỷ, lúc sắp chết còn biết chảy nước mắt” đang nằm yên nghỉ, đã thuộc về những người xa lạ.
Và mai đây bầu trời cũng thuộc về người khác, khi tòa lầu mọc lên và ngăn trở mọi tầm nhìn. Tôi nghĩ vậy khi nghe thằng nhỏ ba hoa nói nếu leo lên mấy cây dương chỗ gần nhà nó, là có thể thấy được hòn Rái Nhỏ tuốt luốt ngoài khơi. Nó vừa kể vừa mân mê chỗ áo rách, như không làm sao quên được cú xé tàn nhẫn làm lạnh buốt mấy cái be sườn bén ngót. Bìa vải nào cắt vào tay nó mà cơn oán giận quay trở lại, thằng nhỏ đẩy tôi về bên kia biên giới bằng bóng tối trong mắt nó, “chị cũng phe tụi nó...”. Tụi nó ở đây là hàng rào gai hay chủ của hàng rào gai?
Chữ phe của nó làm tôi nhớ ông cậu họ già nua của mình, có lần gằn giọng hỏi bây coi coi vầy là mây che phía nào? Câu hỏi, cũng là kết luận của một câu chuyện xóm làng mà ông già đang uất giận. Mấy nhà máy thủy sản làm ô nhiễm nguồn nước nuôi trồng quanh đó, kêu than mấy năm trời không ai giải quyết nên một bữa bà con kéo lại công xưởng nói chuyện phải trái. Mười lăm phút sau khi mọi người vẫn còn nhao nháo đừng ngoài rào thì nhà chức trách tới xua tan tác. Mây không đứng giữa để đôi bên đều râm mát đều được tưới tắm mà dường như nghiêng hẳn về một phía không một chút giả vờ xuề xòa.
Bây cũng phe tụi nó, ông già nói vậy rồi bỏ đi một nước, khi nghe tôi ngập ngừng cái câu “bà con mình cũng có chút không phải...” mà tôi đã phải xóc cả rổ lời để lựa ra những cái nhũn nhặn, mơ hồ nhất. Lúc đó tôi tự hỏi từ bao giờ xuất hiện những ranh giới và tôi buộc phải chọn hoặc đứng về phía này hoặc phía kia, không được ở giữa?
Như thằng nhỏ rách áo ngay từ đầu đã mặc định tôi thuộc về phía những kẻ lấy mất bãi biển của nó, vì tôi được ra đó chơi mà không phải leo rào. Chỉ cần trả tiền thôi, thứ mà đứa bé kia không có. Thằng nhỏ rạch ròi tới mức bỏ tôi lại, nó băng sang bên kia đường một mình.
Và khi chiếc xe hơi màu trắng sữa ngang qua tung đám bụi cát chia cắt hẳn tôi và thằng nhỏ, tôi đã kịp thấy nó hốt một nắm vỏ ốc ném vói theo, kèm theo một cái đá gió rất khẳng khái. Sau những vòng bánh xe thản nhiên quay có mấy tiếng chửi thề của chính thằng nhỏ lả tả rơi.
Ủa sao tôi thấy buồn thấy đầy dự cảm bâng quơ? Ủa sao tôi không thấy hành động của thằng nhỏ tuyệt vọng như đã từng, khi nhìn theo bóng ông cậu mình lúi húi chống gậy đi trong chiều muộn?
1 nhận xét:
cảm ơn tác giả
máy lạnh âm trần daikin
may lanh am tran ong gio daikin
may lanh am tran ong gio daikin 1.5ngua
may lanh am tran cassette daikin inverter 3 ngua
may lanh am tran cassette daikin không inverter 1.5 ngua
may lanh daikin
may lanh panasonic cong nghệ nhật
may lanh LG cong nghe han quoc
Đăng nhận xét