Thứ Tư, 26 tháng 9, 2012

VỀ HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI ĐÀNG NGOÀI VÀ SỰ NGHIÊM KHẮC CỦA HỌ VỚI TỘI NGOẠI TÌNH

Theo "Tập du ký mới và kỳ thú về Vương Quốc Đàng Ngoài - 1681 - Jean-Baptiste Tavernier", bản dịch của Lê Tư Lành*

Ảnh minh họa không cùng thời với bài viết
Người Đàng Ngoài không thể lấy vợ chồng được nếu cha mẹ không đồng ý và nếu cha mẹ đã chết thì phải có những người thân cận nhất trong gia tộc thừa nhân mới được phép kết hôn. Họ cũng cần phải có sự chấp thuận của quan cai trị hay quan tư pháp của địa phương mới được phép cưới. Và nếu được quan đồng ý thì phải có quà biếu ông ta. Vì những người đó thường đòi dân nghèo quá múc họ có thể nên nhiều đám cưới không thực hiện được, gây thiệt hại lớn cho phúc lợi công cộng.
Nhà vua đang trị vì năm 1639**khi được biết có sự tham nhũng và lộng hành đó bèn ra một sắc lệnh để quy định việc đó và hạn chế quye62nn của các quan cai trị. Vua quy định rằng người con trai nào muốn lấy vợ thì phải trả một món tiền tương xứng với tài sản của người ấy, tức là vào khoảng 2.25%, còn người nào không có hơn 100 ecus thì không phải trả gì cả.
Vì dân chúng, đàn ông cũng như đàn bà rất chăm chỉ lao động, cho nên con gái làm được bao nhiêu thì giữ lấy làm của riêng để khi đi lấy chồng có thể may hai, ba áo dài đẹp, sắm một chuỗi hạt san hô hay hổ phách vàng và nhiều hạt cài vào tóc. Họ để những hạt đó phủ xuống lưng, càng dài bao nhiêu thì họ cho là càng đẹp bấy nhiêu. Chẳng có đám cưới nào lại không ăn uống đến ba ngày, nhiều khi ăn uống đến 9 ngày. Từ sau ngày cưới, chồng gọi vợ là em, vợ gọi chồng là anh. Luật lệ của vương quốc cho phép người đàn ông có thể bỏ vợ lúc nào cũng được., nhiều khi với những lý do rất nhỏ nhặt, nhưng người đàn bà lại không có đặc quyền đó, hay ít ra họ cũng gặp phải nhiều vấn đề khó khăn khi muốn chia tay. Luật lệ đó của người Đàng Ngoài được làm ra để buộc người đàn bà phải giữ phận sự của người vợ và bắt buộc họ bao giờ cũng phải tôn kính chồng họ. Khi người chồng muốn ly dị (gần đây đã ít xảy ra) họ đã làm theo cách sau đây:
Tôi đã ghi trong du ký của tôi rằng tại mấy xứ phương Đông, người ta không dùng tay bốc thịt, mà họ dùng hai cái đũa con to bằng ngón tay út, dài bằng 6 ngón tay cái, sơn son, quang dầu, dùng để gắp thịt, thay thế cho cái dĩa (fourchette). Nếu chồng muốn bỏ vợ thì người ấy lấy một chiếc đũa của mình và một chiếc trong đôi đũa của vợ, bẻ đôi hai chiếc đó ra, mội người cầm lấy một nữa đôi đũa gẫy đó, bỏ vào trong cái túi bằng lụa để giữ lại về sau. Người chống bắt buộc phải trả lại những thứ của cải mà người vợ đã mang về và phải có trách nhiệm giữ lại những con cái chung để nuôi nấng. Nhưng như tôi đã nói, những cuộc ly dị đó ngày nay càng hiếm xảy ra hơn trước.
Vả lại, luật lệ của vương quốc rất nghiêm ngặt đối với tội ngoại tình. Nếu có thề chứng tỏ được rằng một người đàn bà đã phạm tội đó và được người đó thừa nhận thì người ta đem ném người đàn bà đó cho voi giày. Con voi được huấn luyện làm nhiệm vụ tàn ác đó bắt đầu lấy vòi tung người đó lên rồi khi người đó rơi xuống đất, nó lấy chân giày nát cho đến khi người ấy chết.
Khi em tôi ở triều đình Đàng Ngoài, cậu ấy đã chứng kiến sự trừng phạt nghiêm khắc đó đối với một công chúa cung phi đã bị bắt quả tang thông dâm với một vị hoàng tử. Vì rằng câu chuyện khá ly kỳ và bi thảm nên tôi muốn thuật lại ở đây mấy câu. Ở các xứ phương Đông, có một tục lệ rằng khi một vị vua chết đi thì người ta để tất cả những người đàn bà đã từng phục vụ nhà vua khi còn sống tại một khu hẻo lánh ở cuối hoàng cung. Người ta cấp cho mội người 2 cvo6 thị tỳ để hầu hạ. Họ ăn uống một mình và cách biệt như vậy, chẳng nhìn thấy một ai cho đến khi chết. Người ta chẳng biết một vị hoàng thân là em họ nhà vua đã dùng phương tiện gì và mưu mẹo nào mà trước đây đã trông thấy một cung phi của nhà vua đã mất, vốn là bác ruột hoàng tử này, nay hoàng tử muốn gập lại người đó, hoàng tử đã vượt mọi khó khăn và đánh lừa được tất cả lính gác cửa. Hoàng tử dùng một mẹo mà khó ai có thể khám phá ra được.
Trước hết, ta nên biết rằng vương quốc Đàng Ngoài cũng như những vương quốc khác ở châu Á, ở trong cung vua cũng như ở trong phủ các vị vương hầu, thường thường thì nhà bếp ở cách xa nhà ở, thường là cách nhau một cái vườn. Đến giờ ăn cơm. muốn lấy thức ăn từ bếp lên nhà, người ta dùng một cái hòm để thức ăn vào đó và muốn cho thức ăn khỏi nguội, các đĩa thức ăn được đặt trên những then ngang cách nhau độ một ngón tay. Ở dưới then ngang đó có một miếng sắt khác cách đáy hòm độ một gang tay. Khoảng giữa miếng sắt và đáy hòm người ta đốt than để cho thức ăn được nóng. Tôi đã trông thấy ở trong cung điện Versailles những cái hòm tương tự như vậy và cũng dùng vào mục đích giữ nóng thức ăn, chỉ khác là không thể đốt lửa trong đó như cái hòm ở Đàng Ngoài. Mỗi hòm có hai người khiêng. Vị hoàng tử đã khéo léo ẩn núp trong hòm để được đem đến phòng người cung phi mà hoàng tử định gặp và hoàng tử ở đó liền mấy hôm mà không ai hay biết. Hoàng tử liền bị đưa về trước vua và ông bắt hoàng tử phải đeo xiềng vào cổ, vào tay và vào người, sau đó cho người dắt đi suốt trong 5 tháng liền cho để cho dân chúng trông thấy.
Về sau, hoàng tử bị nhốt vào trong một gian ngục hẹp trong bảy năm cho đến khi nhà vua qua đời. Mãi sau khi thái tử lên nối ngôi, ông mới tha tội cho nhưng vẫn bắt đầy ra viễn biên làm lính. Còn người cung phi bị giam vào một phòng nhỏ trên một cái chòi, trong 12 ngày không ai được cho ăn uống gì hết, sau đó người ta cho dỡ mái phòng ra cho ánh nắng gay gắt chiếu vào làm cho người lả đi mà chết. Bị đọa đày tàn bạo như vậy được ba ngày thì người đó chết. Hai người thị tỳ hầu hạ bà ta cũng chẳng được tha, bị mang ra quăng phía trước hoàng cung cho voi giày. Con voi lấy vòi quắp lấy họ, quật xuống đất đến gần tắt thở, nó còn lấy chân xéo nát mình họ. Còn hai người khiêng hòm thì bị phanh thây, không phải như ở châu Âu đem tội nhân buộc vào mỗi con ngựa, mà là trói hai chân hai tay vào bốn chiếc thuyền, cho thuyền cùng chèo đi, người bị xé nát ra. Khi tôi ở vương quốc Bengala, tôi thấy ở thành phố Đaca trên bờ sông Hằng cùng xứ, một người Bà la môn cũng bị trừng phạt bằng hình phạt đó. Người ấy định phản bội và bắt Cha-Estkau là chú ruột của quốc vương Đại Mogol, đem nộp cho xứ Arachan. Chính người Bà la môn đó đã nhiều lần lừa dối Hồi vương Sujah là em của Orengzeb, ông này hiện đang làm vua ở Indoustan**
Chú thích của blog: *Bài viết này là một tư liệu lịch sử hiếm hoi, được trích trong "Tập du ký mới và kỳ thú về Vương Quốc Đàng Ngoài" - xuất bản lần đầu vào năm 1681 - do Jean-Baptiste Tavernier biên soạn. Tập du ký này chủ yếu dựa vào nội dung bản thảo những ghi chép của Daniel Tavernier (em trai của JB Tavernier) trong dịp ông ta đến Kẻ Chợ (Đàng Ngoài) với tư cách là viên sĩ quan phụ trách về kế toán , hành chính trên tàu buôn của công ty Đông Ấn Hà Lan trong khoảng thời gian từ 1639-1645. Chúng ta được biết chiếc tàu buôn của công ty Đông Ấn Hà Lan đầu tiên đến kẻ chợ vào năm 1637, dưới thời vua Lê Thần Tông - Trịnh Tráng. Cách hành văn của thời đó rất lủng củng khác nhiều so với ngày nay, câu thì dài, lập đi lặp lại, chấm câu không được mạch lạc, một số từ tác giả dùng cũng không đúng với sự vật muốn nói ... điều này khiến các người đọc Việt Nam ngày nay rất khó lĩnh hội.
** Ấn Độ

3 nhận xét:

Unknown nói...

Chà, em chưa có quyển này.
Em mới có "Một chuyến du hành đến xứ Nam Hà (1792-1793)" của J.Barrow và quyển "Một chuyến du hành đến Đàng Ngoài năm 1688" của William Dampier đều do Tử Văn Book thựcc hiện.
Em rất thích thể loại sách này vì có nhiều tư liệu quá sức quí cho công việc của em bây giờ. Cám ơn thầy đã chia sẻ ạ.

Unknown nói...

À quên mất, em xin phép đăng lại bài này vào www.lophocviuve.com

http://vuisongmoingay.blogspot.com/ nói...

những bài viết kiểu này giúp cho mình cảm thấy yêu quê hương hơn, cảm ơn Phan Huy đã quan tâm ...