by Linh H.
Vo on Tuesday, March 6, 2012 at 10:39pm (facebook)
Nhiều bạn sinh viên nhầm lẫn giữa khái niệm về độ lọc
cầu thận và độ thanh thải thận. Trong bài viết này, chúng ta sẽ làm rõ hơn các
khái niệm này.
Độ lọc cầu thận (GFR: Glomerular filtration
rate)
Độ lọc cầu thận được định nghĩa là lượng huyết tương được lọc
qua cầu thận trong một đơn vị thời gian.
Mỗi ngày có khoảng 180 lít huyết tương được lọc qua cầu thận
hay độ lọc cầu thận (GFR) là 180 lít/24 giờ # 125 ml/phút.
GFR phản ánh chức năng lọc của thận và được sử dụng để phân
độ bệnh thận mạn (CKD: chronic kidney disease)
Độ thanh thải thận (Renal clearance)
Nếu chúng ta áp dụng cái “lọc” này cho toàn bộ thận (thay vì
chỉ cầu thận) thì chúng ta có khái niệm độ thanh thải thận.
Độ thanh thải thận của một chất được định nghĩa là thể tích
huyết tương chứa chất đó được thận (không phải cầu thận!) loại bỏ (hết chất đó)
trong một đơn vị thời gian.
Các yếu tố làm độ lọc cầu thận khác với độ thanh thải thận
Một chất từ huyết tương đi qua thận (đi qua toàn bộ nephron)
có thể trải qua 4 quá trình sau:
- filtration:
chất đó được lọc qua cầu thận
- reabsorption:
chất đó được tái hấp thu tại ống thận
- secretion: chất đó các tế bào ống
thận tiết thẳng vào ống thận mà không qua quá trình lọc ở cầu thận
- metabolism: chất đó được chuyển
hóa trong lòng ống thận
- excretion: từ ống thận chất đó
theo nước tiểu ra khỏi cơ thể
Do các quá trình reabsortion, secretion và metabolism nên khối
lượng một chất được lọc qua cầu thận có thể khác với lượng chất đó theo nước tiểu
thải ra khỏi thận. Đây là các yếu tố làm cho độ lọc cầu thận của một chất khác
với độ thanh thải thận của chất đó.
Như vậy nếu có một chất nào đó trong huyết tương có các tính
chất:
- Được
lọc qua cầu thận
- Không
được bài tiết ra bởi ống thận
- Không
bị hấp thu bởi ống thận
-
(Không bị chuyển hóa hay dự trữ tại thận
-
Không gây độc cho thận
- Dễ
đo nồng độ chất đó trong huyết tương và nước tiểu)
Khi đó:
- lượng
chất đó được lọc qua cầu thận trong một đơn vị thời gian sẽ bằng với lượng chất
đó trong nước tiểu thải ra ngoài trong một đơn vị thời gian.
- nói
cách khác, độ thanh thải thận của chất đó chính độ lọc cầu thận.
Chất (thường được sử dụng) đó là inulin
Như vậy:
Độ thanh thải thận của inulin = GFR
Công thức Clearance (inulin) = U x V/P
Người ta tính độ thanh thải của inulin bằng công thức: Độ
thanh thải của inulin = U x V/P
U: nồng độ inulin trong nước tiểu
V: thể tích nước tiểu thu được trong một đơn vị thời gian
P: nồng độ inulin trong huyết tương ( người ta truyền inulin
vào đường tĩnh mạch và giữ nồng độ inulin trong huyết tương hằng định trong thời
gian đo)
Công thức này được thiết lập dựa vào định luật bảo tồn khối
lượng:
Lượng inulin được lọc qua cầu thận = lương inulin được thận
thải ra khỏi huyết tương trong một đơn vị thời gian = lượng inulin đo được
trong nước tiểu trong một đơn vị thời gian
Nồng độ inulin trong huyết tương (P) x thể tích huyết tương
được thận lọc sạch inulin trong một đơn vị thời gian = nồng độ inulin trong nước
tiểu (U) x thể tích nước tiểu chứa inulin trong một đơn vị thời gian (V)
Bằng cách hoán vị, chúng ta có:
Thể tích huyết tương được lọc sạch inulin trong một đơn vị
thời gian = độ thanh thải inulin của thận = U x V/P
Cách đo độ thanh thải của inulin phức tạp và tốn nhiều thời
gian nên trên lâm sàng người ta dùng phương pháp khác để ước lượng GFR.
Độ thanh thải thận của creatinine
Creatinine là một sản phẩm do quá trình phân đoạn của
creatine từ cơ. Cretinine được dùng trên lâm sàng để ước lượng GFR bằng cách
tính độ thanh thải thận của creatinine.
Creatinine được sử dụng vì nó có sẵn trong huyết tương, có nồng
độ tương đối ổn định trong huyết tương và dễ đo.
Để đo độ thanh thải của creatinine được chính xác, chúng ta
cần phải thu nhập nước tiểu trong một khoảng thời gian (12-24 giờ).
Tuy nhiên, sử dụng creatinine để tính độ thanh thải rồi ước
lượng GFR cũng có những nhược điểm sau:
-
creatinine được bài tiết tại ống thận
- kỹ
thuật đo nồng độ creatinine huyết tương thường cho nhiều sai số
- sự sản
xuất creatinine không hoàn toàn hằng định (nên nồng độ huyết tương cũng không hằng
định). Thí dụ: vận động thể lực nặng sẽ làm tăng nồng độ creatinine huyết
tương.
Trên lâm sàng, người ta hay sử dụng phương trình
Cockgroff-Gault để ước lượng độ thanh thải của creatinine với nồng độ
creatinine huyết tương tại một thời điểm . Với độ thanh thải ước lượng này, người
ta lại ước lượng GFR.
Sự liên hệ giữa nồng độ creatinine huyết tương và GFR không
phải là quan hệ tuyến tính (linear), mà là quan hệ lũy thừa (exponential).
Trong đó, nồng độ creatinine huyết tương không bất thường cho đến khi GFR giảm
còn một nửa giá trị bình thường. Do đó, khi nồng độ creatinine trong huyết
tương bình thường, chúng ta không kết luận là bệnh nhân không bị suy thận.
Một cách khác để ước lượng GFR là dùng MDRD study equation
(MDRD: Modification of Diet in Renal Disease). Công thức này cũng tính eGFR dựa
vào giới tính, tuổi, nồng độ creatinine huyết tương và màu da (da đen). Đây là
công thức được sử dụng bởi hầu hết các phòng thí nghiệm. (Tham khảo:
www.renal.org/whatwedo/InformationResources/CKDeGUIDE/AbouteGFR.aspx)
Tóm tắt
Độ lọc cầu thận mô tả lượng huyết tương qua cầu thận trong một
đơn vị thời gian
Độ thanh thải thận đề cập đến khả năng của thận loại bỏ
một chất ra khỏi huyết tương trong một đơn vị thời gian.
Độ thanh thải của một chất có thể khác với độ lọc cầu thận
vì chất đó có thể được bài hấp thu, bài tiết hoặc chuyển hóa tại ống thận.
Độ thanh thải của inulin bằng độ lọc cầu thận vì inulin được
lọc qua cầu thận nhưng không bị hấp thu hay bài tiết tại ống thận
Độ thanh thải của creatinine được dùng trên lâm sàng để ước
lượng độ lọc cầu thận.
3 nhận xét:
Thầy ơi, vậy em hiểu tóm lại thế này có đúng ko ạ:
1. Đo creatinine huyết tương => độ thanh thải creatinine (công thức corkroft-gault)=> Clcr =ước lượng GFR. Tuy nhiên hiện nay công thức MDRD đc dùng phổ biến hơn để tính trực tiếp từ creatinine huyết tương --> GFR
2. Khi GFR giảm xuống khoảng 60ml/phut (bệnh thận lâm sàng) thì creatinine huyết tương mới bắt đầu tăng : có thể chuẩn đoán sớm tổn thương thận (giai đoạn tiền suy thận - khi GFR/ClCr chưa thay đổi) dựa vào sự xuất hiện vi đạm niệu?
3. Khi bn béo phì, phù, lớn tuổi ... Thì công thức CG ko còn chính xác nữa?
Em cám ơn thầy rất nhiều vì kiến thức bổ ích. :)
Trang có thể Tham khảo: www.renal.org/whatwedo/InformationResources/CKDeGUIDE/AbouteGFR.aspx
Dạ em cám ơn thầy nhiều ạ!! :)
Đăng nhận xét