Mã Bảo Sơn
Trên núi có trúc,
trúc là trúc tía. Dưới núi có am, am là am ni cô.
Trong am ni cô có hai
ni cô, ni cô già năm mươi tuổi là sư phụ, ni cô trẻ mười sáu tuổi là đệ tử. Hai
thầy trò ngày nào cũng làm bài tụng kinh và tiếp nhận đồ lễ của vài khách hành
hương. Họ sống những ngày dài trong tiếng chuông buổi sớm và tiếng mõ ban chiều.
Trước am là một dòng
sông, bên bờ sông có một mái nhà tranh, trước nhà tranh là một vạt ruộng vườn mới
vỡ hoang. Một cặp vợ chồng trẻ, mủa xuân gieo cấy, mùa thu gặt hái trên thưả ruộng
mảnh vườn. Ngày tháng cứ vui vẽ trôi đi trong tiếng nói tiếng cười của đôi vợ
chồng.
Ở nơi vắng vẻ nến
sáng lửa xanh, ni cô trẻ làm bài thường bị tiếng nói cười vui vẻ bay trên cánh
đồng gây xáo trộn tâm tư. Cô thầm nghĩ, cuộc sống chồng cày ruộng, vợ dệt cửi
thật là hạnh phúc.
Ni cô trẻ thường ra
sông kiếm nước, nên hay gập đôi vợ chồng trẻ cày cấy ở ruộng. Lâu dần họ quen
nhau, ngày mưa ngày gió, anh nông dân trẻ còn giúp ni cô gánh nước lên chùa. Một
hôm, ni cô trẻ lại ra bờ sông kiếm nước, đôi vợ chồng trẻ cũng đang nghỉ giải
lao ở bờ sông. Thế là có một cuộc nói chuyện thú vị.
Anh nông dân hỏi:
- Hàng ngày chú tiểu
làm gì trong chùa?
Ni cô đáp:
Làm bài, tu đạo, cầu
kiếp sau ...
Anh nông dân lại hỏi:
- Cầu nhân duyên mỹ
mãn phải không?
Ni cô lại trả lời:
-Người tu hành thanh
tâm, ít ham muốn.
- Cầu quan to lộc đầy
phải không?
-Tăng ni kiêng cấm,
danh lợi mờ nhạt.
- Vậy thì cầu vinh
hoa phú quý chăng?
- Cưả Phật coi trọng
yên tĩnh thanh thản...
Anh nông dân cả cười:
- Phải chăng chú tiểu
còn cầu mong kiếp sau lại được làm chú tiểu?
Trong mắt ni cô trẻ
càng mơ màng, mờ mịt. Cô nhìn am ni cô vắng vẻ dưới núi, thở dài thầm nghĩ :
"Mình tu tâm dưỡng tính, nếu kiếp sau còn làm chú tiểu thì hôm nay còn cần
cầu gì nữa?"
Ni cô trẻ khe khẽ lau
giọt lệ trong vắt trên hai má, gánh nước về am. Trên bờ sông, cuộc đối thoại của
hai vợ chồng vẫn còn tiếp tục, chỉ có điều tăng mùi vị trêu ghẹo.
Anh hỏi vợ:
- Nếu có kiếp sau thật,
em cầu gì?
Chị đáp:
- Anh đoán xem ...
- Cầu quan to lộc đầy
phải không?
Chị lắc đầu.
- Vậy thì cầu vinh
hoa phú quý chứ?
Chị vừa lắc đầu vừa
xua tay. Anh "ồ" một tiếng:
- Anh hiểu rồi, chắc
chắn là em cầu kiếp sau làm một ni cô trẻ thanh tịnh ...
Chị giơ nắm tay nhỏ đấm
lên ngực anh, nói:
- Bậy nào, bậy nào,
anh bậy quá ...
Anh chộp luôn tay chị,
hỏi dồn:
- Vậy rốt cuộc em cầu
gì nào?
Chị đỏ ửng mặt, đáp:
- Không cần quan to,
chẳng cần giàu sang, chỉ cầu kiếp sau nhân duyên tốt lành, chỉ cầu kiếp sau lại
làm vợ anh!
Cuộc đối thoại trên bờ
sông và cuộc vui đùa của đôi vợ chồng bên bờ sông đã làm xao động trái tim xuân
của ni cô trẻ, tới mức cô cứ bần thần háo hức, không còn lòng dạ nào ngồi yên
làm bài, không còn chăm chỉ tu đạo. Ni cô già nhận thấy học trò của mình đã hết
duyên nơi cửa Phật, liền đưa cô ra khỏi am.
Ni cô trẻ bơ vơ không
nơi nương tựa, tạm dừng chân trong gia đình anh nông dân nhà tranh vách nứa bên
sông.
Ni cô trẻ không còn
là ni cô nữa, vợ chồng anh nông dân liền gọi cô là Tiểu Nê.
Cùng vợ chồng anh
nông dân trẻ, Tiểu Nê mặt trời mọc ra đồng, mặt trời lặn về nghỉ, cơm nhạt, trà
thô của nhà nông khiến Tiểu Nê càng khỏe càng đẹp ra, mái tóc xanh mượt mà dần
dần mọc trên đầu khiến cô trở thành một người thật xinh đẹp.
Người phụ nữ đã hoàn
tục, thì có tính tình của người thường. Người phụ nữ có tính tình của người thường
sẽ dễ dàng tạo ra những chuyện của con người bình thường. Mà chuyện của con người
ta thì cứ na ná như nhau. Câu chuyện và chi tiết tầm thường đến mức không chịu
nổi, xin miễn kể ra tỉ mỉ ở đây. Tóm lại như thế này: Có một hôm, ông mặt trời
tỏa nắng rực rỡ xuống trái đất, con chi trên cây cũng hót líu lo vui tai. Chị
chủ nhà đi chợ mua muối về, vừa bước vào trong ngôi nhà tranh đã kêu giãy nảy
lên một tiếng, tiếp theo là tiếng khóc kéo dài. Tiếng khóc cứ bám riết lấy bước
chân của người đàn bà như đang nổi cơn điên, loạng chà loạng choạng chạy ra bờ
sông. Chị định nhảy xuống sông thì nước sông lại cạn. Chị lảo đà lảo đảo leo
lên vách núi định nhảy xuống, song vách núi không cao, Sau đó, chị bỏ chạy vào
am ni cô dưới chân núi.
Ở nơi vắng vẻ nến
sáng lửa xanh, ni cô già sống những ngày hết sức tĩnh mịch, rất muốn biết người
đàn bà đang đứng trước mặt mình có hy vọng gì đối với kiếp này và kiếp sau:
- Xin hỏi nữ thí chủ,
chịu ở tạm thời hay ở lâu dài trong am nhỏ này?
Chị đáp:
- Ở lâu dài, xin thầy
thu nhận con làm đệ tử, thưa thầy!
Ni cô gài lại hỏi:
- Chị vào cửa Phật cầu
quan to lộc đầy phải không?
Chị lắc đầu. Ni cô
già lại hỏi:"Cầu vinh hoa phú quý chứ?" Chị vẫn lắc đầu.
- Vậy cầu kiếp sau có
được nhân duyên mỹ mãn chăng?"
Lời ni cô già chưa dứt,
thì nước mắt đau đớn của chị đã tuôn trào ...
Trên núi có trúc,
trúc là trúc tía. Dưới núi có am, am là am ni cô. Trong am có hai ni cô, một ni
cô già một ni cô trẻ mới đến, ngày nào họ cũng làm bài, tụng kinh, cầu kiếp sau
...
13 nhận xét:
Thưa thầy, vậy ta nên sống thoát tục, tu tịnh hay nên sống với những thèm muốn, nợ duyên, sân si "bình thường" ấy ạ?!
thoát tục thì quá khó, ngay cả những người đi tu trong chùa không phải ai cũng có thể trở thành Phật được, còn sống với những thèm muốn, nợ duyên, sân si "bình thường" thì thế nào cũng đau khổ và cuối cùng chỉ muốn vô ... Am. Theo thầy nên tu tâm dưỡng tánh, không ham muốn thái quá,cố tập sống vì người khác nhiều hơn 1 tí sẽ tốt hơn, vì đã vì người khác thì chả còn sợ mất mát nữa
trên đời ko có bậc sống nào là toàn vẹn, bậc sống nào cũng có điều trái ý và vừa ý, có điều khiến ta thỏa mãn và ko thỏa mãn. Trong cùng 1 hoàn cảnh thì có người thấy sướng, có người thấy khổ, nên sướng hay khổ là do mỗi con người nhìn như thế nào, ko có định nghĩa chung được, giống như có người thích chơi ở khu sinh thái, có người lại thích chơi ở khu nhân tạo. Vậy thì sao? Luôn trân trọng những thứ mình đang có đi, thì sẽ biết sống thế nào. Ni cô trẻ 16 tuổi đứng núi này trông núi nọ, rồi sau lần đó phải mang 1 nỗi đau tội lỗi suốt đời. 2 vợ chồng người nông dân thì ko biết nhìn những chuyện có thể xảy ra khi lửa gần rơm. Đâu phải tự nhiên cuộc đời ép uổng họ ra như thế.
Luôn trân trọng những thứ mình đang có, rất đúng! và cũng nên sống vì những người chung quanh ta nhiều hơn 1 tí nữa chứ ...
dạ, những người xung quanh mình cũng là thứ mình đang có mà thầy. chứ sống giữa chốn chen chúc mà ko thương ai cũng ko ai thương, còn thảm hơn là Rô bin xơn Cru xô ấy chứ.
à, vậy thì lại còn 1 chỗ ko rõ nữa là "cái mình đang có" với cái nhìn của mỗi người lại khác nhau nữa cơ. Ôi, thế thì xem ra còn lòng vòng lâu mới tới được đỉnh chân lý. hehe
(cô/chị/bạn) Hồng Ân nói hay quá. đúng là không phải ai cũng biết cái gì của mình là đang được có. trong đời có lẽ ai cũng mắc lỗi này.không biết đỉnh chân lý nó như thế nào ha?
Hay , ở nghệ thuật viết và tạo tình huống ...nội dung thì cũ nhưng đọc vẫn thấy xúc động... đặc biệt là phụ nữ đọc thì thấy đau lòng...ai biểu nhẹ dạ.
Em thường thấy nghệ thuật viết và tạo hình như vậy trong truyện ngắn của Trung Quốc.Cái đó gọi là thâm ...thúy pk thầy ?
bác ơi không có chế độ like comment hả bác?
rất thâm thuý, hay ở chỗ tác giả viết cực ngắn phải kh? hoài ngọc
không có chế độ like Nặc danh
Chúng ta đang sống trong thế kỷ 21, thời đại mà sự chinh phục của con người đối với thế giới tự nhiên có thể xem như đã đạt gần đến đỉnh điểm. Con người khai phá không thương tiếc mọi thứ trên trái đất để thỏa mãn nhu cầu ngày càng tăng của mình. Chúng ta càng ngày càng bị trói buộc bởi những thứ do chính chúng ta tạo ra trong ảo tưởng, như các tiện nghi vật chất, các mục tiêu danh vọng . . . Những lượng thông tin, quảng cáo thổi phồng hay bóp méo sự thật đã ồ ạt cuốn chúng ta đi như những cơn sóng biển, và mỗi người chúng ta đều bị chìm đắm trong biển thông tin này. Bị xô đẩy bởi hết con sóng này đến con sóng khác, chúng ta trở nên hoang mang sợ hãi một cách vô lý, sợ thiếu thốn vật chất, sợ không thể ngang bằng với mọi người, sợ không thể bắt kịp thời đại . . .
Con người trong xã hội hiện đại phần lớn không tìm thấy sự an lạc của nội tâm. Rõ ràng không phải do chúng ta muốn như thế mà chính sức mạnh của những cơn sóng đó đã thúc đẩy chúng ta hành động.
Do áp lực cạnh tranh, chúng ta đã đánh mất sự an lạc nội tâm. Chúng ta muốn được làm việc không ngơi nghỉ để an ủi bản thân mà không hề hay biết đang rơi vào vòng xoay đầy ác nghiệt không lối thoát. Càng ngày chúng ta càng xa rời hạnh phúc chân chính, thậm chí đã không thể sống được một cuộc sống thật sự cho mình.
Nếu chúng ta có quyết tâm chống lại xu hướng tạp niệm do thời thế tạo nên, chúng ta vẫn có hy vọng đến được bến bờ của bình yên. Điều đáng sợ là rất nhiều người trong chúng ta không hề nhận thức được điều này. Tâm hồn của chúng ta đã bị các xu hướng lệch lạc của thời đại làm cho u mê, yếu đuối, không còn tìm được con đường đúng đắn và chúng ta lầm tưởng rằng các ràng buộc hết sức vô lý đó lại chính là sự tự do.
Làm sao để thoát khỏi cơn mê? Làm sao để thoát khỏi những con sóng tạp niệm đang nhận chìm chúng ta?
Hãy chọn cách sống giản đơn, tự tại và chân thực. Mọi sự chỉ có thể khởi đầu từ nội tâm thanh thản của chính mình.
Hãy buông bỏ những tạp niệm, những ảo vọng do các xu hướng cuả thời đại đã cài đặt vào mỗi chúng ta khiến chúng ta đã trở thành nô lệ của chúng.
Con cảm ơn thầy.
Đăng nhận xét