Thứ Hai, 2 tháng 7, 2012

LỜI KHUYÊN NHỮNG NGƯỜI NẮM GIỮ CÁN CÂN PHÁP LUẬT


Trong bất cứ xã hội nào, mọi người đều phải tuân thủ một số kỷ luật nào đó. Những ai phạm luật hoặc có hành vi nguy hại đều phải bị trừng trị và người ta sẽ khuyến khích những ai có hành vi đúng đắn. Muốn cho tổ chức ấy vận hành một cách tốt đẹpthì phải dựa vào luật phápvà những người áp dụng luật pháp. Nhưng nếu những người áp dụng và bảo vệ luật pháp lại không liêm khiết thì cả hệ thống sẽ trở thành bất công. Phải chăng đấy chính là tình trạng thường thấy tại một số quốc gia, khi mà những kẻ giàu có và thế lực chẳng bao giờ bị truy tố hoặc luôn thắng kiện một cách dễ dàng, trong khi những người nghèo khổ lại phải chịu những bản án hết sức bất công và nặng nề? Nói chung thì Châu Âu đã cho thấy một tấm gương khá tốt về lãnh vực này. Riêng tại các nước Châu Á thì vấn đề tiền bạc thường là yếu tôđịnh đoạt một kẻ nào đó có phạm pháp hay không. Thật đáng buồn!
Mới hôm qua đây, có một người nói với tôi rằng tại Hoa Kỳ, các vị quan tòa hoặc là kết án thẳng thừng việc phá thai hoặc không kết án, mà không có một sự đắn đo nào cả. Tuy nhiên, phá thai vì những lý do nghiêm trọng - chẳng hạn người mẹ có nguy cơ tử vong và phải chọn lực giữ sự sống của mình và của đứa bé - hoặc sự ra đời của đứa bé sẽ không cho phép họ đi nghỉ hè hay là họ sẽ không đủ tiền để mua bàn tủ mới, trong hai trường hợp như thế thì nhất định là phải có sự phân biệt rõ rệt. Tuy vậy, nếu theo quan điểm của các vị quan tòa ấy thì hẳn là không có gì khác. Chủ đề này cần được nghiên cứu tỉ mỉ để xác định một cách chính xác thừng trường hợp để đưa ra phán quyết: trường hợp nào việc phá thai cần cấm đoán và trường hợp nào thì cho phép.
Gần đây, khi tôi ở Argentina, có một vị thẩm phán hỏi tôi nghĩ gì về án tử hình như là một phương tiện để tái lập luật pháp. Theo quan điểm của tôi thì án tử hìnhkhông thể chấp nhận được vì nhiều lý do, và tôi mong mỏi một cách thành thật rằng một ngày nào đó án tử hình sẽ được bãi bỏ trên toàn thế giới. Nhất định đó là một hành vi cực kỳ nghiêm trọng không cho phép kẻ bị kết án còn một dịp may nào khác để chuộc tội. Một kẻ phạm pháp cũng là một con người, tùy theo hoàn cảnh mà họ cũng có thể trở thành thật tốt cũng chẳng khác gì trường hợp của các bạn và của tôi đây, chúnbg ta cũng có thể rơi vào những hoàn cảnh khiến chúng ta trở nên tồi tệ nhất. Hãy cho họ một cơ hội. Chớ nên bao giờ xem họ là những người nguy hiễm vĩnh viễn để phải loại bỏ bất cứ giá nào.
Khi thân xác ta ốm đau, ta đâu có hủy diệt nó mà lại cố gắng tìm cách chữ trị cho nó. Vậy thì tại sai ta phải hủy diệt những thành phần ốm đau của xã hội. thay vì nên chăm sóc cho những thành phần ấy?
Sau đó, đến lượt tôi hỏi lại vị thẩm phán ấy: " Hãy lấy một thí dụ có 2 người đàn ông phạm vào hai tội ác giống nhau và cả 2 đều bị kết án chung thân như nhau. Nhưng một người thì độc thân, một người thì đông con và con cái chỉ biết trông cậy vào người này vì vợ hắn đã chết. Nếu ngài bỏ tù người này thì lấy ai nuôi những đứa trẻ, Ngài tính sao?"
Vị thẩm phán trả lời rằng, theo đúng luật thì cả hai đều phải chịu hình phạt như nhau. Xã hội có trách nhiệm đứng ra giáo dục cho đám trẻ.
Tôi không thể phủ nhận là trên phương diện tội phạm, tất nhiên là cả 2 người phải gánh chịu cùng một hình phạt nhưng xét từng hoàn cảnh thì khi đem ra áp dụng lại có một sự khác biệt rất lớn. Người ta trừng phạt người cha nhưng đồng thời cũng trừng phạt cả những đứa trẻ một cách tàn nhẫn dù rằng chúng chẳng làm gì nên tội. Vị thẩm phán trả lời tôi là luật pháp chưa dự trù câu trả lời cho vần đề này.
Đôi khi những người cầm cán cân luật pháp cũng cần tư vấn chính lương tâm của mình trước mọi vấn đề.
Đức Đạt Lai Lạt Ma (Những lời khuyên tâm huyết)

Không có nhận xét nào: