by Linh H. Vo on Monday, May 24, 2010
at 6:22pm (facebook)
Mỗi bệnh nhân thật sự là một
con người với đầy đủ
các mối quan hệ xã hội. Trong đời
sống xã hội, họ có mối
quan hệ gia đình, công việc, đồng nghiệp…
Khi con ng ười toàn diện với đầy đủ các mối quan hệ xã hội này có vấn đề sức khỏe, họ tìm đến bác sĩ. Bác sĩ gọi họ là bệnh nhân. Khi đó điều bác sĩ quan tâm ở bệnh nhân là vấn đề sức khỏe và đôi khi “quên” những vấn đề xã hội còn lại của bệnh nhân. Thật vậy, đối với bệnh nhân, bác sĩ thường chỉ quan tâm đến một mối quan hệ duy nhất là quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân vì đó là công việc chính yếu của bác sĩ. Nhưng công việc chính của bệnh nhân không phải là suốt ngày đi gặp bác sĩ để được khám bệnh! Công việc chính của họ là những mối quan hệ xã hội trong cuộc sống bên ngoài bệnh viện. Họ đến bệnh viện chỉ vì, chỉ khi sức khỏe họ có vấn đề.
Do đó, n ếu chúng ta chỉ nhìn một bệnh nhân dưới góc độ bệnh tật cần quan tâm, đó là một cái nhìn rất phiến diện, thu hẹp, đơn giản hóa. Chăm sóc sức khỏe một người bệnh không có nghĩa đơn thuần là cứu sống họ mà còn phải là tối ưu hóa chất lượng cuộc sống của họ và đưa họ về với cuộc sống xã hội bình thường của họ trước đây ở mức độ cao nhất có thể được.
Đi ều kiện kinh tế xã hội của đất nước ta còn khó khăn nên việc chăm sóc bệnh nhân một cách toàn diện như thế luôn là một thách thức lớn cho hệ thống y tế cũng như bản thân mỗi bác sĩ.
M ột thí dụ đơn giản. Chúng ta đã chữa trị rất nhiều bệnh nhân tự tử (ví dụ thuốc trừ sâu, thuốc ngủ). Khi họ ổn định về mặt thể chất, chúng ta cho họ xuất viện. Chúng ta không biết nguyên nhân khiến họ tự tử, không biết nguy cơ họ sẽ tự tử lần nữa, không biết sang chấn tinh thần mãi mãi ảnh hưởng lên cuộc sống của họ như thế nào… Có bác sĩ còn mắng thẳng vào bệnh nhân vì đã “lỡ dại” tự tử… Đó là hoàn cảnh trong nước chúng ta.
Ở những đất nước phát triển (thí dụ như Úc, Mỹ), họ có ngân sách y tế dồi dào, bệnh nhân được chăm sóc toàn diện hơn. Tất cả bệnh nhân tự tử đều được tiếp xúc với bác sĩ tâm thần (Psychiatrist) sau khi được đánh giá ổn định về thể chất (clear from medical point of view). Bác sĩ tâm thần sẽ đánh giá xem bệnh nhân có nguy cơ tự tự khi xuất viện hay không. Khi bác sĩ tâm thần kết luận là nguy cơ tái tự tự rất thấp thì bác sĩ điều trị mới ký giấy cho ra viện. Bệnh nhân xuất viện nhưng sẽ được theo dõi về mặt tâm lý định kỳ. Cách tiếp cận này dựa trên quan niệm đúng đắn về bệnh trầm cảm như là nguy nhân trực tiếp của hành động tự tử. Đối với họ, trầm cảm là một bệnh như mọi bệnh khác. Bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm tự tử vì họ bị bệnh! Do đó, họ cần được chăm sóc và giúp đỡ về mặt thể chất, tinh thần và xã hội.
H ệ thống y tế trong nước của chúng ta không đủ khả năng thực hiện được những việc như vậy trên diện rộng. Điều quan trọng là mỗi bác sĩ khi nhìn vào vấn đề sức khỏe của bệnh nhân thì cũng nên nhìn vào những mối quan hệ xã hội của họ để có một cái nhìn toàn diện đúng đắn về bệnh nhân. Điều này không những quan trọng cho những quyết định mang tính y khoa, mà còn giúp ích cho vấn đề giao tiếp, thảo luận, tham vấn giữa bác sĩ và bệnh nhân cũng như gia đình họ.
B ệnh nhân sẽ trở về với cuộc sống xã hội ngay khi họ bước chân ra khỏi cổng bệnh viện. Họ sẽ trở lại với vị trí xã hội của họ. Họ không còn là “bệnh nhân” theo cái nhìn “phiến diện, thu hẹp, đơn giản hóa” qua lăng kính của mối quan hệ “thầy thuốc – bệnh nhân” trong bệnh viện. Có khi họ rất “quyền lực”, “thế lực” và rất khác…
Khi con ng ười toàn diện với đầy đủ các mối quan hệ xã hội này có vấn đề sức khỏe, họ tìm đến bác sĩ. Bác sĩ gọi họ là bệnh nhân. Khi đó điều bác sĩ quan tâm ở bệnh nhân là vấn đề sức khỏe và đôi khi “quên” những vấn đề xã hội còn lại của bệnh nhân. Thật vậy, đối với bệnh nhân, bác sĩ thường chỉ quan tâm đến một mối quan hệ duy nhất là quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân vì đó là công việc chính yếu của bác sĩ. Nhưng công việc chính của bệnh nhân không phải là suốt ngày đi gặp bác sĩ để được khám bệnh! Công việc chính của họ là những mối quan hệ xã hội trong cuộc sống bên ngoài bệnh viện. Họ đến bệnh viện chỉ vì, chỉ khi sức khỏe họ có vấn đề.
Do đó, n ếu chúng ta chỉ nhìn một bệnh nhân dưới góc độ bệnh tật cần quan tâm, đó là một cái nhìn rất phiến diện, thu hẹp, đơn giản hóa. Chăm sóc sức khỏe một người bệnh không có nghĩa đơn thuần là cứu sống họ mà còn phải là tối ưu hóa chất lượng cuộc sống của họ và đưa họ về với cuộc sống xã hội bình thường của họ trước đây ở mức độ cao nhất có thể được.
Đi ều kiện kinh tế xã hội của đất nước ta còn khó khăn nên việc chăm sóc bệnh nhân một cách toàn diện như thế luôn là một thách thức lớn cho hệ thống y tế cũng như bản thân mỗi bác sĩ.
M ột thí dụ đơn giản. Chúng ta đã chữa trị rất nhiều bệnh nhân tự tử (ví dụ thuốc trừ sâu, thuốc ngủ). Khi họ ổn định về mặt thể chất, chúng ta cho họ xuất viện. Chúng ta không biết nguyên nhân khiến họ tự tử, không biết nguy cơ họ sẽ tự tử lần nữa, không biết sang chấn tinh thần mãi mãi ảnh hưởng lên cuộc sống của họ như thế nào… Có bác sĩ còn mắng thẳng vào bệnh nhân vì đã “lỡ dại” tự tử… Đó là hoàn cảnh trong nước chúng ta.
Ở những đất nước phát triển (thí dụ như Úc, Mỹ), họ có ngân sách y tế dồi dào, bệnh nhân được chăm sóc toàn diện hơn. Tất cả bệnh nhân tự tử đều được tiếp xúc với bác sĩ tâm thần (Psychiatrist) sau khi được đánh giá ổn định về thể chất (clear from medical point of view). Bác sĩ tâm thần sẽ đánh giá xem bệnh nhân có nguy cơ tự tự khi xuất viện hay không. Khi bác sĩ tâm thần kết luận là nguy cơ tái tự tự rất thấp thì bác sĩ điều trị mới ký giấy cho ra viện. Bệnh nhân xuất viện nhưng sẽ được theo dõi về mặt tâm lý định kỳ. Cách tiếp cận này dựa trên quan niệm đúng đắn về bệnh trầm cảm như là nguy nhân trực tiếp của hành động tự tử. Đối với họ, trầm cảm là một bệnh như mọi bệnh khác. Bệnh nhân mắc bệnh trầm cảm tự tử vì họ bị bệnh! Do đó, họ cần được chăm sóc và giúp đỡ về mặt thể chất, tinh thần và xã hội.
H ệ thống y tế trong nước của chúng ta không đủ khả năng thực hiện được những việc như vậy trên diện rộng. Điều quan trọng là mỗi bác sĩ khi nhìn vào vấn đề sức khỏe của bệnh nhân thì cũng nên nhìn vào những mối quan hệ xã hội của họ để có một cái nhìn toàn diện đúng đắn về bệnh nhân. Điều này không những quan trọng cho những quyết định mang tính y khoa, mà còn giúp ích cho vấn đề giao tiếp, thảo luận, tham vấn giữa bác sĩ và bệnh nhân cũng như gia đình họ.
B ệnh nhân sẽ trở về với cuộc sống xã hội ngay khi họ bước chân ra khỏi cổng bệnh viện. Họ sẽ trở lại với vị trí xã hội của họ. Họ không còn là “bệnh nhân” theo cái nhìn “phiến diện, thu hẹp, đơn giản hóa” qua lăng kính của mối quan hệ “thầy thuốc – bệnh nhân” trong bệnh viện. Có khi họ rất “quyền lực”, “thế lực” và rất khác…
1 nhận xét:
em cảm ơn thầy
Đăng nhận xét