BS Phạm Doãn Luyện (blog Tuệ & Giác Ngộ) và tôi, BS Thy Anh, xin chúc các bạn đọc và các khách mời cuả blog một năm mới vui sống mỗi ngày ! |
Chỉ biết đau khổ thôi thì không đủ. Cuộc sống tuy đáng sợ những cũng có cả tuyệt vời ... Làm thế nào tôi có thể mỉm cười khi lòng tôi tràn ngập nỗi buồn? Đó là tự nhiên thôi - Bạn cần phải mỉm cười với nỗi buồn của mình bởi vì bạn đâu phải chỉ là nỗi buồn ấy. Thich Nhat Hanh
Thứ Bảy, 31 tháng 12, 2011
Happy New Year 2012
Thứ Sáu, 30 tháng 12, 2011
Libido
BS. Phạm Doãn Luyện
Les Nymphes et le Satire, tranh của William-Adolphe Bouguereau |
Buổi sáng thức dậy, soi gương vuốt tóc, trang điểm chải chuốt, ăn mặc thật đẹp. Đi đến cơ quan, mỉm cười chào xếp, hối hả công việc, nổ lực cuộc mưu sinh. Và ngày nào cũng thế. Tìm kiếm người phối ngẫu, hoặc suy nghĩ tìm đồng lương nuôi vợ , dưỡng dục đàn con, báo hiếu cha mẹ…đó là những nổ lực giống nhau của tất cả mọi người. Ăn, ngủ, yêu đương, làm tình, sinh con, nuôi con…, tất cả những sinh hoạt đời thường đó, được thúc đẩy bởi bản năng sinh-tồn, tức bản năng đấu tranh cho sự sống và sự tồn tại. Bản năng đó là DỤC. Dục là khát vọng tồn sinh của tất cả sinh vật. Dục giúp cho sinh vật tồn tại. Dục giúp cho sinh vật duy trì giống loài của mình. Dục thể hiện trong tất cả các mặt của đời sống.
Dục, trong phân tâm học, được gọi là LIBIDO.
Libido là một từ do Freud phổ biến và Jung khai triển.
Libido là khát vọng, ham muốn tính dục xuất phát từ bản năng sinh tồn của id (cái ấy) nằm trong vùng vô thức mà bản thân chúng ta thường khó nhân biết được.
Bởi vì là một năng lựơng tâm thần (psychic-energy) xuất phát từ bản năng sinh tồn của vô thức, cho nên Libido có mâu thuẫn với ý thức, mâu thuẫn với xã hội. Sự mâu thuẫn này có thể làm rối loạn nội tâm của một con người hay có thể làm rối loạn cả xã hội.
Libido, trong thế giới động vật, thường dẫn đến động tác giao hợp. Bằng cách này, Libido được thỏa mãn và khao khát sinh tồn của động vật được trấn an. Tuy nhiên, ở sinh vật cao cấp như con người, Libido cũng có thể biến tướng hoặc thăng hoa (sublimation) thành các biểu hiện khác nhau.
Biến tướng: Ví dụ ham thích trang điểm, mê say thơì trang là một biến tướng của libido. Để thỏa mãn dục cần phải có tiền, khát vọng tiền bạc là biến tướng của libido. Để kiếm thật nhiều tiền còn cần phải có nhiều quyền lực, do vậy khát vọng quyền lực trong lãnh vực chính trị, xã hội cũng là biến tướng của libido. Tất cả các phạm trù liên quan đến đời sống sinh vật đều có mối liên hệ với libido.
Thăng hoa: là lúc libido thay đổi hoàn toàn về cách thể hiện của nó. Khi con người phản tỉnh, nhận ra mình là sinh vật hữu hạn, mịt mờ trước thế giới bí ẩn, không thể tồn tại vĩnh hằng, libido chuyển thành khát vọng hiểu biết, khát vọng thâm nhập cái tuyệt đối. Lúc đó nó khiến con người say mê tìm hiểu mọi lãnh vực tri thức, trở thành nhà khoa học, nghệ sĩ, triết gia…Ngay đến khát vọng giải thoát trong tôn giáo cũng là một biểu hiện thăng hoa của libido.
Như y học biết, tế bào cơ thể tiết ra các chất sinh hóa như kích thích tố nam, kích thich tố nữ, các phân hóa tố, các chất trung gian hóa học…,những chất sinh học này tương tác với hệ sinh dục và hệ thần kinh tạo thành xung động libido. Khi cơ thể già đi, kích thích tố giảm, libido cũng giảm theo. Nếu bổ sung kích thích tố, libido tăng trở lại. Với quan điểm này, libido không phải là thực thể tâm lý trừu tượng mà là thực thể tâm lý bắt nguồn từ vật chất, từ tế bào, từ cơ thể con người.
Ta sinh ra từ dục (libido), ta lớn lên suy nghĩ và hành động bởi dục, đời sống ta được định hướng theo dục. Tất cả sinh vật đều bị khống chế bởi dục. Thế giới này tràn ngập bởi dục, định hướng bởi dục, cho nên Phật giáo gọi thế giới này là Cõi dục hay Dục giới.
xem thêm: làm thế nào để không bị động tâm trước người đẹp
Dục, trong phân tâm học, được gọi là LIBIDO.
Libido là một từ do Freud phổ biến và Jung khai triển.
Libido là khát vọng, ham muốn tính dục xuất phát từ bản năng sinh tồn của id (cái ấy) nằm trong vùng vô thức mà bản thân chúng ta thường khó nhân biết được.
Bởi vì là một năng lựơng tâm thần (psychic-energy) xuất phát từ bản năng sinh tồn của vô thức, cho nên Libido có mâu thuẫn với ý thức, mâu thuẫn với xã hội. Sự mâu thuẫn này có thể làm rối loạn nội tâm của một con người hay có thể làm rối loạn cả xã hội.
Libido, trong thế giới động vật, thường dẫn đến động tác giao hợp. Bằng cách này, Libido được thỏa mãn và khao khát sinh tồn của động vật được trấn an. Tuy nhiên, ở sinh vật cao cấp như con người, Libido cũng có thể biến tướng hoặc thăng hoa (sublimation) thành các biểu hiện khác nhau.
Biến tướng: Ví dụ ham thích trang điểm, mê say thơì trang là một biến tướng của libido. Để thỏa mãn dục cần phải có tiền, khát vọng tiền bạc là biến tướng của libido. Để kiếm thật nhiều tiền còn cần phải có nhiều quyền lực, do vậy khát vọng quyền lực trong lãnh vực chính trị, xã hội cũng là biến tướng của libido. Tất cả các phạm trù liên quan đến đời sống sinh vật đều có mối liên hệ với libido.
Thăng hoa: là lúc libido thay đổi hoàn toàn về cách thể hiện của nó. Khi con người phản tỉnh, nhận ra mình là sinh vật hữu hạn, mịt mờ trước thế giới bí ẩn, không thể tồn tại vĩnh hằng, libido chuyển thành khát vọng hiểu biết, khát vọng thâm nhập cái tuyệt đối. Lúc đó nó khiến con người say mê tìm hiểu mọi lãnh vực tri thức, trở thành nhà khoa học, nghệ sĩ, triết gia…Ngay đến khát vọng giải thoát trong tôn giáo cũng là một biểu hiện thăng hoa của libido.
Như y học biết, tế bào cơ thể tiết ra các chất sinh hóa như kích thích tố nam, kích thich tố nữ, các phân hóa tố, các chất trung gian hóa học…,những chất sinh học này tương tác với hệ sinh dục và hệ thần kinh tạo thành xung động libido. Khi cơ thể già đi, kích thích tố giảm, libido cũng giảm theo. Nếu bổ sung kích thích tố, libido tăng trở lại. Với quan điểm này, libido không phải là thực thể tâm lý trừu tượng mà là thực thể tâm lý bắt nguồn từ vật chất, từ tế bào, từ cơ thể con người.
Ta sinh ra từ dục (libido), ta lớn lên suy nghĩ và hành động bởi dục, đời sống ta được định hướng theo dục. Tất cả sinh vật đều bị khống chế bởi dục. Thế giới này tràn ngập bởi dục, định hướng bởi dục, cho nên Phật giáo gọi thế giới này là Cõi dục hay Dục giới.
xem thêm: làm thế nào để không bị động tâm trước người đẹp
Labels:
SỐNG VÀ SUY NGẪM
Thứ Tư, 28 tháng 12, 2011
Ly Giải Cơ Vân - tiếp theo bệnh án“Một trường hợp tiểu đường toan huyết”
Vấn đề ly giải cơ vân (Rhabdomyolysis)
Ly giải cơ vân thường gặp trong cấp cứu khi cơ bắp bị hoại tử. Trường hợp điển hình là “hội chứng vùi lấp” (crush injury syndrome) do Bywaters và Beall tả ở những nạn nhân bị pháo kích ở Luân đôn trong chiến tranh thế giới II, những người này bị nhiều tổn thương bắp thịt và chết trong vòng 1 tuần vì suy thận cấp. Ngày nay ta gặp những bệnh nhân bị ly giải cơ vân do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tổn thương của tế bào cơ làm cho potassium, phosphate, myoglobin, creatin kinase và urate lọt vào trong máu* Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng: Bệnh nhân thường ở trong tình trạng nặng, đau bắp thịt, nước tiểu đen hay đậm như nước trà, men creatin kinase (CK) trong máu cao. từ 10.000 đến 100.000 IU/L (đơn vị quốc tế). Nước tiểu có myoglobin, không có hồng cầu bạch cầu hoặc hemoglobin. Myoglobin trong máu giảm nhanh trong khi creatin kinase tồn tại lâu do đó ta có thể gặp bệnh nhân có CK cao mà không có myoglobin niệu. Vì xét nghiệm tìm myoglobin cần thời gian nên nếu bệnh nhân tiểu xậm màu mà huyết tương trong thì chắc là tiểu ra myoglobin vì myoglobin không đổi màu huyết tương trong khi bệnh nhân tiểu ra hemoglobin (hemoglobinuria) có huyết tương xậm màu (xem thêm: tiểu máu)..Vì tế bào cơ bị ly giải potassium trong máu tăng cao cùng với tăng phosphate và hạ calci, một số bệnh nhân bị suy thận cấp với creatinin tăng nhanh.
* Nguyên nhân của tổn thương cơ bắp có thể do chấn thương, bệnh chuyển hóa, nhiễm trùng, ngộ độc, và thuốc. Chấn thương có thể do tai nạn xe cộ, nhà đổ, động dất, hôn mê lâu, nằm đè lên một phần chi, do vận động thái quá như chạy việt dã 99 km, hoặc bị trúng nắng vì đổ mồ hôi nhiều khi nhiệt độ chung quanh cao nhất là đối với người không quen vận động hoặc người già và trẻ em.
Ly giải cơ vân cũng xảy ra ở những người có bệnh chuyển hóa glycogen, lipid, purine. Nhiệt độ cao ác tính (malignant hyperthermia) là biến chứng do gây mê bằng đường hô hấp gồm sốt cao, co cứng bắp thịt toàn thân, toan chuyển hóa xảy ra ở một số người do yếu tố di truyền. Hội chứng neuroleptic ác tính (malignant neuroleptic syndrome) gồm sốt cao, rung cơ, co cứng bắp thịt toàn thân do điều trị bằng phenothiazine, halopiridol đơn độc hay kết hợp với thuốc chữa trầm cảm ba vòng (tricyclic antidepressants) hoặc thuốc chữa bệnh Parkinson
Ly giải cơ vân cũng có thể do thuốc và chất độc như ngộ độc rượu, ngộ độc thuốc phiện và các chất ức chế thần kinh gây bất động và thiếu máu cục bộ (ischemia) do chèn ép bắp thịt. Các chất gây kích động, kinh phong, lọan trương lực cơ (dystonia) và nhiệt độ cao do cocaine làm cho cơ bắp tăng nhu cầu về năng lượng. Các chất độc chuyển hóa như carbon monoxide (CO) làm giảm sự sản xuất năng lượng trong cơ. Các chất colchicine, statins, bạch phiến, rượu là chất độc của cơ bắp. Tương tác thuốc có thể gây ly giải cơ vân ở một số người: một số thuốc làm tăng nồng độ statins trong máu như thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolide, cyclosporine, gemfibrozil, các thuốc ức chế protease dùng điều trị siêu vi liệt kháng (HIV). Nhiễm trùng gồm nhiễm siêu vi như cúm A và B, siêu vi Cocsackie, Epstein-Barr, herpes simplex, adenovirus, echovirus, cytomegalovirus kể cả ký sinh trùng sốt rét có thể làm ly giải cơ vân (do mật độ hồng cầu bị ký sinh cao làm tắc vi mạch). Rối lọan đện giải như hạ hoặc tăng Natri huyết, hạ Kali huyết, tăng áp lực thẩm thấu (hyperosmolar), hạ phosphate, hạ calci huyết đều có thể làm ly giải cơ vân. Bệnh nội tiết như nhược giáp có thể kèm theo đau bắp thịt và tăng CK; bệnh nhân nhược giáp có thể tiểu ra myoglobin khi vận động mạnh vì thiếu kích thích tố tuyến giáp giảm sự ly giải glycogen, ảnh hưởng đến sự sản sinh năng lượng. Tiểu đường toan huyết làm ly giải cơ vân vì các rối lọan đường và điện giải. Pheochromocytoma gây ly giải cơ vân vì co mạch gây thiếu máu cục bộ.
Ly giải cơ vân cũng xảy ra ở những người có bệnh chuyển hóa glycogen, lipid, purine. Nhiệt độ cao ác tính (malignant hyperthermia) là biến chứng do gây mê bằng đường hô hấp gồm sốt cao, co cứng bắp thịt toàn thân, toan chuyển hóa xảy ra ở một số người do yếu tố di truyền. Hội chứng neuroleptic ác tính (malignant neuroleptic syndrome) gồm sốt cao, rung cơ, co cứng bắp thịt toàn thân do điều trị bằng phenothiazine, halopiridol đơn độc hay kết hợp với thuốc chữa trầm cảm ba vòng (tricyclic antidepressants) hoặc thuốc chữa bệnh Parkinson
Ly giải cơ vân cũng có thể do thuốc và chất độc như ngộ độc rượu, ngộ độc thuốc phiện và các chất ức chế thần kinh gây bất động và thiếu máu cục bộ (ischemia) do chèn ép bắp thịt. Các chất gây kích động, kinh phong, lọan trương lực cơ (dystonia) và nhiệt độ cao do cocaine làm cho cơ bắp tăng nhu cầu về năng lượng. Các chất độc chuyển hóa như carbon monoxide (CO) làm giảm sự sản xuất năng lượng trong cơ. Các chất colchicine, statins, bạch phiến, rượu là chất độc của cơ bắp. Tương tác thuốc có thể gây ly giải cơ vân ở một số người: một số thuốc làm tăng nồng độ statins trong máu như thuốc kháng sinh thuộc nhóm macrolide, cyclosporine, gemfibrozil, các thuốc ức chế protease dùng điều trị siêu vi liệt kháng (HIV). Nhiễm trùng gồm nhiễm siêu vi như cúm A và B, siêu vi Cocsackie, Epstein-Barr, herpes simplex, adenovirus, echovirus, cytomegalovirus kể cả ký sinh trùng sốt rét có thể làm ly giải cơ vân (do mật độ hồng cầu bị ký sinh cao làm tắc vi mạch). Rối lọan đện giải như hạ hoặc tăng Natri huyết, hạ Kali huyết, tăng áp lực thẩm thấu (hyperosmolar), hạ phosphate, hạ calci huyết đều có thể làm ly giải cơ vân. Bệnh nội tiết như nhược giáp có thể kèm theo đau bắp thịt và tăng CK; bệnh nhân nhược giáp có thể tiểu ra myoglobin khi vận động mạnh vì thiếu kích thích tố tuyến giáp giảm sự ly giải glycogen, ảnh hưởng đến sự sản sinh năng lượng. Tiểu đường toan huyết làm ly giải cơ vân vì các rối lọan đường và điện giải. Pheochromocytoma gây ly giải cơ vân vì co mạch gây thiếu máu cục bộ.
* Xử trí: điều trị bệnh cơ bản gây ly giải cơ vân và ngừa hoặc điều trị suy thận cấp.. Cần truyền nhiều dung dịch đẳng trương vì bệnh nhân thường thiếu thể tích lưu thông vì nước di chuyển vào vùng cơ bị họai tử. Cần truyền dịch nhanh cho đến khi CK giảm xuống đến 1.000 IU /L giữ nước tiểu ở mức 300ml/giờ. Sau khi đã bù đủ nước, có thể truyền dung dịch mannitol nếu bệnh nhân không bị thiểu niệu. Việc truyền bicarbonate còn được bàn cãi. Có ý kiến cho rằng kiềm hóa nước tiểu không có lợi hơn là truyền dịch đẳng trương đơn thuần vì kiềm hóa có thể có hại vì làm kết tủa calcium phosphate do đó làm nặng tình trạng hạ calci huyết. Cần theo dõi sát các chất điện giải, đề phòng tăng Kali huyết đến mức có thể đe dọa đời sống. Không điều trị hạ calci huyết trừ khi bệnh nhân có triệu chứng vì có thể làm nặng thêm tình trạng tăng calci huyết khi bệnh nhân phục hồi vì khi đó calci đọng ở các mô bị họai tử được điều động trở lại vào máu. Dù được điều trị một số bệnh nhân vẫn bị suy thận cấp do họai tử ống thận cấp (acute tubular necrosis), khi đó bệnh nhân cần lọc thận tích cực nhất là khi potassium cao hoặc bị quá tải (overload). Thông thường bệnh nhân sẽ dần dần hồi phục.
* Bệnh nhân X 56 tuổi đã được trình bày trong bệnh án“Một trường hợp tiểu đườngtoan huyết”bị ly giải cơ vân nhẹ-trung bình vì tiểu đường toan huyết, rối lọan điện giải và tăng áp lực thẩm thấu gây tổn thương cho tế bào cơ vân. Có thể lọai bỏ nguyên nhân hôn mê nằm đè lên một phần chi gây hoại tử cơ và điều trị bằng statin kết hợp với niacin ở bệnh nhân này vì những rối lọan điện giải do tiểu đường quá rõ rệt. Ly giải cơ vân trong trường hợp này là hiện tượng phụ đi kèm tuy cũng có thể góp một phần cùng với tình trạng thiếu nước do tác dụng lợi tiểu thẩm thấu của đường huyết quá cao (1100mg/dL)để gây ra suy thận cấp. Bệnh nhân đã được điều chỉnh nước, điện giải, lọc thận và đã ổn định.
Tham khảo: M.L. Miller, Rhabdomyolysis, UpToDate vers. 15.3, 2007; J.M Sauret and G. Marinides, Rhabdomyolysis, Amer.Fam. Med., 2002, 65,5,907-912
Kim Gollinger : “Merry Xmas and Happy New Year”
Lễ Tạ Ơn |
Hi everyone!
Lễ Tạ Ơn là ngày thứ năm tuần lễ thứ 4 của tháng 11 đã qua một tháng rồi nhưng dư âm của nó ( đối với riêng tôi ) vẫn còn cho đến hôm nay là Ngày Giáng Sinh. Từ những năm 1600 những người đầu tiên đến Mỹ thì trồng trọt và gặt hái mùa màng, họ có vài ngày cuối năm để thưởng thức những gì họ gặt hái được trong năm đó. Lễ Tạ Ơn thì mọi người thường ăn turkey, pumkin pie, stuffing, baked ham, veggies .....Trung bình của một con gà Tây nặng khoảng 15 lbs (7 kg) vì thế trong một năm ta có thế chế biến và ăn Gà Tây dài dài trong năm đó. Ăn cho đến khi nằm mơ cũng thấy Gà Tây trong giấc mơ :).
Phong tục của ngày Lễ Tạ Ơn vẫn còn tồn tại đến bây giờ thậm chí mọi người vẫn còn thưởng thức những thực phẩm gần giống như những ngày xa xưa. Nhưng chủ yếu vẫn là turkey or ham.
blueberrycheesecake |
Một tháng sau của ngày Lễ Tạ Ơn là ngày Giáng Sinh (25/12), không chỉ riêng người Mỹ thưởng thức ngày Giáng Sinh mà hầu như mọi người trên thế giối đều thưởng thức ngày này. Sau ngày Lễ Tạ Ơn là nhà nhà bắt đầu đặt cây thông với những ánh đèn lấp lánh trong nhà. Mọi người trang trí, dọn dẹp nhà cửa, sân vườn đón chờ ngày Giáng Sinh với ánh đèn lấp lánh từ trong nhà đến ngoài sân. Ho thường gửi những tấm thiệp hoặc quà cho gia đình và bạn bè thận thiết ở xa trong ngày Giáng Sinh. Thức ăn của ngày Giáng Sinh cũng giống như ngày Lễ Tạ Ơn. Nếu như ngày Lễ Tạ Ơn nhà mình ăn Gà Tây thì lễ Giáng Sinh nhà mình sẽ ăn Ham và ngược lại.
New Year's Eve là một tuần lễ sau của ngày Giáng Sinh(1/1). New Year's Day cũng là ngày mà mọi người cùng cầu nguyện cho bản thân, gia đình và bạn bè một năm mới tốt đẹp và thành công hơn trong năm tới.
So I wish you a Merry Xmas and Happy New Year.
Kim Gollinger/ Texas
Thứ Ba, 27 tháng 12, 2011
NHỮNG ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ “TIỀN TIỂU ĐƯỜNG” (TIỀN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG)
BS Thy Anh
1/ Tình trạng “tiền-tiểu đường” (tiền đái tháo đường ) là gì?
Tiền-tiểu đường là tình trạng xảy ra trước giai đoạn bị tiểu đường týp 2. Đường huyết của bạn đã cao hơn mức bình thường nhưng vẫn chưa đủ tiêu chuẩn để gọi là bị bệnh tiểu đường. Tiền tiểu đường xảy ra âm thầm, bạn không hề hay biết nếu chưa làn xét nghiệm máu. Nhưng thật may mắn, bạn có thể hồi phục hoàn toàn nếu biết giảm cân, ăn uống tiết chế và tập thể dục đều đặn. Do đó, nếu biết trước, bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa để không bước sang giai đoạn bệnh tiểu đường týp 2, hoặc khiến cho bệnh xuất hiện muộn hơn cho dù gia đình bạn đã có nhiều người bị tiểu đường.
Một khi bạn đã mắc bệnh tiểu đường thì coi như không bao giờ khỏi bệnh, vậy tốt nhất là bạn hãy phòng ngừa từ sớm.
2/ Khi đã bị tình trạng “tiền tiểu đường”, có cách nào ngăn ngừa hoặc làm cho bệnh tiểu đường týp 2 xuất hiện muộn hơn không?
Hãy năng tập thể dục nhiều hơn và cố gắng giảm cân.
kiêng ăn các chất béo
giảm bớt calories trong khẩu phần ăn
tập thể dục ít nhất 30 phút/ ngày, 5 ngày một tuần
giảm cân, trong năm đầu tiên, trung bình phải giảm được 5 -7% trọng lượng cơ thể (nếu bạn thừa cân)
Kế hoạch phòng ngừa này có lợi cho cả 2 phái và đặc biệt tốt cho những người từ 60 tuổi trở lên
3/ Khi nào tôi sẽ có nguy cơ bị tình trạng “tiền tiểu đường”?
Càng lớn tuổi, đặc biệt khi bạn lại bị thừa cân, bạn sẽ có nhiều khả năng bị tiền tiểu đường. Bạn nên theo dõi đường huyết nếu bạn:
# từ 45 tuổi trở lên và bị thừa cân
# dưới 45 tuổi nhưng bị thừa cân và có các yếu tố nguy cơ khác của bệnh tiểu đường.
Nếu bạn 45 tuổi hoặc già hơn nhưng có cân nặng bình thường thì nên hỏi lại bác sĩ xem có cần thử máu để phát hiện tình trạng tiền tiểu đường hay không.
4/ Khi nào tôi sẽ có nguy cơ bị bệnh tiểu đường týp 2?
# thừa cân
# sống tĩnh tại
# có cha mẹ, anh chị em bị bệnh tiểu đường
# bạn là người gốc Phi, gốc Á, Da đỏ, Nam Mỹ hoặc các đảo vùng Thái Bình Dương.
# sinh con cân nặng > 4kg
# tăng huyết áp (>140/90mmHg)
# xét nghiệm máu có kết qủa HDL cholesterol thấp (<35mg/dl) hoặc tăng triglyceride (> 250mg/dl)
5/ Làm thế nào để biết tôi đã bị “tiền tiểu đường”?
Vì tình trạng tiền tiểu đường hoàn toàn klhông có triệu chứng gì, nên bạn cần xét nghiệm máu mới có thể phát hiện.
# Xét nghiệm đường huyết sáng, đói: sau một đêm ngủ không ăn (nhịn đói ít nhất 8 giờ), sáng dậy xét nghiệm glucose máu. Bạn sẽ được chẩn đoán bị tiền tiểu đường khi kết quả đường huyết đói từ 100 - 125 mg/dl, mức đường huyết này tuy cao hơn bình thường nhưng chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán bị tiểu đường. Nếu đường huyết đói bằng hoặc > 126 mg/dl, bạn có thể đã bị bệnh tiểu đường týp 2!
# Test dung nạp đường glucose, uống (OGTT - Oral glucose tolerance test): bạn cũng được xét nghiệm đường huyết sáng đói nhưng sau đó, xét nghiệm thêm một mẫu máu 2 giờ sau khi được cho uống 1 ly nước có pha 75 gram đường glucose. Nếu đường huyết đói của bạn có kết quả trong giới hạn bình thường nhưng 2 giờ sau khi uống glucose có kết quả từ 140 đến 199mg/dl, bạn đã bị tiền tiểu đường! Nếu 2 giơ sau khi uống glucose, đường huyết có kết quả bằng hoặc lớn hơn 200mg/dl, bạn có thể đã bị bệnh tiểu đường týp 2.
Labels:
BỆNH TIỂU ĐƯỜNG : Hỏi và Đáp
Thứ Hai, 26 tháng 12, 2011
Vào bếp cùng Kim Gollinger : Bì Cuốn Thập Cẩm
Thành phần cho bì:
5 miếng đậu hủ mỏng chiên vàng, xắt sợi.
1 củ khoai tây thái sợi chiên vàng đẩ ráo dầu.
1 củ khoai lang thái sợi chiên vàng để ráo dầu.
1/2 gói bún tàu, 1 cây tỏi tây,thính ( càng nhiều thính thì càng ngon ) ,
Gia vị: bột nêm nấm, tiêu, muối.
Cách chế biến:
Tỏi tây cắt nhỏ, xào sơ với 1 ít dầu ăn làm giống như mỡ hành, để qua 1 bên.
Bún tàu ngâm nước ấm, 15 phút hoặc 30 phút ( ngâm với nước ấm cho vừa mềm, nhưng cũng ko mềm nhũng) để ráo nước, cắt khúc bằng 1/2 lóng tay.
Trong 1 tô lớn cho bún tàu, đậu hủ chiên, khoai tây chiên, khoai lang chiên, thính, tỏi tây, bột nêm nấm, tiêu, muối vào trộn đều, nêm nếm vừa ăn, để qua 1 bên.
5 miếng đậu hủ mỏng chiên vàng, xắt sợi.
1 củ khoai tây thái sợi chiên vàng đẩ ráo dầu.
1 củ khoai lang thái sợi chiên vàng để ráo dầu.
1/2 gói bún tàu, 1 cây tỏi tây,thính ( càng nhiều thính thì càng ngon ) ,
Gia vị: bột nêm nấm, tiêu, muối.
Cách chế biến:
Tỏi tây cắt nhỏ, xào sơ với 1 ít dầu ăn làm giống như mỡ hành, để qua 1 bên.
Bún tàu ngâm nước ấm, 15 phút hoặc 30 phút ( ngâm với nước ấm cho vừa mềm, nhưng cũng ko mềm nhũng) để ráo nước, cắt khúc bằng 1/2 lóng tay.
Trong 1 tô lớn cho bún tàu, đậu hủ chiên, khoai tây chiên, khoai lang chiên, thính, tỏi tây, bột nêm nấm, tiêu, muối vào trộn đều, nêm nếm vừa ăn, để qua 1 bên.
Thành phần cho gỏi cuốn gồm: Bánh tráng, rau xà lách, rau thơm, lạp xưởng chiên cắt lát mỏng, thịt nạc dăm ướp với tiêu, nước tương, dầu hào, đường, chiên chín thái sợi.
Món này ăn với nước mắm ớt chua ngọt.
Chủ Nhật, 25 tháng 12, 2011
Dược Sĩ Lâm Sàng và Kết Quả Điều Trị Trong Bệnh Viện
Bác sĩ Nguyễn văn Đích
Tham dự vào nhóm điều trị đi thăm bệnh tại giường |
Peter J. Kaboli và csv tổng kết các báo cáo bằng y văn Anh ngữ trong thời gian từ ngày 1 tháng Giêng 1982 đến 30 tháng Tư năm 2005 về tác dụng của người dược sĩ lâm sàng trong tiến trình và kết quả điều trị tại bệnh viện.
Có 36 nghiên cứu hội đủ tiêu chuẩn được chọn lựa, trong số đó 10 nghiên cứu đánh giá sự tham dự của dược sĩ vào việc đi thăm bệnh tại giường, 11 nghiên cứu về sự phối hợp dùng thuốc, 15 nghiên cứu về dịch vụ dược chuyên biệt.
Tai nạn điều trị, tác dụng độc hại của thuốc, nhầm lẫn thuốc giảm trong 7 trên tổng số 12 nghiên cứu.
Sự hợp tác với điều trị, sự hiểu biết, và sự sử dụng thuốc thích hợp được cải thiện trong 7 trong tổng số 11 báo cáo.
Thời gian điều trị được rút ngắn trong 9 trên tổng số 17 báo cáo.
Không có tác dụng bất lợi đối với kết quả điều trị, chỉ có 1 nghiên cứu báo cáo phí tổn điều trị cao hơn.
Sự điều trị nội trú và ngọai chẩn đều được cải thiện.
Các tác giả kết luận: Thêm dịch vụ dược lâm sàng trong bệnh viện đã cải thiện kết qủa điều trị, không có tác dụng bất lợi.
Tham dự vào nhóm điều trị đi thăm bệnh tại giường, hỏi bệnh, phối hợp thuốc, hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc và theo dõi bệnh nhân khi ra viện, tất cả các việc này giúp cải thiện kết quả điều trị. (xem thêm ...)
Arch Intern Med. 2006; 166: 955-964
Có 36 nghiên cứu hội đủ tiêu chuẩn được chọn lựa, trong số đó 10 nghiên cứu đánh giá sự tham dự của dược sĩ vào việc đi thăm bệnh tại giường, 11 nghiên cứu về sự phối hợp dùng thuốc, 15 nghiên cứu về dịch vụ dược chuyên biệt.
Tai nạn điều trị, tác dụng độc hại của thuốc, nhầm lẫn thuốc giảm trong 7 trên tổng số 12 nghiên cứu.
Sự hợp tác với điều trị, sự hiểu biết, và sự sử dụng thuốc thích hợp được cải thiện trong 7 trong tổng số 11 báo cáo.
Thời gian điều trị được rút ngắn trong 9 trên tổng số 17 báo cáo.
Không có tác dụng bất lợi đối với kết quả điều trị, chỉ có 1 nghiên cứu báo cáo phí tổn điều trị cao hơn.
Sự điều trị nội trú và ngọai chẩn đều được cải thiện.
Các tác giả kết luận: Thêm dịch vụ dược lâm sàng trong bệnh viện đã cải thiện kết qủa điều trị, không có tác dụng bất lợi.
Tham dự vào nhóm điều trị đi thăm bệnh tại giường, hỏi bệnh, phối hợp thuốc, hướng dẫn bệnh nhân dùng thuốc và theo dõi bệnh nhân khi ra viện, tất cả các việc này giúp cải thiện kết quả điều trị. (xem thêm ...)
Arch Intern Med. 2006; 166: 955-964
Labels:
THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
Thứ Bảy, 24 tháng 12, 2011
GIÁNG SINH BUỒN
Đà Lạt trong sương mù - GiangAnh photo - canon 350D f 11 |
Mấy bữa nay, trời Saigon đổ lạnh. Một cái lạnh họa hiếm và quí giá cho miền Nam oi bức. Đây là cơ hội ngàn vàng, một năm mới có một lần để cho phe đờn bà con gái trình làng các thứ áo lạnh, từ áo gió cho tới áo len. Còn cánh đờn ông con giai ngồi uống cà phê bên vỉa hè tha hồ ngắm nghía và đưa ra những lời bình luận loạn cào cào. Có tên đã dựa vào bao thuốc lá Salem mà phát ngôn rông rổng:
- Sao áo len em mỏng.
Một tên khác, đọc ngược lại với cặp mắt lim dim tuồng như đang mơ mộng:
- Mắt em là ánh sao.
Riêng phần gã, mỗi khi xuống phố, hai tay thọc vào túi quần, vừa đi vừa nghêu ngao nho nhỏ bài tình ca thuở nào: Lại một Noel nữa.
Mấy mùa Giáng sinh buồn.
Anh ở miền biên giới,
Thương về một khung trời.
Chắc Đàlạt vui lắm.
Mimosa nở vàng.
Anh đào khoe sắc thắm.
Hương ngào ngạt không gian…
- Sao áo len em mỏng.
Một tên khác, đọc ngược lại với cặp mắt lim dim tuồng như đang mơ mộng:
- Mắt em là ánh sao.
Riêng phần gã, mỗi khi xuống phố, hai tay thọc vào túi quần, vừa đi vừa nghêu ngao nho nhỏ bài tình ca thuở nào: Lại một Noel nữa.
Mấy mùa Giáng sinh buồn.
Anh ở miền biên giới,
Thương về một khung trời.
Chắc Đàlạt vui lắm.
Mimosa nở vàng.
Anh đào khoe sắc thắm.
Hương ngào ngạt không gian…
Mà lạ thật, cứ mỗi độ Noel về, gã lại nhớ tới Đalạt một cách day dứt và quay quắt. Noel Đalat ngày xưa như có một cái gì thật thơ mộng và vấn vương, để lại trong đầu óc gã những kỷ niệm chẳng bao giờ nhạt phai, nhất là với cái lạnh.
Đúng thế, thời tiết Saigon chẳng phù hợp với bầu khí Noel tí nào. Có những năm trời nóng toát cả mồ hôi hột: trong nhà thờ quạt máy thổi vù vù, còn tại những vùng sâu vùng xa, ánh sáng điện đóm chưa chiếu tới, thì quạt nan, quạt giấy cứ phành phạch loạn cả lên…thế mà miệng vẫn cứ phải hát to:
- Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời.
Oái oăm hơn nữa, có những năm vào chiều ngày hai mươi bốn, ông trời bỗng giáng cho một trận mưa. Và thế là bao nhiêu công trình trang trí bỗng đi đoong. Lặng lẽ đứng nhìn những núi đá bằng giấy ci măng “vỡ ra tan tác” mà bụng rầu thối cả ruột.
Năm ấy, trời Đalat rét sớm. Chui vào khu chợ mới, rảo qua các hàng quán, rồi từ tầng trệt bước lên lầu, gã nhìn thấy một cô gái nhỏ người người thượng, đang co ro nơi góc cầu thang tăm tối. Ánh mắt van xin. Đôi tay run rẩy giơ ra như đợi chờ những đồng tiền lẻ bố thí.
Đúng thế, thời tiết Saigon chẳng phù hợp với bầu khí Noel tí nào. Có những năm trời nóng toát cả mồ hôi hột: trong nhà thờ quạt máy thổi vù vù, còn tại những vùng sâu vùng xa, ánh sáng điện đóm chưa chiếu tới, thì quạt nan, quạt giấy cứ phành phạch loạn cả lên…thế mà miệng vẫn cứ phải hát to:
- Đêm đông lạnh lẽo Chúa sinh ra đời.
Oái oăm hơn nữa, có những năm vào chiều ngày hai mươi bốn, ông trời bỗng giáng cho một trận mưa. Và thế là bao nhiêu công trình trang trí bỗng đi đoong. Lặng lẽ đứng nhìn những núi đá bằng giấy ci măng “vỡ ra tan tác” mà bụng rầu thối cả ruột.
Năm ấy, trời Đalat rét sớm. Chui vào khu chợ mới, rảo qua các hàng quán, rồi từ tầng trệt bước lên lầu, gã nhìn thấy một cô gái nhỏ người người thượng, đang co ro nơi góc cầu thang tăm tối. Ánh mắt van xin. Đôi tay run rẩy giơ ra như đợi chờ những đồng tiền lẻ bố thí.
Hình ảnh này khiến gã nhớ tới câu chuyện “Cô bé bán diêm” của Andersen, mà gã đã say mê đọc. Câu chuyện đại khái như thế này:
Buổi chiều ngày hai mươi bốn tháng mười hai, trời thật lạnh. Cô bé lảo đảo bước đi trong gió rét. Làm sao cô bé có thể bán hết những bao diêm trong một buổi chiều mà mọi người đều đang vội vã chuẩn bị cho một ngày lễ lớn.
Nhớ tới những bao diêm còn tồn đọng, cô bé không dám trở về nhà vì sợ bà dì ghẻ đay nghiến. Cô bé tìm một nơi ẩn khuất để ngồi nghỉ chân. Từng cơn gió lạnh thổi qua. Cô bé thầm nghĩ:
- Bây giờ mình thử quẹt một que diêm để sưởi ấm tí chút đôi lòng bàn tay.
Thế rồi, que diêm thứ nhất được quẹt lên. Cô bé thấy mình đang ngồi trong một căn phòng rộng lớn. Củi nơi lò sưởi cháy bừng bừng và tỏa ra hơi ấm. Thế nhưng, chỉ thoáng chốc, que diên lại vội tắt. Chung quanh cô bé chỉ là một màn đêm dày đặc.
Với que diêm thứ hai, cô bé thấy mình đang ngồi trước một bàn ăn thịnh soạn, được dọn sẵn cho cô bé trong đêm Giáng sinh. Nhưng rồi que diêm chợt tắt, trước mặt cô bé chỉ còn là băng giá.
Que diêm thứ ba được quẹt lên, cô bé thấy mình đang đứng trước một cây Noel với những món quà xinh đẹp. Giữa lúc cô bé đưa tay ra để ngắt lấy, thì que diêm lại tắt ngấm. Chỉ còn lại đường phố tấp nập, kẻ đến người đi.
Và cô bé vẫn ngồi đấy, lập cập trước từng cơn gió lạnh thổi tới. Một que diêm nữa, rồi lại một que diêm nữa. Bao nhiêu ước mơ êm đềm nhất lần lượt xuất hiện, rồi lại tan biến theo ánh lửa yếu ớt của que diêm.
Cuối cùng cô bé thấy mẹ đến bên mình và cô bé đã van xin cho mình được đi theo mẹ. Hình như mẹ đã mỉm cười với cô bé.
Sáng hôm sau, người ta nhận ra cô bé đã chết vì giá lạnh giữa những que diêm đã cháy. Người ta chép miệng thở dài và nói:
- Thật tội nghiệp. Hẳn là cô bé muốn sưởi ấm cho mình đây, nhưng rồi lại chết, chết trong đêm Giáng sinh.
Buổi chiều ngày hai mươi bốn tháng mười hai, trời thật lạnh. Cô bé lảo đảo bước đi trong gió rét. Làm sao cô bé có thể bán hết những bao diêm trong một buổi chiều mà mọi người đều đang vội vã chuẩn bị cho một ngày lễ lớn.
Nhớ tới những bao diêm còn tồn đọng, cô bé không dám trở về nhà vì sợ bà dì ghẻ đay nghiến. Cô bé tìm một nơi ẩn khuất để ngồi nghỉ chân. Từng cơn gió lạnh thổi qua. Cô bé thầm nghĩ:
- Bây giờ mình thử quẹt một que diêm để sưởi ấm tí chút đôi lòng bàn tay.
Thế rồi, que diêm thứ nhất được quẹt lên. Cô bé thấy mình đang ngồi trong một căn phòng rộng lớn. Củi nơi lò sưởi cháy bừng bừng và tỏa ra hơi ấm. Thế nhưng, chỉ thoáng chốc, que diên lại vội tắt. Chung quanh cô bé chỉ là một màn đêm dày đặc.
Với que diêm thứ hai, cô bé thấy mình đang ngồi trước một bàn ăn thịnh soạn, được dọn sẵn cho cô bé trong đêm Giáng sinh. Nhưng rồi que diêm chợt tắt, trước mặt cô bé chỉ còn là băng giá.
Que diêm thứ ba được quẹt lên, cô bé thấy mình đang đứng trước một cây Noel với những món quà xinh đẹp. Giữa lúc cô bé đưa tay ra để ngắt lấy, thì que diêm lại tắt ngấm. Chỉ còn lại đường phố tấp nập, kẻ đến người đi.
Và cô bé vẫn ngồi đấy, lập cập trước từng cơn gió lạnh thổi tới. Một que diêm nữa, rồi lại một que diêm nữa. Bao nhiêu ước mơ êm đềm nhất lần lượt xuất hiện, rồi lại tan biến theo ánh lửa yếu ớt của que diêm.
Cuối cùng cô bé thấy mẹ đến bên mình và cô bé đã van xin cho mình được đi theo mẹ. Hình như mẹ đã mỉm cười với cô bé.
Sáng hôm sau, người ta nhận ra cô bé đã chết vì giá lạnh giữa những que diêm đã cháy. Người ta chép miệng thở dài và nói:
- Thật tội nghiệp. Hẳn là cô bé muốn sưởi ấm cho mình đây, nhưng rồi lại chết, chết trong đêm Giáng sinh.
Hình ảnh cô gái nhỏ người thượng và hình cảnh cô bé bán diêm khiến gã liên tưởng tới lễ Giáng sinh đầu tiên được diễn ra nơi máng cỏ và gã thầm nghĩ:
- Đây hẳn phải là một lễ Giáng sinh nghèo, thật nghèo.
Đúng thế, Giuse và Maria, cặp vợ chồng trẻ nhưng nghèo trở về Bêlem, quê hương bản quán, để khai hộ khẩu theo chiếu chỉ của hoàng đề Cêsar Augustô. Nhìn bộ dạng thiểu não và túng quẫn, cộng thêm vào đó, Maria đang bụng mang dạ chửa, sắp sửa tới ngày sinh nở, nên chẳng hàng quán nào thèm tiếp nhận. Thành thử hai vợ chồng phải dắt díu nhau ra ngoài đồng vắng tìm chỗ trú chân.
Và Hài Nhi Giêsu đã được sinh ra trong cảnh thiếu thốn như thế. Không nhung lụa êm ấm. Không hoàng cung rực rỡ. Mẹ Maria đã phải lấy tã bọc Hài Nhi Giêsu và đặt nằm trong máng cỏ.
Rồi những người khách đầu tiên đến viếng thăm là ai ? Họ là những người chăn chiên, hạng cùng đinh trong xã hội. cũng nghèo hèn và cơ cực.
Thực vậy, sau khi được thiên thần Chúa hiện ra trên cánh đồng Bêlem với lời loan báo:
- Ta mang đến cho các ngươi một tin vui và cũng là tin vui cho toàn thể dân Israel, hôm nay Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho các ngươi trong thành vua Đavít.
Và thế là họ vội vã lên đường. Tuy nghèo về tiền bạc, nhưng họ lại giàu về tình bác ái yêu thương. Phải chăng chính tình bác ái yêu thương này đã sưởi ấm cho Hài Nhi Giêsu ?
- Đây hẳn phải là một lễ Giáng sinh nghèo, thật nghèo.
Đúng thế, Giuse và Maria, cặp vợ chồng trẻ nhưng nghèo trở về Bêlem, quê hương bản quán, để khai hộ khẩu theo chiếu chỉ của hoàng đề Cêsar Augustô. Nhìn bộ dạng thiểu não và túng quẫn, cộng thêm vào đó, Maria đang bụng mang dạ chửa, sắp sửa tới ngày sinh nở, nên chẳng hàng quán nào thèm tiếp nhận. Thành thử hai vợ chồng phải dắt díu nhau ra ngoài đồng vắng tìm chỗ trú chân.
Và Hài Nhi Giêsu đã được sinh ra trong cảnh thiếu thốn như thế. Không nhung lụa êm ấm. Không hoàng cung rực rỡ. Mẹ Maria đã phải lấy tã bọc Hài Nhi Giêsu và đặt nằm trong máng cỏ.
Rồi những người khách đầu tiên đến viếng thăm là ai ? Họ là những người chăn chiên, hạng cùng đinh trong xã hội. cũng nghèo hèn và cơ cực.
Thực vậy, sau khi được thiên thần Chúa hiện ra trên cánh đồng Bêlem với lời loan báo:
- Ta mang đến cho các ngươi một tin vui và cũng là tin vui cho toàn thể dân Israel, hôm nay Đấng Cứu Thế đã sinh ra cho các ngươi trong thành vua Đavít.
Và thế là họ vội vã lên đường. Tuy nghèo về tiền bạc, nhưng họ lại giàu về tình bác ái yêu thương. Phải chăng chính tình bác ái yêu thương này đã sưởi ấm cho Hài Nhi Giêsu ?
Saigon đêm 23.12.2011 thyanh photo nokiaC3 |
Hình ảnh cô gái nhỏ người thượng và hình cảnh cô bé bán diêm, cũng như hình ảnh máng cỏ tại Bêlem thật khác biệt với bầu khi Noel hôm nay.
Đúng thế, hôm nay người ta đã đón mừng lễ Giáng sinh một cách tưng bừng và lộng lẫy. Người ta đã quốc tế hóa, thương mại hóa và tục hóa ngày lễ thánh thiện này.
Trước hết, người ta đã quốc tế hóa ngày lễ thánh thiện này.
Thực vậy, Không phải chỉ người có đạo tin theo Đức Kitô mới mừng, mà hầu như bàn dân thiên hạ đều mừng. Từ người già cho đến người trẻ, từ người phương tây cho đến người phương đông, từ người dân ở thành thị cho đến người dân ở hóc bà tó, đèo heo hút gió…Tất cả đều mừng biến cố trọng đại Chúa sinh ra đời.
Cũng giống như cây thánh giá. Đúng thế, ngày xưa cây thánh giá dấu chỉ của người có đạo, còn hôm nay cây thánh giá đã trở thành một thứ đồ trang sức. Những cô gái trẻ đeo thánh giá toòng teng trên hai tai, mang thánh giá lủng lẳng ở trước ngực và không chừng có cô còn cột cả thánh giá ở hai mắt cá chân nữa. Gã không biết nên cười hay nên khóc trước cảnh tượng này.
Tiếp đến, người ta đã thương mại hóa ngày lễ thánh thiện này.
Thực vậy, ngay từ đầu tháng mười hai, những cây thông Noel, những hang đá Noel và những ông già Noel đã được dùng để trang trí khắp nơi khắp chốn.
Rồi những cửa tiệm bán thiệp Giáng sinh, bán đồ chơi cho trẻ em và bán quà tặng cho người lớn được mọc lên như nấm, nhất là tại các thành phố lớn. Đây là dịp để bàn dân thiên hạ mua sắm sau một năm vất vả kéo cày và cực nhọc lao động. Đây cũng là dịp béo bở để cho con buôn hốt bạc. Mỗi năm mới có một lần, làm sao mà chẳng mong chẳng đợi, còn hơn cả người có đạo sống tâm tình mùa vọng vậy.
Và sau cùng, người ta đã tục hóa ngày lễ thánh thiện này.
Thực vậy, đối với nhiều người, Noel chỉ là một dịp để gửi cho nhau những tấm thiệp với lời mừng chúc: Một mùa Giáng sinh vui vẻ và một năm mới bình an! A merry Christmas and a happy new year! Un joyeux Noel et une heureuse année!
Đối với nhiều người, Noel chỉ là một dịp để trao cho nhau những món quà.
Cha mẹ tặng quà cho con cái để thưởng công chúng đã ngoan ngoãn, chăm chỉ và vâng lời đã đành, mà hơn thế nữa các nhân viên cấp dưới còn có bổn phận biếu xén cho các xếp lớn của mình, để cầu ơn mưa móc, để tạo được những ấn tượng tốt cũng như để tránh không bị trù dập. Chuyện đời là thế. Đồng tiền đi trước đồng tiền khôn. Nếu không biết điều, thì hãy liệu hồn đấy.
Đúng thế, hôm nay người ta đã đón mừng lễ Giáng sinh một cách tưng bừng và lộng lẫy. Người ta đã quốc tế hóa, thương mại hóa và tục hóa ngày lễ thánh thiện này.
Trước hết, người ta đã quốc tế hóa ngày lễ thánh thiện này.
Thực vậy, Không phải chỉ người có đạo tin theo Đức Kitô mới mừng, mà hầu như bàn dân thiên hạ đều mừng. Từ người già cho đến người trẻ, từ người phương tây cho đến người phương đông, từ người dân ở thành thị cho đến người dân ở hóc bà tó, đèo heo hút gió…Tất cả đều mừng biến cố trọng đại Chúa sinh ra đời.
Cũng giống như cây thánh giá. Đúng thế, ngày xưa cây thánh giá dấu chỉ của người có đạo, còn hôm nay cây thánh giá đã trở thành một thứ đồ trang sức. Những cô gái trẻ đeo thánh giá toòng teng trên hai tai, mang thánh giá lủng lẳng ở trước ngực và không chừng có cô còn cột cả thánh giá ở hai mắt cá chân nữa. Gã không biết nên cười hay nên khóc trước cảnh tượng này.
Tiếp đến, người ta đã thương mại hóa ngày lễ thánh thiện này.
Thực vậy, ngay từ đầu tháng mười hai, những cây thông Noel, những hang đá Noel và những ông già Noel đã được dùng để trang trí khắp nơi khắp chốn.
Rồi những cửa tiệm bán thiệp Giáng sinh, bán đồ chơi cho trẻ em và bán quà tặng cho người lớn được mọc lên như nấm, nhất là tại các thành phố lớn. Đây là dịp để bàn dân thiên hạ mua sắm sau một năm vất vả kéo cày và cực nhọc lao động. Đây cũng là dịp béo bở để cho con buôn hốt bạc. Mỗi năm mới có một lần, làm sao mà chẳng mong chẳng đợi, còn hơn cả người có đạo sống tâm tình mùa vọng vậy.
Và sau cùng, người ta đã tục hóa ngày lễ thánh thiện này.
Thực vậy, đối với nhiều người, Noel chỉ là một dịp để gửi cho nhau những tấm thiệp với lời mừng chúc: Một mùa Giáng sinh vui vẻ và một năm mới bình an! A merry Christmas and a happy new year! Un joyeux Noel et une heureuse année!
Đối với nhiều người, Noel chỉ là một dịp để trao cho nhau những món quà.
Cha mẹ tặng quà cho con cái để thưởng công chúng đã ngoan ngoãn, chăm chỉ và vâng lời đã đành, mà hơn thế nữa các nhân viên cấp dưới còn có bổn phận biếu xén cho các xếp lớn của mình, để cầu ơn mưa móc, để tạo được những ấn tượng tốt cũng như để tránh không bị trù dập. Chuyện đời là thế. Đồng tiền đi trước đồng tiền khôn. Nếu không biết điều, thì hãy liệu hồn đấy.
Nói tới ông già Noel, nhiều người chẳng cần tìm hiểu gốc gác, cội nguồn, để biết ông ta là hiện thân của thánh Nicôlas, vị giám mục thành Myre, sống vào đầu thế kỷ thứ tư.
Thánh nhân mở mắt chào đời tại Patara, xứ Lycia, mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Ngài luôn giúp đỡ những người nghèo túng và bất hạnh. Cuộc đời ngài được dệt bằng những huyền thoại.
Chẳng hạn nhờ lời cầu nguyện, ngài đã truyền cho sóng yên biển lặng trong cơn giông bão, vì thế ngài được đặt làm bổn mạng các thủy thủ.
Đặc biệt, ngài luôn yêu thương trẻ nhỏ: Chính ngài đã làm cho ba em bé bị tên đồ tể giết chết được sống lại và cũng chính ngài đã cứu ba cô gái bị cha mẹ bắt đi làm điếm chỉ vì không có của hồi môn để lấy chồng, vì thế, ngài cũng được đặt làm bổn mạng của giới thiếu nhi. Ngài qua đời vào khoảng năm 350 và được mừng kính vào ngầy 6 tháng 12.
Có lẽ vì lòng yêu thương tuổi thơ mà ngài được dân gian gán cho công việc phát quà đêm Giáng sinh. Các trẻ em bên phương tây, vào ngày lễ Giáng sinh, trước khi ngủ, thường đặt đôi vớ hay cặp ủng của mình ở đầu giường, hay ở lò sưởi, cho ông già Noel để quà vào đó, vì ông già Noel thường vào nhà qua ngả ống khói.
Phải, nói tới ông già Noel, hiện nay người ta chỉ nghĩ ngay đến một ông già tốt bụng, râu tóc bạc phơ, đội mũ đỏ và mặc áo đỏ, vai mang túi vải, có nhiệm vụ đi phát quà cho các em thiếu nhi trong đêm Giáng sinh. Hình ảnh này đã được một họa sĩ Thụy Điển vẽ vào năm 1890. Và đến năm 1931, được hãng Coca-Cola sử dụng cho chiến dịch quảng cáo của mình.
Thánh nhân mở mắt chào đời tại Patara, xứ Lycia, mồ côi cha mẹ từ thuở nhỏ. Ngài luôn giúp đỡ những người nghèo túng và bất hạnh. Cuộc đời ngài được dệt bằng những huyền thoại.
Chẳng hạn nhờ lời cầu nguyện, ngài đã truyền cho sóng yên biển lặng trong cơn giông bão, vì thế ngài được đặt làm bổn mạng các thủy thủ.
Đặc biệt, ngài luôn yêu thương trẻ nhỏ: Chính ngài đã làm cho ba em bé bị tên đồ tể giết chết được sống lại và cũng chính ngài đã cứu ba cô gái bị cha mẹ bắt đi làm điếm chỉ vì không có của hồi môn để lấy chồng, vì thế, ngài cũng được đặt làm bổn mạng của giới thiếu nhi. Ngài qua đời vào khoảng năm 350 và được mừng kính vào ngầy 6 tháng 12.
Có lẽ vì lòng yêu thương tuổi thơ mà ngài được dân gian gán cho công việc phát quà đêm Giáng sinh. Các trẻ em bên phương tây, vào ngày lễ Giáng sinh, trước khi ngủ, thường đặt đôi vớ hay cặp ủng của mình ở đầu giường, hay ở lò sưởi, cho ông già Noel để quà vào đó, vì ông già Noel thường vào nhà qua ngả ống khói.
Phải, nói tới ông già Noel, hiện nay người ta chỉ nghĩ ngay đến một ông già tốt bụng, râu tóc bạc phơ, đội mũ đỏ và mặc áo đỏ, vai mang túi vải, có nhiệm vụ đi phát quà cho các em thiếu nhi trong đêm Giáng sinh. Hình ảnh này đã được một họa sĩ Thụy Điển vẽ vào năm 1890. Và đến năm 1931, được hãng Coca-Cola sử dụng cho chiến dịch quảng cáo của mình.
Đối với nhiều người, Noel chỉ là một lễ hội để ăn nhậu và nhảy nhót, nhất là đối với giới trẻ.
Thực vậy, ngay từ chiều ngày hai mươi bốn, người ta đã nhốn nháo đổ xuống đường phố, không phải là để tới nhà thờ tham dự thánh lễ, mà là để khoe khoang quần áo mốt miếc. Thiện chí lắm là làm một vòng, rảo qua mấy ngôi nhà thờ để ngó những kiểu cọ hang đá. Thấy người ta đi thì mình cũng đi, mà chẳng biết đi để làm gì ?
Tại những ngôi nhà thờ, hang đá hôm nay không còn phải là một hang hôi hám và tăm tối cho chiên bò ngủ đêm, nhưng là một cảnh tượng huy hoàng và rực rỡ với muôn ngàn bóng điện màu chớp nhá. Thế nhưng, cõi lòng người tin Chúa thì sao ? Có lẽ nó cũng hôi hám và tăm tối như hang chiên bò ngày xưa ?
Sau khi chen chúc ngoài đường phố, tạo nên cảnh tượng kẹt cứng trên các trục lộ giao thông, người ta kéo nhau về nhà mình hay đi tới những nhà hàng để ăn nhậu nhậu. Nào là những chai rượu đắt tiền đổ ra như nước lã. Nào là những món ăn quí hiếm mắc mỏ thừa bứa. Khi đã sừng sừng thì kéo nhau ra sàn gỗ để nhảy nhót và để lắc tới lắc lui, tơi bời hoa lá, quay cuồng trong tiếng nhạc xập xình. Nhảy nhót chán thì lại ăn nhậu tiếp cho tới sáng, khiến nhiều chiến binh đã phải gục ngã, cho chó ăn chè ngay tại bàn nhậu.
Một số khác khi đã sừng sừng thì nhảy lên xe, phóng bạt mạng như những hung thần ngoài xa lộ, tạo nên những cái chết thật oan uổng và đau đớn trong đêm cực thánh này.
Tất cả lễ Giáng sinh chỉ có vậy mà thôi : mua sắm, ăn nhậu, nhảy nhót… Người ta chẳng cần biết đến giây phút trọng đại nhất của lịch sử loài người. Giây phút Con Thiên Chúa xuống thế làm người để giải thoát nhân loại đang ngồi trong tăm tối và đang bị trói buộc dưới gông cùm tội lỗi, giây phút giao hòa đất với trời. Thậm chí người ta cũng chẳng biết đến Hài Nhi Giêsu là ai.
Thực vậy, ngay từ chiều ngày hai mươi bốn, người ta đã nhốn nháo đổ xuống đường phố, không phải là để tới nhà thờ tham dự thánh lễ, mà là để khoe khoang quần áo mốt miếc. Thiện chí lắm là làm một vòng, rảo qua mấy ngôi nhà thờ để ngó những kiểu cọ hang đá. Thấy người ta đi thì mình cũng đi, mà chẳng biết đi để làm gì ?
Tại những ngôi nhà thờ, hang đá hôm nay không còn phải là một hang hôi hám và tăm tối cho chiên bò ngủ đêm, nhưng là một cảnh tượng huy hoàng và rực rỡ với muôn ngàn bóng điện màu chớp nhá. Thế nhưng, cõi lòng người tin Chúa thì sao ? Có lẽ nó cũng hôi hám và tăm tối như hang chiên bò ngày xưa ?
Sau khi chen chúc ngoài đường phố, tạo nên cảnh tượng kẹt cứng trên các trục lộ giao thông, người ta kéo nhau về nhà mình hay đi tới những nhà hàng để ăn nhậu nhậu. Nào là những chai rượu đắt tiền đổ ra như nước lã. Nào là những món ăn quí hiếm mắc mỏ thừa bứa. Khi đã sừng sừng thì kéo nhau ra sàn gỗ để nhảy nhót và để lắc tới lắc lui, tơi bời hoa lá, quay cuồng trong tiếng nhạc xập xình. Nhảy nhót chán thì lại ăn nhậu tiếp cho tới sáng, khiến nhiều chiến binh đã phải gục ngã, cho chó ăn chè ngay tại bàn nhậu.
Một số khác khi đã sừng sừng thì nhảy lên xe, phóng bạt mạng như những hung thần ngoài xa lộ, tạo nên những cái chết thật oan uổng và đau đớn trong đêm cực thánh này.
Tất cả lễ Giáng sinh chỉ có vậy mà thôi : mua sắm, ăn nhậu, nhảy nhót… Người ta chẳng cần biết đến giây phút trọng đại nhất của lịch sử loài người. Giây phút Con Thiên Chúa xuống thế làm người để giải thoát nhân loại đang ngồi trong tăm tối và đang bị trói buộc dưới gông cùm tội lỗi, giây phút giao hòa đất với trời. Thậm chí người ta cũng chẳng biết đến Hài Nhi Giêsu là ai.
Viết tới đây, gã nhớ tới một mẩu chuyện của Gibran. Gã xin kể lại như một kết thúc. Mẩu chuyện ấy như thế này:
Vào một đêm giáng sinh, đường phố ngập tràn muôn ánh đèn màu và từng lớp người mừng vui bước đi.
Tôi muốn lẩn tránh những âm thanh ồn ào, tìm kiếm một vài phút giây thinh lặng để suy tưởng về con người vĩ đại nhất mà thiên hạ đang tôn kính.
Con người ấy đã sinh ra làm thân trẻ nhỏ nơi máng cỏ Bêlem, đã chết một cách ô nhục như một tên tội phạm với khổ hình thập giá trên đỉnh đồi Canvê.
Tôi dừng chân và ngồi trên chiếc ghế đá công viên, để mặc cho những tâm tư trào dâng. Một lúc thật lâu, tôi bỗng giật mình vì có một người đã ngồi bên cạnh tôi từ lúc nào tôi cũng chẳng hay biết. Người đó đang cầm một cành cây khô và vạch những đường nét bâng quơ trên đất. Tôi nghĩ rằng:
- Hẳn ông ta cũng là một kẻ cô đơn.
Dường như đọc được ý nghĩ của tôi, người ấy nói:
- Chào anh.
Tôi thận trọng đáp lễ:
- Dạ, xin chào ông.
Rồi tôi gợi chuyện:
- Hẳn ông là một kẻ xa lạ trong thành phố này ?
Người ấy đáp:
- Phải, tôi chỉ là một kẻ xa lạ trong thành phố này cũng như trong mọi thành phố khác.
Tôi hỏi tiếp:
- Chắc ông cũng cảm thấy vui trong bầu khí tưng bừng của ngày lễ Giáng sinh hôm nay chứ ?
Người ấy đáp:
- Vào những ngày như thế này, tôi lại càng cảm thấy xa lạ và cô đơn hơn bao giờ hết.
Tôi nói tiếp:
- Dường như ông đang cần một sự giúp đỡ ? Vậy xin ông vui lòng nhận lấy mấy đồng bạc này.
Tôi mở bóp và đưa tiền. Thế nhưng, người ấy vội xua tay, lắc đầu với nét mặt chán ngán:
- Tôi rất cần một sự giúp đỡ, nhưng không phải là tiền bạc.
Tôi đề nghị:
-Hay là ông về nhà tôi để chúng ta cùng nghỉ ngơi ?
Người ấy đáp:
- Tôi cần một nơi để nghỉ ngơi, một chỗ để tựa đầu, một mái nhà cho tâm tư chìm lắng. Tôi đã cố gắng đến mọi lữ quán, đã gõ cửa mọi căn nhà, nhưng tất cả đều chối từ. Tôi mệt mỏi nhưng không thất vọng. Đúng ra tôi không tìm một ngôi nhà, nhưng tìm một tâm hồn, tìm một nơi nghỉ ngơi trong lòng người.
Tôi nhìn thấy một giọt nước mắt rơi xuống trên gò má người ấy. Nói rồi, người ấy đứng lên, giơ hai tay ra phía trước. Tôi bỗng nhìn thấy những dấu đinh nơi lòng bàn tay.
Tôi bàng hoàng phủ phục và kêu lên:
- Ôi! Lạy Chúa Giêsu.
Lúc bấy giờ Chúa nói tiếp:
- Mọi người đang tôn vinh Ta, đang thêu dệt chung quanh Ta những huyền thoại, những hào quang rực rỡ. Còn về phần Ta, Ta mãi mãi vẫn chỉ là một kẻ xa lạ và cô đơn trên mặt đất này. Con cáo có hang, chim trời có tổ, nhưng Con người không có lấy được một hòn đá để tựa đầu.
Đúng thế, Hài nhi Giêsu vẫn còn cô đơn trong chính ngày lễ bàn dân thiên hạ mừng kính Ngài. Ngài vẫn còn âm thầm khổ đau giữa cảnh tưng bừng của ngày Ngài giáng sinh. Ngài vẫn còn xa lạ ngay cả đối với những người đã tin nhận Ngài.
Và hơn thế nữa, nếu Ngài thực sự hiện diện nơi người khác, thì chính Ngài cũng đang bị hắt hủi nơi những cô gái nghèo hèn người thượng, Ngài cũng đang bị chết dần chết mòn nơi những cô bé bán diêm túng thiếu, Ngài cũng đang bị quằn quại trong đau đớn nơi những em nhỏ lây nhiễm HIV ở Phi Châu, Ngài cũng đang bị vất ra ngoài đường nơi những người lâm cảnh màn trời chiếu đất tại những nơi đang xảy ra chiến tranh.
Nếu những chủ quán ngày xưa tại Bêlem đã không dành cho Ngài một chỗ cư ngụ, thì hôm nay biết bao nhiêu người cũng đã đóng kín cõi lòng và xua đuổi Ngài, để Ngài phải vất vưởng cùng giá rét.
Và rồi một giọng hát quen thuộc với nhạc phẩm “Bài thánh ca buồn” vang lên nơi tiệm cà phê của người hàng xóm:
Vào một đêm giáng sinh, đường phố ngập tràn muôn ánh đèn màu và từng lớp người mừng vui bước đi.
Tôi muốn lẩn tránh những âm thanh ồn ào, tìm kiếm một vài phút giây thinh lặng để suy tưởng về con người vĩ đại nhất mà thiên hạ đang tôn kính.
Con người ấy đã sinh ra làm thân trẻ nhỏ nơi máng cỏ Bêlem, đã chết một cách ô nhục như một tên tội phạm với khổ hình thập giá trên đỉnh đồi Canvê.
Tôi dừng chân và ngồi trên chiếc ghế đá công viên, để mặc cho những tâm tư trào dâng. Một lúc thật lâu, tôi bỗng giật mình vì có một người đã ngồi bên cạnh tôi từ lúc nào tôi cũng chẳng hay biết. Người đó đang cầm một cành cây khô và vạch những đường nét bâng quơ trên đất. Tôi nghĩ rằng:
- Hẳn ông ta cũng là một kẻ cô đơn.
Dường như đọc được ý nghĩ của tôi, người ấy nói:
- Chào anh.
Tôi thận trọng đáp lễ:
- Dạ, xin chào ông.
Rồi tôi gợi chuyện:
- Hẳn ông là một kẻ xa lạ trong thành phố này ?
Người ấy đáp:
- Phải, tôi chỉ là một kẻ xa lạ trong thành phố này cũng như trong mọi thành phố khác.
Tôi hỏi tiếp:
- Chắc ông cũng cảm thấy vui trong bầu khí tưng bừng của ngày lễ Giáng sinh hôm nay chứ ?
Người ấy đáp:
- Vào những ngày như thế này, tôi lại càng cảm thấy xa lạ và cô đơn hơn bao giờ hết.
Tôi nói tiếp:
- Dường như ông đang cần một sự giúp đỡ ? Vậy xin ông vui lòng nhận lấy mấy đồng bạc này.
Tôi mở bóp và đưa tiền. Thế nhưng, người ấy vội xua tay, lắc đầu với nét mặt chán ngán:
- Tôi rất cần một sự giúp đỡ, nhưng không phải là tiền bạc.
Tôi đề nghị:
-Hay là ông về nhà tôi để chúng ta cùng nghỉ ngơi ?
Người ấy đáp:
- Tôi cần một nơi để nghỉ ngơi, một chỗ để tựa đầu, một mái nhà cho tâm tư chìm lắng. Tôi đã cố gắng đến mọi lữ quán, đã gõ cửa mọi căn nhà, nhưng tất cả đều chối từ. Tôi mệt mỏi nhưng không thất vọng. Đúng ra tôi không tìm một ngôi nhà, nhưng tìm một tâm hồn, tìm một nơi nghỉ ngơi trong lòng người.
Tôi nhìn thấy một giọt nước mắt rơi xuống trên gò má người ấy. Nói rồi, người ấy đứng lên, giơ hai tay ra phía trước. Tôi bỗng nhìn thấy những dấu đinh nơi lòng bàn tay.
Tôi bàng hoàng phủ phục và kêu lên:
- Ôi! Lạy Chúa Giêsu.
Lúc bấy giờ Chúa nói tiếp:
- Mọi người đang tôn vinh Ta, đang thêu dệt chung quanh Ta những huyền thoại, những hào quang rực rỡ. Còn về phần Ta, Ta mãi mãi vẫn chỉ là một kẻ xa lạ và cô đơn trên mặt đất này. Con cáo có hang, chim trời có tổ, nhưng Con người không có lấy được một hòn đá để tựa đầu.
Đúng thế, Hài nhi Giêsu vẫn còn cô đơn trong chính ngày lễ bàn dân thiên hạ mừng kính Ngài. Ngài vẫn còn âm thầm khổ đau giữa cảnh tưng bừng của ngày Ngài giáng sinh. Ngài vẫn còn xa lạ ngay cả đối với những người đã tin nhận Ngài.
Và hơn thế nữa, nếu Ngài thực sự hiện diện nơi người khác, thì chính Ngài cũng đang bị hắt hủi nơi những cô gái nghèo hèn người thượng, Ngài cũng đang bị chết dần chết mòn nơi những cô bé bán diêm túng thiếu, Ngài cũng đang bị quằn quại trong đau đớn nơi những em nhỏ lây nhiễm HIV ở Phi Châu, Ngài cũng đang bị vất ra ngoài đường nơi những người lâm cảnh màn trời chiếu đất tại những nơi đang xảy ra chiến tranh.
Nếu những chủ quán ngày xưa tại Bêlem đã không dành cho Ngài một chỗ cư ngụ, thì hôm nay biết bao nhiêu người cũng đã đóng kín cõi lòng và xua đuổi Ngài, để Ngài phải vất vưởng cùng giá rét.
Và rồi một giọng hát quen thuộc với nhạc phẩm “Bài thánh ca buồn” vang lên nơi tiệm cà phê của người hàng xóm:
- Rồi những đêm thánh thường đón Noel,
Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu.
Tiếng thánh ca ngày xưa vang đêm tối,
Nhớ quá đi thôi giọng hát ai buồn.
Đêm thánh vô cùng lạnh giá hồn tôi.
Lang thang qua miền giáo đường dấu yêu.
Tiếng thánh ca ngày xưa vang đêm tối,
Nhớ quá đi thôi giọng hát ai buồn.
Đêm thánh vô cùng lạnh giá hồn tôi.
Gã Siêu (http://canhdongtruyengiao.net)
Labels:
SỐNG VÀ SUY NGẪM
Thứ Sáu, 23 tháng 12, 2011
Chúc các bạn một mùa giáng sinh ấm áp
Thứ Năm, 22 tháng 12, 2011
NHỮNG CÂU CHUYỆN MÙA GIÁNG SINH
Người mẹ một mắt.
Suốt thời thơ ấu và cả khi lớn lên, lúc nào tôi cũng ghét mẹ tôi. Lý do chính có lẽ vì bà chỉ có một con mắt. Bà là đầu đề để bạn bè trong lớp chế giễu, châm chọc tôi.
Mẹ tôi làm nghề nấu ăn để nuôi tôi ăn học. Một lần bà đến trường để kiếm tôi làm tôi phát ngượng. Sao bà lại có thể làm như thế với tôi? Tôi lơ bà đi, ném cho bà một cái nhìn đầy căm ghét rồi chạy biến. Ngày hôm sau, một trong những đứa bạn học trong lớp la lên:
- Ê, tao thấy rồi. Mẹ mày chỉ có một mắt!
- Ê, tao thấy rồi. Mẹ mày chỉ có một mắt!
Tôi xấu hổ chỉ muốn chôn mình xuống đất. Tôi chỉ muốn bà biến mất khỏi cuộc đời tôi. Ngày hôm đó đi học về tôi nói thẳng với bà:
- Mẹ chỉ muốn biến con thành trò cười!
- Mẹ chỉ muốn biến con thành trò cười!
Mẹ tôi không nói gì. Còn tôi, tôi chẳng để ý gì đến những lời nói đó, vì lúc ấy lòng tôi tràn đầy giận dữ. Tôi chẳng để ý gì đến cảm xúc của mẹ. Tôi chỉ muốn thoát ra khỏi nhà, không còn liên hệ gì với mẹ tôi. Vì thế tôi cố gắng học hành thật chăm chỉ, và sau cùng, tôi có được một học bổng để đi học ở Singapore.
Sau đó, tôi lập gia đình, mua nhà và có mấy đứa con. Vợ tôi là con nhà gia thế, tôi giấu nàng về bà mẹ của mình, chỉ nói mình mồ côi từ nhỏ. Tôi hài lòng với cuộc sống, với vợ con và những tiện nghi vật chất tôi có được ở Singapore.
Tôi mua cho mẹ một căn nhà nhỏ, thỉnh thoảng lén vợ gởi một ít tiền về biếu bà, tự nhủ thế là đầy đủ bổn phận. Tôi buộc mẹ không được liên hệ gì với tôi.
Một ngày kia, mẹ bất chợt đến thăm. Nhiều năm rồi bà không gặp tôi, thậm chí bà cũng chưa bao giờ nhìn thấy các cháu. Khi thấy một bà già trông có vẻ lam lũ đứng trước cửa, mấy đứa con tôi có đứa cười nhạo, có đứa hoảng sợ. Tôi vừa giận vừa lo vợ tôi biết chuyên, hét lên:
- Sao bà dám đến đây làm con tôi sợ thế? Đi khỏi đây ngay!
Mẹ tôi chỉ nhỏ nhẹ trả lời:- Ồ, xin lỗi, tôi nhầm địa chỉ!
Và lặng lẽ quay đi. Tôi không thèm liên lạc với bà trong suốt một thời gian dài. Hồi nhỏ, mẹ đã làm con bị chúng bạn trêu chọc nhục nhã, bây giờ mẹ còn định phá hỏng cuộc sống đang có của con hay sao? Một hôm, nhận được một lá thư mời họp mặt của trường cũ gởi đến tận nhà, tôi nói dối vợ là phải đi công tác. Sau buổi họp mặt, tôi ghé qua căn nhà của mẹ, vì tị mị hơn là muốn thăm mẹ. Mấy người hàng xóm nói rằng mẹ tôi đ mất vi ngy trước đó và do không có thân nhân, sở an sinh x hội đ lo mai tng chu đáo.Tôi không nhỏ được lấy một giọt nước mắt. Họ trao lại cho tôi một lá thư mẹ để lại cho tôi:
“Con yêu quý,
Lúc nào mẹ cũng nghĩ đến con. Mẹ xin lỗi về việc đã dám qua Singapore bất ngờ và làm cho các cháu phải sợ hãi. Mẹ rất vui khi nghe nói con sắp về trường tham dự buổi họp mặt, nhưng mẹ sợ mẹ không bước nổi ra khỏi giường để đến đó nhìn con. Mẹ ân hận vì đã làm con xấu hổ với bạn bè trong suốt thời gian con đi học ở đây. Con biết không, hồi con còn nhỏ xíu, con bị tai nạn và hỏng mất một bên mắt. Mẹ không thể ngồi yên nhìn con lớn lên mà chỉ có một mắt, nên mẹ đã cho con con mắt của mẹ. Mẹ đã bán tất cả những gì mẹ có để bác sĩ có thể thay mắt cho con, nhưng chưa bao giờ mẹ hối hận về việc đó. Mẹ rất hãnh diện vì con đã nên người, và mẹ kiêu hãnh vì những gì mẹ đã làm được cho con. Con đã nhìn thấy cả một thế giới mới, bằng con mắt của mẹ, thay cho mẹ.
Mẹ yêu con lắm,
Mẹ..."
CHIA SẺ MỘT CHÚT SUY TƯ
Bạn đọc thân mến,
Vào một đêm không ngủ được, tôi lang thang trên INTERNET cho đỡ buồn và mong khi đã xem mệt mỏi rồi, sẽ có được một giấc ngủ ngon. Ai ngờ tình cờ đọc được câu chuyện trên, cùng với những lời bình của một số bạn đọc trẻ. Tôi cứ phải đọc đi đọc lại nhiều lần, rồi in ra đem vào trong mùng đọc tiếp ! Tôi cứ suy nghĩ lung tung, và không tài nào ngủ được !!! - Câu chuyện nghe vừa buồn, vừa tức, vừa tội nghiệp, phải không các bạn ?- Người viết câu chuyện này chắc đã bị lương tâm giày vò lắm rồi ! Bởi thái độ và lời lẽ của anh đã xúc phạm không chỉ mẹ anh, mà còn xúc phạm đến Trời nữa. Chúng ta nhớ lại trong Kinh Thánh, lời đứa con trai hoang đàng khi quay về với Cha nó: “Thưa Cha, con đã lỗi phạm đến Trời và đến Cha…”. Đứa con trai hoang đàng ấy còn có dịp trở về xin lỗi Cha nó, còn câu chuyện trên đây, anh không còn có dịp nữa. Khi anh hiểu ra được sự hy sinh to tát của mẹ mình, thì anh càng nhận ra tội lỗi tày trời của anh.
Tôi đem câu chuyện này kể cho các em trong một lớp học giáo lý khi dạy về điều răn thứ tư, có em tức giận: “Sao Trời hổng đánh ổng chết cho rồi !”.
Câu nói của em khiến tôi chợt nhớ một câu chuyện cổ tích của người Thái kể về sự trừng phạt của Trời đối với một người con bất hiếu, câu chuyện mang tên: Ngôi Đền Con Tàu, có nội dung như sau:
Ngày xưa có một gia đình nọ, người chồng mất sớm, để lại người vợ hiền và một đứa con trai tuổi chừng mới lên năm. Hai mẹ con sống trên một ngọn đồi hoang, ngày ngày chặt củi đổi gạo, cuộc sống thanh đạm nhưng yên bình.
Dòng thời gian trôi qua, đứa con bây giờ đã lớn, nó đi săn bắn, lấy thịt xuống làng đổi thực phẩm và những thứ cần dùng. Cuộc sống mẹ con vì thế có khá hơn. Nhưng một hôm người con nói với mẹ: “Mẹ ơi, con sẽ đi làm ăn xa. Con sẽ kiếm nhiều tiền về nuôi mẹ”. Người mẹ nói: “Con ạ, mẹ con mình sống như vậy là tốt lắm rồi, mẹ không muốn xa con, đừng đi, con ạ!”. Nhưng chàng trai trẻ ôm mộng đổi đời, đã từ giả mẹ ra đi.
Nơi phương trời xa, anh làm ăn thành đạt, anh dấu gốc tích của mình. Anh nói với mọi người rằng mình là dòng tộc cao sang, cha mẹ đã chết, và anh đã cưới được một cô vợ quý phái giàu có.
Nơi phương trời xa, anh làm ăn thành đạt, anh dấu gốc tích của mình. Anh nói với mọi người rằng mình là dòng tộc cao sang, cha mẹ đã chết, và anh đã cưới được một cô vợ quý phái giàu có.
Một ngày nọ, họ cùng đi du lịch trên một con tàu riêng, và con tàu đã đi ngang miền quê của chàng trai năm xưa ấy. Anh chợt nhớ mẹ anh. Anh bảo vợ ở lại con tàu, và anh muốn trèo lên ngọn đồi để ngắm cảnh một lúc. Hình ảnh tuổi thơ và mẹ hiền sống lại, anh chạy về mái nhà ngày xưa, và bắt gặp một bà cụ gầy gò tóc trắng như bông đang đứng xa xa. Bất chợt bà cụ thấy anh, bà lảo đảo giang rộng đôi tay vừa chạy đến anh vừa gào lên: “Con, con đã về với mẹ ! Con ơi ! mẹ đây!”. Đúng lúc ấy, vợ anh đi tìm anh và có mặt nơi đó. Chị nhìn chồng và nói: “Mẹ anh đó à ? Sao anh nói cha mẹ đều đã chết !”. Anh xô mẹ anh ra khi vòng tay của mẹ anh đã ôm được anh sau hơn mười năm xa cách. Anh hét lên: “Một người đàn bà điên, đồ điên”. Và anh kéo vợ mình quay trở về tàu.
Người đàn bà đứng như pho tượng. Bàng hoàng và đau đớn. Một lúc lâu thân hình bà sụp xuống như cây nến gặp lửa ! Bà cố gượng dậy, đưa hai tay lên trời, giọng bà nghẹn ngào tức tưởi: “Trời ơi ! Con ơi !”.
Trời bổng trở nên xám xịt. Mây đen phủ kín . Một làn chớp xé rách bầu trời, và một tiếng nổ kinh hồn.
Phía dưới ngọn đồi con tàu rung chuyển, nhưng vẫn nguyên vẹn. Không ai có sao cả, chỉ trừ người con vừa từ chối mẹ bị chết cháy.
Sau khi biết được sự thật, để chuộc lại lỗi lầm cho chồng, người vợ đã cho xây một ngôi đền ngay trên đỉnh đồi ấy để khấn vái cho hồn chồng được siêu thoát. Và để nhắc nhớ người đời về đạo hiếu, người vợ cho đúc hình chiếc tàu đặt trên nóc của ngôi đền, nghe nói ngôi đền ấy vẫn còn cho đến ngày nay.
Bạn đọc thân mến,
Tuy dù đó chỉ là một câu chuyện truyền thuyết, khi nghe vẫn thấy rất đau lòng phải không các bạn ? Chúng ta không thể nào hiểu nổi, làm sao anh chàng kia có thể xô mẹ ra khỏi vòng tay mình được ? Có thể đó chỉ là chuyện cổ tích ! Nhưng không đâu các bạn ạ, trong cuộc đời cũng thường gặp những câu chuyện đại loại như vậy như cơm bữa đấy !
Mẹ Têrêsa kể một hôm khi đi qua nơi đổ rác, Mẹ gặp một cái bao bố to đang nhúc nhích , Mẹ bảo xe dừng lại, mẹ nghĩ có thể ai đó đã vứt bỏ một con chó già hay bệnh hoạn gì đó, Mẹ tội nghiệp, tính cứu nó, nhưng khi mở ra thì đó là một bà cụ ! Mẹ đem bà cụ về. Bà bị chuột gặm nhắm nhiều nơi trên cơ thể. Bà kể, con trai bà khi đi làm về, thường ngày tỏ ra rất bực dọc bà. Nhưng một hôm, chiều về, thấy nó vui hẳn. Nó hỏi thăm đủ thứ, rồi nó bảo bà uống một ly cà phê cho khoẻ, bà uống vào, và sao đó chẳng ngủ mê không còn biết gì hết. Khi tỉnh lại, bà thấy tối thui, mình mẩy cứng ngắt, không cục kịch gì được. Lúc ấy bà mới biết mình đã bị vức vào đống rác ! Đã ba ngày qua bà nằm chớ chết… Ba ngày, sau khi được Mẹ Têrêsa cứu, bà đã nhắm mắt bình an.
Một số truyện tượng trưng kể ra đây, để chúng ta cùng suy nghĩ về cuộc đời và nhìn lại chính mình. Chẳng có sự hy sinh cao cả nào mà không có nước mắt. Và những hy sinh cao cả đó, bao giờ cũng phảng phất một tình mẹ vô biên.
Labels:
SỐNG VÀ SUY NGẪM
Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011
Hội chứng “Tim Ngày Lễ”
Bác sĩ Nguyễn văn Đích
Rung nhĩ đáp ứng thất nhanh |
Chung quanh ngày lễ ta thường thấy gia tăng tai nạn xe cộ, ngộ độc thức ăn và bệnh tim mạch.
Trong phạm vi bài này, ta đề cập đến các triệu chứng tim mạch liên hệ đến lễ hội gọi là hội chứng “tim ngày lễ” (Holiday Heart Syndrome).
Bệnh nhân thường là những người trẻ tuổi, vốn khỏe mạnh và không có tiền căn tim mạch. Trong hoặc sau ngày lễ, họ có triệu chứng hồi hộp, tim đập nhanh hoặc thất nhịp, cảm thấy khó thở, chóng mặt, xây xẩm và khó chịu ở ngực.
Họ không nghiện nhưng đã uống nhiều rượu trong cuối tuần hoặc trong ngày lễ.
Thăm khám có thể có mùi rượu trong hơi thở. Bệnh nhân có thể bị kích động, lo lắng, mạch nhanh, không đều, áp huyết ở giới hạn cao. Nghe tim thấy loạn nhịp, có thể có đợt rung nhĩ ngắn, không có dấu hiệu của bệnh về cấu trúc cơ tim hoặc van tim.
Cần phân biệt với các bệnh nhân nghiện rượu, rung nhĩ, cuồng nhĩ, cường giáp, cơn nhịp nhanh trên thất kịch phát, thuyên tắc động mạch phổi, cũng cần lưu ý đến tình trạng do uống quá nhiều cà phê, dùng ephedrine, phenylpropanolamine thái quá hoặc các thuốc kích thích khác như cocaine….
Các xét nghiệm cận lâm sàng gồm điện tâm đồ, đo chất điện giải trong máu nhất là potassium, TSH, siêu âm tim, và đối với những người có nguy cơ bệnh tim mạch cần chụp hình tưới máu cơ tim.
Trong phần lớn các trường hợp, triệu chứng tự hết trong 24 giờ, bệnh nhân trở lại bình thường, nhịp xoang đều, không cần điều trị. Trong trường hợp bệnh nhân lớn tuổi có thể phải làm nghiệm pháp gắng sức để truy tìm trường hợp rối loạn nhịp tim do gắng sức.
Những người trẻ, không có bệnh tim thực thể có thể về nghỉ ở nhà khi rối lọan nhịp đã ổn định. Những người có bệnh về cấu trúc cơ tim, cần theo dõi nhịp tim (monitoring).
Những người ngộ độc rượu bị lọan nhịp mà nhịp thất quá nhanh có thể phải dùng các thuốc ức chế nút nhĩ thất như thuốc chẹn bêta, verpamil, diltiazem, digoxin.
Thuốc chẹn bêta có lợi hơn vì tác dụng nhanh và ly giải giao cảm. Đối với những bệnh nhân bị lọan nhịp nhĩ có đáp ứng thất nhanh như rung nhĩ hoặc cuồng nhĩ gây triệu chứng, cần phải kiểm soát nhịp thất. Có thể dùng metoprolol 5 mg tiêm tĩnh mạch (TM) mỗi 5 phút, không quá 3 liều, có thể tiếp tục bằng 25 mg uống mỗi 6 giờ.
Thuốc chẹn calci (nondihydropyridine) ức chế sự di chuyển của ion calci qua màng tế bào, do đó giảm tính tự động (automaticity) và tốc độ dẫn truyền của hệ thống dẫn truyền trong cơ tim.
Verapamil giảm ngọai tâm thu thất giảm nguy cơ nhanh nhịp thất hay rung thất: 5-10 mg TM chậm trong 2 phút, có thể cho thêm một liều thứ hai sau 15-30 phút nếu không có đáp ứng. Diltiazem là thuốc thích hợp nhất đối với nhịp nhanh trên thất có triệu chứng vì tác dụng nhanh và ngắn hạn, có thể ngừng khi lọan nhịp chấm dứt. Tiêm tĩnh mạch 0.25 mg/kg trong 2 phút, có thể lập lại với liều 0.35 mg/kg nếu chưa có đáp ứng có thể tiếp tục bằng truyền tĩnh mạch với liều 5-15 mg/giờ.
Digoxin tăng sức co bóp cơ tim, tăng hoạt tính của nút xoang động mạch cảnh, ít còn được dùng vì tác dụng chậm. Liều trung bình: 0.75-1.25 mg/ngày, uống 0.25 mg mỗi 4 giờ, 4 lần trong ngày.
Các bệnh nhân bị lọan nhịp mà tình trạng huyết động học không ổn định (hạ huyết áp), cần phải sốc điện.
Bệnh nhân cần được nhắc nhở không nên uống rượu thái quá.
xem thêm Holiday Heart Syndrome
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)