Thứ Năm, 15 tháng 12, 2011

NHỮNG ĐIỀU PHỤ NỮ MẮC BỆNH TIỂU ĐƯỜNG CẦN BIẾT KHI MUỐN CÓ THAI

BS Thy Anh

1/ Tôi có cần phải kiểm soát đường huyết thật tốt trước khi muốn có thai không?
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ, các bé được sinh ra từ các bà mẹ mắc bệnh tiểu đường, nhất là khi đường huyết không kiểm soát tốt, vẫn bị rất nhiều biến chứng khi sinh. Đường huyết tăng cao hoặc nhiễm keton trong máu của mẹ (một chất độc thường được sinh ra khi đường huyết tăng cao) sẽ đi qua lá nhau rồi vào thai nhi, khiến bé sẽ mắc phải rất nhiều khiếm khuyết.
Tăng đường huyết trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ làm tăng nguy cơ dị tật bào thai và xảy thai, vì đây chính là quãng thời gian quan trọng cho các cơ quan của bào thai được thành lập. Vì các cơ quan của bào thai đã được hình thành hoàn toàn trước 7 tuần, sau kỳ kinh chót (lúc bạn vừa biết mình có thai) nên bạn phải được ổn định đường huyết thật tốt trườc khi muốn có thai.
Hãy cố gắng phối hợp với bác sĩ của bạn đưa đường huyết về trị số mục tiêu trong khoảng 3 đến 6 tháng trước khi quyết định có thai.
2/ Tăng đường huyết có thể gây ra những biến chứng gì cho mẹ và thai nhi?
     - Các nguy cơ cho thai nhi:
          # sinh non
          # xảy thai
          # dị tật
          # thai to
          # hạ đường huyết khi sinh
          # vàng da kéo dài
          # hội chứng suy hô hấp
    - Các nguy cơ cho mẹ:
          # biến chứng mắt trở nên nặng hơn
          # biến chứng thận trở nên xấu hơn
          # nhiễm trùng tiểu và vùng âm đạo
          # tiền sản giật (tăng huyết áp & tiểu đạm)
          #sinh khó hoặc buộc phải mổ bắt con
3/ Mục tiêu ổn định trị số đường huyết của tôi trước khi có thai phải là bao nhiêu?
          # Đường huyết đói (trước ăn):  60 -110mg/dl
          # Đường huyết 1 giờ sau ăn :  100 - 149 mg/dl
Bạn nên biết, cùng với yêu cầu phải đạt được trị số đường huyết nêu trên, bạn cũng cần thay đổi lối sống để giảm nguy cơ các biến chứng của bệnh tiểu đường và giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh. Trị số HbA1c phải < 7%, cân nặng của bạn phải đạt mức độ lý tưởng, bạn phải  tập thể dục đều đặn, ăn uống lành mạnh và đừng quên khám thai định kỳ.
4/ Bác sĩ của tôi cần biết những vấn đề gì trước khi tôi muốn có thai?
Bác sĩ sẽ cho xét nghiệm HbA1c để biết chắc đường huyết của bạn có được kiểm soát tốt chưa. Bác sĩ cũng làm các xét nghiệm truy tìm các biến chứng như tầm soát cao huyết áp, biến chứng tim mạch, biến chứng thận, biến chứng mắt. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường týp 1, bác sĩ sẽ cho xét nghiệm thêm chức năng tuyến giáp.
Bác sĩ cũng cần được biết tất cả các loại thuốc mà bạn đang sử dụng để bảo đảm an toàn cho thai kỳ. Một số thuốc thường dùng trong điều trị bệnh tiểu đường có thể sẽ bị chống chỉ định khi có thai, ví dụ các thuốc hạ mỡ máu nhóm statin, thuốc ức chế men chuyển (ACE inhibitors), thuốc ức chế thụ thể angiotensin (ARBs) và một số thuốc uống hạ đường huyết.
Bạn cũng nên thảo luận với bác sĩ của bạn về các biện pháp tránh thai trong thời gian chờ đợi ổn định bệnh tiểu đường.

3 nhận xét:

Ngoc Mai nói...

Cam on Bac Si nhieu a. Bai viet cua Bac Si rat bo ich voi Em - mot benh nhan dang dieu tri tai Medic cua Bac Si.
Ngoc Mai

http://vuisongmoingay.blogspot.com/ nói...

Bạn có thể xem thêm các thông tin rất bổ ích tại website cuả Hội ĐÁI THÁO ĐƯỜNG Mỹ : http://www.diabetes.org/living-with-diabetes/?loc=GlobalNavLWD

Bồn ngâm chân Doca nói...

Bạn đã có một bài viết hay

lều xông hơi

lều xông hơi tại nhà

lều xông hơi giá rẻ

lều xông hơi sau sinh