Nguyễn Tường Bách
(bút ký Đường Xa Nắng Mới)
poster phim 7 năm ở Tây Tạng |
Đến một làng mà tiếng
Tây Tạng gọi là Tradũn, xe rẽvào đường nhỏ. Tôi nhảy xuống xe và thấy tim mạch
vận hành loạn xạ. Tôi vừa thở vừa leo một cái dốc nhỏ để vào một tu viện có tên
là Tradũn Tse.
Tradũn có nhiều tên,
có khi người ta gọi là Zhadun hay Zhadũn. Tradũn là tên do Heinrich Harrer viết
trong tác phẩm BẢY NĂM TẠI TÂY TẠNG*, trong đó tác giả mệnh danh Tradũn là
" Tu viện màu đỏ với mái vàng". Tu viện này thực ra nằm trong thị trấn
Tradũn, thị trấn này bị Hồng vệ binh của cách mạng văn hóa phá hủy hoàn toàn
trong những năm 60 của thế kỷ trước.
Sau những năm đó dân
cư Tradũn bị dồn về một thị trấn mới không xa, tên gọi là Zhongba **. Tradũn bị
xóa tên trên bản đồ nhưng thực ra nó là một thị trấn rất xa xưa. Đây vốn là nơi
buôn bán muối giữa các bộ tộc du mục ở phía bắc và người Nepal ở phía nam. Đường
đi qua Tradũn, chính là đường 219 hiện nay. được lịch sử thừa nhận là tuyến đường
đi lại của khách hành hương, thương nhân và các nhà thám hiểm. Từ đầu thế kỷ thứ
20, năm 1904, những người Âu đầu tiên đã đến Tradũn, trong đó có người Anh C.G.
Ryder và C. Rawling. Sau đó là nhà thám hiểm nổi tiếng Sven Hedin (1865-1952),
người Thụy Điển, đã sống nhiều tháng tại đây. Tên ông đã gắn liền với sườn bắc
Hy Mã Lạp Sơn, thậm chí khu vực này được đặt tên Sven Hedin. Đến thời kỳ của
Heirich Harrer, ông cũng từng sống nhiều tháng tại đây và cho hay thị trấn này thời đó chỉ có khoảng
20 nóc nhà.
Nhưng điều đáng chú ý
nhất chính là tu viện Tradũn Tse. Đây là một tu viện rất cổ mà bất ngờ thay chúng
tôi được thăm viếng và hít thở không khí của một thời hoàng kim đã mất. Tu viện
này được xây thời Tùng Tán Cương Bố, tức là hơn 1300 năm về trước. Tuy vậy, đây
chỉ là một tu viện có quy mô nhỏ. Heirich Harre cho hay trong tác phẩm của ông,
thời đó chỉ có bảy tu sĩ sống trong tu
viện.
Với một khuôn mặt cảm
khái, anh hướng dẫn viên người Ta5ngcho hay anh muốn mời đoàn chúng tôi vào đây
để xem một công trình tôn giáo cũ bị phá hoại thì như thế nào. Anh cẩn thận
không nhắc đến từ "người Hán" hay "Hồng vệ binh", chỉ nói
"đền bị phá hủy". Anh thừ biết chúng tôi biết ai là tác giả phá hoại.
Sau khi bị phá hủy,
tu viện này được trùng tu lại vào năm 1980. Vào tu viện, khách gặp ngay những bức
tượng hộ pháp vô cùng sinh động và đặc biệt của Phật giáo Tây Tạng. Sau đó là
tượng Liên Hoa Sinh nằm dưới ánh sáng của nóc chính điện. Nơi đây, tôi bắt đầu
biết rõ kiến trúc đặc trưng của một ngôi đền Tây Tạng với vòm cửa gương trên
nóc chính điện để soi sáng cho các bức
tượng rất cao, luôn luôn gần chạm tới nóc đền.
Dưới ánh sáng từ góc
đền này, mọi bức tượng, bích họa, kinh sách Tây Tạng nằm trong các hộc trên
vách tường hiện ra như hình ảnh của một thời quá khứ đã xưa. Nhất là kinh sách
của Tây Tạng vẫn còn được giữ theo truyền thống, đó là những tờ giấy rời bọc
trong lụa đỏ hay vàng. Đền còn được chiếu sáng bằng đèn mỡ trâu, cho một thứ
ánh sáng màu vàng êm dịu, lẫn trong mùi mỡ của trây Yak.
Thế nhưng, những bức
bích họa thu hút sự chú ý của tôi nhất lại là những bức hình đã phai mờ, có chỗ
bị nhạt màu, biến thành vôi trắng. Đó là những bích họa nguyên thủy từ 1300 năm
trước. Có chỗ còn đậm đà, có chỗ đã mất màu hẳn, vì thời gian và khí hậu khắc
nghiệt của cao nguyên Tây Tạng.
Trong một phòng thờ
khác, người ta còn thấy rõ vài bức bích họa bị phá hủy một cách vội vàng bởi
bàn tay con người. Nhưng xem ra không có thời giờ trong việc hủy hoại, họ chỉ
móc mắt của các tượng Phật, gạch chéo khuôn mặt của các Ngài, hình như làm vội
để kéo nhau đi nơi khác. Chúng tôi im lặng nhìn các tượng Phật đã bị phá hủy một
cách thô bạo theo ngón tay của anh hướng dẫn viên kín tiếng. Những kẻ phá hoại
đó còn lấy giấy dán lên mặt các tượng Phật, dường như không muốn ai nhìn thấy
các vị. Các tấm giấy báo xưa cũ đó còn ghi ngày tháng, cho ta biết chúng đã xảy
ra trong thời kỳ nào.
Thế nên, Saga không
phải là nơi dừng chân của người Ha1nnhu7 mình tưởng, tôi thầm nhủ. Họ đã đến
nơi đây, và đã từ lâu. Họ đã phá hủy một thị trấn tiêu biểu Tradũn để dời về
Zhongba, nơi mà ngày nay có một trại lính của Trung Quốc đóng giữ. Ở đâu cũng
có quân đội, đúng thôi, họ đâu để con đường 219 và vùng đất hẻo lánh này một mình
cho khách du lịch. Ngược lại đây là con đường chiến lược đối với Nepal, Ấn Độ
và Pakistan. Trên đường đi này, biết bao trạm kiểm soát còn chờ đón chúng tôi.
Càng ngắm đất trời
huyền hoặc của Tây Tạng, khách lại có một cảm hoài xao xuyến với dân tộc này.
"Qúa uổng!", đó là tâm trạng chung của chúng tôi. Cảnh quan đó lẽ ra
không để cho con người cai quản, càng không thể để cho một bộ máy của những con
người trơ lì về tâm linh trị vì.
Một dân tộc sống trên
một vùng đất lạ lùng này không thể không có một tâm hồn tôn giáo sâu sắc, tôi
nghĩ. Mặt khác, trong quá khứ, có lẽ dân tộc đó đã quên một khái niệm đầy tính
chất thế tục là hãy phát triển một thế lực để giữ đất trới này của riêng cho
mình.
Từ xưa, nói cho công
bằng, chỉ trừ trong một thời gian hoàng kim nhất trong thế kỷ thứ 7, thứ 8, Tây
Tạng chưa bao giờ từng là một quốc gia hoàn toàn độc lập, họ luôn luôn dựa dẫm
vào một quốc gia khác để tồn tại. Sau năm 1911, lúc Trung Quốc lâm vào hỗn loạn,
Tây Tạng thừ cơ tuyên bố độc lập. Nhưng đã quá trễ, Tây Tạng không có quân đội
riêng. Họ chưa bao giờ đạt được một sự thừa nhận nào trong cộng đồng quốc tế.
Chỉ chục năm sau khi "cách mạng vô sản" thành công trong nội địa,
Trung Quốc đã có Tây Tạng một cách dễ dàng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét