Robina Courtin
Đối với Đức Phật, từ
"tâm" chỉ:
Toàn bộ những kinh nghiệm bên trong
chúng ta như tư tưởng, cảm xúc, khuynh hướng, đặc tính cá nhân, nhận thức, trực
giác và mơ ước.
Nó hoạt động dựa trên
bộ não nhưng bản thân nó
Không phải là một bộ não
Không chỉ có như vậy,
tâm chúng ta:
không đến từ cha mẹ mình
Cũng không đến từ một siêu nhân nào.
Tâm hay nhận thức của
chúng ta là của riêng chúng ta. Nó không được tạo ra bởi bất cứ ai khác, nó là
một thực thể riêng. Một dòng sông của các sát na tinh thần, chúng ta có thể lần
theo dấu vết của nó và quay trở lại giây phút đầu tiên trong bụng mẹ và quay trở
lại với vô số kiếp sống trong quá khứ.
Công việc của người theo
Đạo Phật là đào sâu vào tâm của chính mình - "nơi làm việc chính là nội
tâm" - như Lama Zopa Rinpoche nói - và:
Việc tháo gỡ mạng lưới chằng chịt những
cảm xúc sâu kín, bằng cách sử dụng các thuật tâm lý tinh vi của Đức Phật, vẫn
được gọi là thiền.
Ban đầu, chúng ta cần
xác định cái gì đang ở đó, sau đó là hiểu nó và cuối cùng - mấu chốt của vấn đề
- là thay đổi nó. Trên thực tế, Đức Phật nói:
Chúng ta có thể thay đổi tâm mình đến
trạng thái mà khi đó chúng ta giũ sạch hoàn toàn các cảm xúc bệnh hoạn, các phiền
não như bám chấp, giận dữ, căm ghét bản thân, ganh tỵ và
Làm cho tâm tràn đầy những đặc tính
tích cực như lòng tốt, trí tuệ và vị tha.
Đối với đa số chúng
ta, việc theo đuổi sự hoàn thiện này hay Phật tính không đến dễ dàng. Nhưng cũng
giống như sự vun trồng bất cứ kỹ năng nào, tất nhiên, với sự thực hành chúng ta
sẽ trở nên tốt hơn. Tất cả chúng ta đều biết "thực hành tạo nên sự hoàn
thiện", hay như người Tây Tạng thường nói:" Khi đã quen thuộc thì chẳng
có gì là khó khăn cả".
Chúng ta thường sai lầm
khi trao cho các đức tính tích cực và sự loạn thần kinh những vị thế giống nhau
và cho rằng phiền não là bẩm sinh, rằng chúng ta bị gắn chặt vào con người mà
chúng ta đang là. Đức Phật nói rằng chúng ta có thể thay đỗi bởi vì:
Những chứng loạn thần kinh của chúng
ta như những chất phụ gia, như sự ô nhiễm, đơn giản là chúng không thuộc về tâm
và có thể loại bỏ.
Nói cách khác:
Các đức tính tích cực là bản chất của
mỗi chúng ta; chúng định nghĩa chúng ta; chúng là con người mà chúng ta thực sự
đang là. Khi chúng ta rũ bỏ
các phiền não ra khỏi tâm mình, các cảm xúc tích cực sẽ tự nhiên sinh khởi và
phát triển. Đó là một tiến trình tâm lý tự nhiên.
Nhưng Đức Phật nói chỉ
có niềm tin không thôi thì cũng chẳng ích gì. Chúng ta cần phải thẩm tra điều
đó trên chính bản thân mình bằng cách thực hành. Trên thực tế, thực hành là
việc khám phá và thẩm tra những điều Đức Phật đã khẳng định và biến chúng thành các kinh nghiệm cá nhân của
mình, minh chứng chúng trước bản thân mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét