by Linh H. Vo
on Tuesday, January 15, 2013 at 2:38pm (facebook)
Niên hiệu Nguyên Phong
Trần Thái Tông, nguyên tên thật là Trần Cảnh, là vua thứ nhất
của nhà Trần. Ông sinh ngày 17-7-1218, mất ngày 4-5-1277. Ông làm vua 33 năm,
nhường ngôi 19 năm, thọ 59 tuổi. Khi lên làm vua năm 1226, Trần Cảnh đổi niên
hiệu là Kiến Trung; năm 1232, đổi là Thiên ứng Chính bình; năm 1251, lại đổi là
Nguyên Phong.
Ngày 17-1-1258, (niên hiệu Nguyên Phong thứ 7) quân Nguyên
tràn tới cánh đồng Bình Lệ (phía nam Bạch Hạc, Việt Trì, Phú Thọ). Trần Thái
Tông chỉ huy cuộc chiến đấu chống giặc. Đại Việt sử ký toàn thư tả: "Vua tự
làm tướng đốc chiến đi trước, xông pha tên đạn"...
Ngày 29-1-1258, Trần Thái Tông cùng thái tử Hoảng (sau là
vua Trần Thánh Tông) đã phá tan quân Nguyên ở Đông Bộ Đầu, giải phóng Thăng
Long, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông lần thứ nhất. Trần
Thái Tông đã đi vào lịch sử như một ông vua anh hùng cứu nước. Chiến công hiển
hách của quân dân nhà Trần đánh tan cuộc xâm lược lần thứ nhất của quân Nguyên
Mông được nhân dân đời đời ghi nhớ như một điểm son chói lọi trong lịch sử chống
ngoại xâm đầy oanh liệt của của dân tộc ta.
Bên cạnh đó, niên hiệu Nguyên Phong cũng đi vào lịch sử như
cái mốc lớn ghi chiến công đầu tiên trong cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông hồi
thế kỷ 13 mà sau đó vua Trần Nhân Tông ca ngợi:
Bạch đầu quân sĩ tại,
Vãng vãng thuyết
Nguyên Phong.
(Lính bạc đầu còn đó,
Kể mãi chuyện Nguyên Phong)
Vãng vãng thuyết Nguyên Phong?
Tôi học hai câu thơ này từ thời còn là học sinh trung học phổ
thông. Khi đó mỗi lần đọc lên là liên tưởng đến hình ảnh thanh bình của những người
lính già đang nhắc lại một thời quá khứ oanh liệt, pha lẫn một niềm tự hào dân
tộc bao lần chiến thắng ngọai xâm. Rồi một ngày tôi chợt nảy ra câu hỏi: Vì sao
những người lính già ấy cứ kể mãi chuyện Nguyên Phong? Tại sao họ không kể những
câu chuyện khác đang xảy ra trong hiện tại của họ?
Bạch đầu quân sĩ tại,
Vãng vãng thuyết Nguyên Phong
Hai câu thơ của vua Trần Nhân Tông là một lời tưởng thưởng
cho những người lính anh dũng may mắn còn sống sót sau cuộc chiến tranh giữ nước
vĩ đại. Họ đã trở về với miền quê và cuộc sống trước chiến tranh của họ, với những
ký ức hào hùng vào bậc nhất thời đại. Họ có quyền tự hào và kể mãi những chiến
công và sứ mệnh bậc nhất của họ. Họ sẽ không bao giờ có một cơ hội để thực hiện
một chiến công lịch sử như thế lần thứ hai. Họ có quyền kể cho nhau và cho con
cháu nghe câu chuyện vĩ đại của họ.
Đó là một tâm lý bình thường khi người ta chỉ thích nói về
những chuyện mang lại cho mình cảm giác thích thú và sảng khóai. Vì thế, như một
quán tính vô thức, người ta sẽ tìm trong ký ức và hiện tại của mình những chuyện
làm cho người ta thích thú và sẽ nói về những chuyện đó. Nếu hiện tại của họ tốt
đẹp, “một cách vô thức”, họ sẽ nói về hiện tại của họ. Nếu quá khứ của họ tốt đẹp
hơn hiện tại, họ sẽ có khuynh hướng nói về quá khứ.
Tại sao người lính già không nói những chuyện hiện tại mà cứ
kể mãi về quá khứ? Có thể trả lời một cách đơn giản là hiện tại của họ không
hào hùng bằng thời đã qua của họ. Nói về hiện tại không mang lại cho họ cảm
giác sảng khóai như khi nói về quá khứ với giai đọan thăng hoa nhất của họ. Nói
cách khác, họ không còn là con người của thời đại. Thời của họ đã qua. Đỉnh cao
chói lói của họ đã trở thành quá khứ.
Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta có thể thấy rất nhiều
người nói thích nói về quá khứ của họ. Họ nói về quá khứ bằng nhiều cách kể cả
viết hồi ký. Đó là một điều hay khi những kinh nghiệm quý báu của họ được truyền
lại cho thế hệ trẻ học tập. Tuy nhiên, chắc chắn một điều khi đó họ để lộ cho
người khác biết ít nhất là thời hòang kim của họ đã qua. Người ta cũng có thể
hay nhắc đến quá khứ khi người ta không bằng lòng với hiện tại, khi không có hy
vọng ở tương lai, khi người ta sợ mình bị bỏ quên hay không thóat ra nổi sự lệ
thuộc vào dư luận được nổi tiếng.
Chúng ta cũng như nhiều người khác đang làm việc rất cật lực.
Nếu chúng ta có công việc tốt, có gia đình êm ấm, có những đứa con kháu khỉnh
đáng yêu, có cơ hội học tập và phát triển cho tương lai, chúng ta sẽ không dùng
thời gian của mình để kể mãi về quá khứ. Hiện tại làm cho chúng ta đủ bận rộn để
phải tập trung tất cả suy nghĩ của mình cho hiện tại. Những câu chuyện hiện tại
và những dự định trong tương lai sẽ như một thỏi nam châm thu hút sự quan tâm
và sẽ là những đề tài bất tận cho chúng ta. Thỉnh thỏang chúng ta cũng nhắc về
quá khứ như một kinh nghiệm đã qua nhưng chúng ta không dành quá nhiều thời
gian cho quá khứ.
Bất hứa nhân gian kiến bạc đầu
Có những con người vĩ đại thật sự luôn sống đúng với hiện tại
cho đến suốt cuộc đời. Có những người sống và chết như chân lý nhưng không hề
nhắc lại quá khứ hay để lại một dòng hồi ký. Dư luận và công chúng phải chạy
theo ghi lại những tư tuởng của họ để truyền lại cho hậu thế và xem đó như là một
sứ mạng cao cả của mình. Những con người vĩ đại đó không màng đến chuyện người
đời sau không biết đến mình. Họ hiểu mình, biết mình, biết công việc mình làm
và không bị cuốn theo sự nổi tiếng và dòng dư luận.
Có những người khác vừa khi kết thúc một sứ mạng lịch sử của
mình, họ đã rời khỏi vị trí của mình để nhường chỗ cho những người khác. Họ biết
họ sẽ không thể làm tốt hơn công việc hiện tại của mình bằng những người đầy
năng lực khác trong tương lai, cũng như họ hiểu sẽ không bao giờ, không còn cơ
hội để thực hiện được một việc tương tự mà họ đã làm trong quá khứ. Khi rời bỏ
vị trí đỉnh cao hiện tại, họ đã bước vào tương lai bằng một hiện tại mới, với
những ước mơ ấp ủ mà trước đây họ nhưng chưa có dịp làm, với một sự chói lọi đỉnh
cao khác nhưng dưới một hình thức mới. Họ có dịp sống một cuộc sống mà họ lựa
chọn và đã từng ước ao trong quá khứ. Và như thế, họ lại có một hiện tại đẹp
hơn quá khứ. Chắc chắn, họ sẽ không bao giờ mãi nói về quá khứ.
Sau chiến tranh khi đất nước thái bình, vua Trần Thái Tông
nhường ngôi cho thái tử Hoảng, rời “bỏ ngôi báu như trút đôi dép
rách...” (Ngô Thì Sĩ). Ông lui về lập am Thái Vi ở vùng rừng núi Vĩ Lâm, cố
đô Hoa Lư để an dân lập ấp và tu hành. Ông đã thực hiện một ước mơ mà ông đã
không thể thực hiện được ngày trước: “chi bằng lui về ở chốn núi rừng, tìm học
Phật pháp để hiểu rõ việc lớn sanh tử...” vì khi xưa : “tuy ý hồi hướng đã nẩy
mầm, mà cơ cảm xúc chưa thấu suốt…” và vì phải thực hiện sứ mệnh lịch sử của
mình: “vì thế, Trẫm cùng mọi người trở về Kinh, miễn cưỡng lên
ngôi…” (Tựa Thiền Tông Chỉ Nam).
Lịch sử mãi mãi nhắc đến vua Trần Thái Tông với hình ảnh của
một ông vua luôn ở đỉnh cao suốt cuộc đời mình. Khi bệnh nặng cuối đời, Trần
Thái Tông đã nói với một Đại sư vào thăm: “cái này (bản thân nhà vua) xưa này
sanh tử không can hệ…”
Không phải đơn thuần nhờ vào những thành tựu và cống hiến, một
con người thật sự vĩ đại còn thể hiện qua quyết định xuất xử hợp để mang lại sự
khâm phục trọn vẹn trong lòng mọi người.
Mỹ nhân tự cổ như danh
tướng
Bất hứa nhân gian kiến
bạc đầu
(Người đẹp từ xưa như tướng giỏi
Chẳng để nhân gian thấy bạc đầu)
26/09/2009
5 nhận xét:
Nhà trần đã 3 lần đánh tan quân mông nguyên. làm cho thế giới ngạc nhiên noi that cao cap | thiet ke noi that cao cap | noi that italia | tu van thiet ke noi that
Quá khứ, Hiện tại, Tương lai
Bạch đầu quân sĩ tại
Vãng vãng thuyết Nguyên Phong
Du lịch khám phá Quận Cam California Mỹ
Vé máy bay đi Mỹ khám phá núi khói Great Smoky ma mị
Vé máy bay đi Mỹ giá bao nhiêu tiền
Cung đường mộng mơ USA
Chiêm ngưỡng kiến trúc có một không hai tại efferson City - Missouri
7 điều cần biết trước khi du lịch New York
Vé máy bay đi Mỹ tháng nào rẻ nhất
Khám phá top 5 địa điểm du lịch Bắc Hoa Kỳ
San Diego thành phố với đường bờ biển kéo dài tuyệt đẹp
Khám phá du lịch lướt sóng ở Santa Cruz Hoa Kỳ
bài viết hay quá
Hải Long Vân - Đại lý máy lạnh chính hãng giá rẻ miền Nam - 0909 787 022 (Mr. Hoàng) để báo giá nhanh 24/7 Website: https://www.maylanhhailongvan.vn
Thank you for sharing this very good article In particular, Explore more about other topics here
A Mother's Unyielding Love
The Secret to a Lasting Marriage: A Wife's Intimate Role
Free-tools
Đăng nhận xét