Thứ Sáu, 1 tháng 2, 2013

BẠN NÊN LÀM GÌ KHI GẬP KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM BẤT THƯỜNG? (kỳ 1)

T.I Robestson

Một xét nghiệm sinh hóa ở một bệnh nhân nam 50 tuổi không có triệu chứng cho thấy có tăng nhẹ acid uric trong máu. Thuốc điều trị gout làm giảm nồng độ aci uric trên bệnh nhân này nhưng lại gây phát ban ở da toàn thân kéo dài đến … 3 tháng. Một bệnh nhân khác 55 tuổi nhập viện vì nhồi máu cơ tim được phát hiện có nồng độ Hb 110g/L qua xét nghiệm máu thường quy. Phết máu gợi ý thiếu sắt. Tiến hành các xét nghiệm tiếp theo phát hiện bệnh nhân bị ung thư trực tràng không triệu chứng và bệnh nhân được phẫu thuật thành công. Hai ví dụ trên, bắt đầu từ các xét nghiệm thường quy, một cho kết quả bệnh nhân bị tác dụng phụ từ điều trị mà lẽ ra không cần thiết, và ngược lại, một đưa đến điều trị thành công sau khi khảo sát thêm một bất thường rất nhỏ.
Chúng ta đang sống trong mê cung của các xét nghiệm sinh hóa, các xét nghiệm sàng lọc và các xét nghiệm thường quy, rất nhiều xét nghiệm không được yêu cầu và một số do chính bệnh nhân đưa đến. Một nhóm phân loại mới được tạo ra : bệnh nhân không triệu chứng có kết quả xét nghiệm bất thường. Những bệnh nhân này có nguy cơ đặc biệt. Một số mới khởi bệnh, đang tiến triển hay có bệnh ở thể dưới lâm sàng và một số thì hoàn toàn không bệnh. Nhưng tất cả họ lại có thể bị ảnh hưởng bởi các tư vấn y khoa dành cho họ. Bỏ qua một xét nghiệm không quan trong có thể làm chết người, tuy nhiên, có khi một xét nghiệm rõ ràng là bất thường, vì lợi ích của bệnh nhân, có thể tốt nhất là nên để sang một bên. Thời đại của các quy trình sàng lọc thường quy đã tạo ra những vấn đề và trách nhiệm mới và có khuynh hướng bị làm cho phức tạp hơn thay vì chỉ điều trị đơn giản.
Khi nào một kết quả bất thường sẽ được xem là bất thường không cần phải bàn cãi? Khi nào xét nghiệm đó có ảnh hưởng đến bệnh nhân? Mức độ kiểm tra tiếp theo nên như thế nào? Khi nào thì nên bỏ qua xét nghiệm? Có thể làm giảm mức độ vấn đề ngay từ đầu bằng cách phân loại yêu cầu từ khảo sát ban đầu. Càng ít các xét nghiệm được yêu cầu đơn độc (nghĩa là không căn cứ vào bệnh sử, khám lâm sàng hoặc xét đến vấn đề lâm sàng) thì việc biện luận kết quả xét nghiệm sẽ càng ít gập khó khăn hơn. Nếu bản thân bệnh nhân yêu cầu bất kỳ một xét nghiệm gì thì bệnh nhân đó nên được hỏi bệnh sử và khám lâm sàng đầy đủ trước.
Sẽ không thực tế nếu phủ nhận tính thuận tiện, ưu điểm và nhiều thông tin của các máy thử công thức máu tự động và máy phân tích nhiều xét nghiệm sinh hóa. Tuy nhiên, khảo sát là cần thiết nếu kết quả xét nghiệm giúp xác định hay loại bỏ một chẩn đoán. Không nên dùng nó như một xét nghiệm cầu may. Nếu trên lâm sàng chỉ đòi hỏi một vài xét nghiệm chọn lọc, hay phát sinh giả thuyết chẩn đoán dựa trên lâm sàng, thì chỉ nên yêu cầu các xét nghiệp phù hợp. Các xét nghiệm tiếp theo có thể sẽ cấn làm sau khi đã phân tích các xét nghiệm ban đầu và đây chính là cách tiếp cận nên lựa chọn.
Bác sĩ thực hành lâm sàng nên nâng cao kỹ năng chẩn đoán của mình bằng cách khám bệnh nhân thật kỹ lưỡng, biết giới hạn các xét nghiệm và nắm vững ý nghĩa cũng như những mặt hạn chế của các xét nghiệm chỉ định. Điều này đúng với tất cả những cơ sở thực hành lâm sàng chứ không chỉ dành riêng cho các cơ sở giảng dạy.
Tuy vậy, trong thực tế, vẫn thường gập vấn đề cần lý giải một kết quả xét nghiệm bất thường đơn độc.

1 nhận xét:

gia thiên nói...

nên độc kỹ kết quả xét nghiệm rùi tìm đến bác sĩ nhờ tư vấn trước đã http://benhvienphuclam.com/2018/01/10/cach-doc-ket-qua-xet-nghiem-mau-chuan-xac-nhu-bac-si/