Yongey Mingyur
Rinpoche
Sau gần một chục năm
giảng dạy ở hơn hai mươi quốc gia trên thế giới, tôi đã thấy rất nhiều điều kỳ
lạ và tuyệt vời, được nghe thấy rất nhiều điều kỳ lạ và tuyệt vời từ những người
tôi có dịp nói chuyện tại các buổi dạy chung hoặc là họ đã đến gặp tôi để được
tư vấn. Tuy nhiên, điều tôi thấy ngạc nhiên hơn hết là việc nhìn thấy những con
người đang sống trong những nơi đầy đủ tiện nghi vật chất nhưng lại phải trải
qua những đau khổ tận cùng như những con người đang phải chịu nhiều thiếu thốn
về vật chất. Sự biểu hiện nỗi đau khổ mà tôi chứng kiến có khác về vài phương
diện với những gì tôi quen nhìn thấy ở Ấn Độ và Nepal, nhưng sự mãnh liệt của
nó thì thật là rõ ràng.
Tôi bắt đầu nhận thấy
nỗi bất hạnh này trong những chuyến đi đầu tiên đến phương Tây, khi những người
bạn chủ nhà đưa tôi đi xem những sự kiện lớn của thành phố. Khi lần đầu tiên
tôi nhìn thấy những nơi như tòa nhà Empire State hoặc tháp Eiffel, tôi không khỏi
kinh ngạc trước tài năng của các nhà thiết kế và trình độ phối hợp quyết đoán cần
có ở những người xây dựng nên các công trình kiến trúc này. Nhưng khi chúng tôi
lên tới nóc sân thượng, tôi thấy tầm nhìn bị cản bởi những hàng rào thép gai và
toàn bộ khu vực này đều được canh gác. Khi tôi hỏi những người bạn chủ nhà về
hàng rào và lính canh này, họ giải thích đó là sự phòng ngừa để giữ cho người
ta không tự vẫn bằng cách nhày từ trên cao xuống. Tôi cảm thấy thật đáng buồn khi
những xã hội có thể xây nên những kỳ quan như thế lại cần phải áp đặt nhiều biện
pháp nghiêm nhặt để giữ cho người dân của mình không dùng chính các công trình
tuyệt mỹ này làm sàn nhảy tự tử.
Yongey Mingyur Rinpoche |
Những biện pháp an
ninh này không làm giảm đi chút nào sự ngưỡng mộ của tôi đối với vẻ đẹp cũng
như kỹ năng công nghệ cần thiết để xây dựng nên chúng. Nhưng sau khi đi xem vài
nơi như thế thì các biện pháp an ninh đã bắt đầu "chiếm chỗ" cùng với
một điều khác nữa mà tôi bắt đầu để ý. Mặc dù những người sống trong các nền
văn hóa thoải mái về mặt vật chất thường dễ dàng nở những nụ cười, nhưng đôi mắt
của họ lại gần như luôn luôn phản ánh một sự không thỏa mãn, thậm chí là sự tuyệt
vọng. Và những câu hỏi mà mọi người thường đưa ra trong những buổi nói chuyện
riêng tư hoặc nơi đông người thường có vẻ chỉ xoay quanh việc làm thế nào để được
khỏe hơn, mạnh hơn hiện tại hoặc làm sao để vược qua được sự "căm ghét bản
thân".
Càng đi đến nhiều
nơi, tôi càng thấy rõ rằng những người sống ở các xã hội có thành tựu vật chất
và công nghệ cao cũng cảm thấy những sự đau khổ, lo âu, cô đơn , tách biệt và
tuyệt vọng như những người sống ở các xã hội ít phát triển hơn. Sau vài năm đặt
ra các câu hỏi chủ ý trong các buồi thuyết giảng nơi đông người và các buổi
tham vấn riêng tư, tôi bắt đầu thấy rằng khi tốc độ phát triển về hình thức vượt
quá sự phát triển của nội tâm, con người dường như sẽ phải khổ hơn vì những
xung đột tình cảm mà chẳng có một phương pháp nội tâm nào để đối phó. Sự phong
phú về các điều kiện vật chất đã tạo ra quá nhiều thú vui bên ngoài khiến cho
người ta mất đi sự kết nối với cảm xúc bên trong của mình.
Chẳng hạn, ta chỉ
nghĩ về số lượng người ra sức tìm kiếm cảm giác kích thích bằng cách đi tới những
nhà hàng mới, bắt đầu những mối quan hệ mới hoặc chuyển sang một chỗ làm mới.
Trong một thời gian ngắn thì sự mới mẻ này dường như cũng có mang lại một cảm
giác phấn khích. Nhưng cuối cùng thì sự phấn khích này cũng qua đi; cãm giác mới,
người bạn mới hoặc trách nhiệm mới cũng sẽ trở nên tầm thường. Thứ hạnh phúc mà
họ cảm thấy như lúc đầu không còn nữa.
Thế là họ lại thử áp
dụng một chiến lược mới, ví dụ như đi tắm biển. Được một thời gian, điều này có
vẻ như khiến cho người ta mãn nguyện. Mặt trời ấm áp, nước biển tuyệt vời và là
cơ hội gặp gỡ được nhiều người, với những hoạt động mới mẻ và hào hứng để mình
thử nghiệm, như lướt ván và giong buồm. Nhưng rồi sau một thời gian, cả đến bãi
biển cũng làm ta nhàm chán. Những cuộc trò chuyện cứ lặp đi lặp lại, đất cát
như bám chặt trên da mình, mặt trời quá gắt hay lẩn khuất giữa những đám mây, rồi
nước biển hóa lạnh. Thế là phải dời đi, thử đi đến một bãi biễn khác, hoặc một
xứ sở khác.
Rắc rối với những giải
pháp trên là về bản chất chúng nhất thời. Tất cả các hiện tượng chỉ là kết quả
sự quy tụ của những nguyên nhân và điều kiện, do đó không khỏi trải qua một kiểu
thay đổi nào đó. Khi các nguyên nhân gốc gây ra và kèo dài một cảm giác hạnh
phúc bỗng nhiên thay đổi, thì hầu hết mọi người đều có thể quy trách cho các điều
kiện bên ngoài (vì ai khác, vì nơi chốn, vì thời tiết ...) hoặc là cho chính
mình ("lẽ ra mình nên nói một câu gì đó tử tế hơn, khôn ngoan hơn",
"lẽ ra mình nên đến một nơi nào khác"). Tuy nhiên , bởi nó phản ánh một
sự thiếu tin tưởng vào chính mình, vào những điều được dạy là sẽ đem lại hạnh
phúc, cho nên sự than trách chỉ khiến cho việc tìm kiếm hạnh phúc trở nên khó
khăn hơn.
Điều rắc rối hơn nữa
là hầu hết mọi người đều không có một ý niệm rõ ràng về hạnh phúc, do đó tự họ
tạo ra những điều kiện dẫn họ trở về với sự không thỏa mãn mà mình đã ra sức loại
bỏ đi. Vì thế, chúng ta nên xem xét kỹ hơn về hạnh phúc hoặc không hạnh phúc,
cùng với các gốc rễ của nó.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét