Thứ Sáu, 8 tháng 7, 2011

PHỐ CỔ HỘI AN

Thy Anh
đứng trên cầu Cẩm Nam, bạn có thể ngắm toàn cảnh Hội An

          Tôi có một ồng cậu làm bác sĩ  bên Canada, cứ mỗi lần về Việt Nam lại ghé thăm Hội An vì "chưa thấy nơi nào dễ thương như vậy". Rất nhiều du khách phương Tây sang Viện Nam, cũng muốn quay trỡ lại Hội An. Riêng tôi, tôi đã đến phố cổ Hội An ba lần và nếu có dịp, chắc chắn tôi sẽ ghé thăn Hội An nhiều lần nữa.
Chùa Cầu
          Nhà văn Sơn Nam củng rất thích Hội An, trong một dịp ghé thăm đất Quảng Nam, ông viết: . . . Hôm sau, viếng phố cổ Hội An, ghé Chùa Cầu, nơi còn tấm biển với nét bút của chúa Nguyễn Phúc Chu, đạo hiệu Thiên Tùng Đạo Nhân, người đã sai phái Nguyễn Hữu Cảnh vào Đồng Nai Gia Định.
Phố cổ Hội An được những người khó tính nhất yêu thích vì tự bản thân nó có thực chất, xưa kia sầm uất, các thương gia nước ngoài mô tả là náo nhiệt, nhiều mặt hàng bán ra và mua vào, còn ngày nay đáng gọi là khu du lịch lý tưởng, mát mẻ, sạch sẽ, có ngăn nắp, lại gần kề biển Đông. Đường xa nhỏ bé vì thời xưa chỉ cưỡi ngựa và xe ngựa.

CHÙA TÀU

          So với các chùa người Hoa ở Chợ Lớn thì chùa ở Hội An rất sạch sẽ, thoáng mát, bảo quản kỹ lưỡng và khung cảnh trầm lặng. Và có trầm lặng thì mới gợi được mùi đạo. Bên cửa một ngôi chùa, tôi giật mình, bắt gập nét bút của tay viết chữ Hán lừng danh, hiện đại:"Đinh thiên lập địa. Kế vãng lai". Người viết là Vu Hữu Nhậm, " Đầu đội trờichân đạp đất để kế thừa quá khứ, khai sáng ra tương lai". Vu Hữu Nhậm còn để lại vài chữ thần ở Chợ Lớn. Nghe đâu trên nóc đình Minh Hương Gia Thạnh ỡ Chợ Lớn còn mấy nét chữ thần của ông. Từ xưa, viết chữ hán phải "ngang bằng sỗ thẳng" nét mịn, nét mũi mác; Vu Hữu Nhậm đã hiện đại hóa, tạo ra kiểu chữ với nét suôn sẽ, như viết với bút bi hoặc bút lông kim.
          Ghé viếng nhà thờ họ Nguyễn Tường. Nguyễn Tường Tam (nhà văn Nhất Linh) của Tự Lực Văn Đoàn, là người gốc Hội An, sau đó lập sự nghiệp ở đất Bắc.
          Du khách đến Hội An gồm khá đông người nước ngoài, mọi người đều hài lòng, suy nghĩ ngạc nhiên không bát nháo. Các chủ nhà xưa rất hiếu khách, xinh đẹp, nhã nhặn như người ở Sài Gòn. Gió mát rượi, từ biển Đông thổi vào. Thức ăn không đắt. Hội An phải chăng là một kiểu thành phố sông nước và biển, kiểu Venise bên Ý.
Hội An khá đông người nước ngoài



Ghe đánh cá trên song Thu Bn
Không phải một nhà nghiên cứu văn hóa như Sơn Nam, chỉ đơn giản là một người đi du lịch thong thả, tôi đến Hội An vì thìch cái không khí  yên bình và những con phố nhỏ, xưa cũ, được bảo tồn gần như nguyên vẹn. Thuê một nhà trọ trong phố cổ, thức dậy từ 4 - 5 giờ sáng, lúc này, hầu hết các du khách còn đang ngủ, bạn có thể lắng nghe từng âm thanh trong lòng phố cổ. Tiếng người đi chợ sớm nói chuyện lao xao , tiếng quanh gánh kẽo kẹt, tiếng xe đạp lạch cạch và không hề có tiếng kèn xe hơi hay xe gắn máy. Lúc này, nếu đứng trên cầu Cẩm Nam, bạn có thể ngắm toàn cảnh Hội An với bến chợ bên sông nhộn nhịp ghe thuyền. Sau khi điểm tâm với những món ăn dân dã địa phương ở một quán cóc nào đó ven đường hay tại một gánh hàng rong trong chợ, tôi thả bộ trên những con đường nhỏ hẹp, hai bên là những ngôi nhà cổ rêu phong, với cỏ mọc trên mái, với những cặp "mắt cửa" rất có hồn. Trong làn không khí mát mẻ của gió biển đông, thỉnh thoảng, tôi lại dừng lại tán gẫu với các cư dân hiếu khách ven đường. Khi chân đã mỏi, tôi ghé vào một quán nước yên tĩnh nào đó để nhâm nhi một ly cà phê đá và nghe nhạc. Các quán nước trong phố cổ mở volume nhạc rất có "văn hóa", tiếng nhạc văng vẳng, êm dịu nghe rất thư giãn. Buổi trưa, buồi chiều, tôi có thể ăn cơm gà, ăn cao lầu hoặc mì Quảng trong phố cổ. Muốn rẻ tiền hơn, tôi đạp xe qua cầu Cẩm Nam, đi khỏang vài trăm mét đến xóm bánh tráng đập bên bờ sông, vừa hóng mát vưà thưởng thức bánh tráng đập chấm mắm cái hoặc món hến trộn, vừa rẻ vừa ngon, ăn chỉ biết no mà không biết ngán. Các hàng quán ở Hội An thường đóng cửa rất sớm, trừ các quán ăn phục vụ khách Tây trên đường Bạch Đằng. Nhưng đến 10 giớ đêm, có thể vẫn còn vài hàng cháo vịt vỉa hè. Cháo vịt ở đây là loại cháo vịt chỉ có từ Khánh Hòa trở ra, cháo nấu đặc, thịt vịt rất ngọt vì là vịt nuôi chạy đồng. Ngổi bệt ở vỉa hè, bụng đói sau một ngày lang thang, dưới ánh đèn vàng, bưng tô cháo nóng, ăn tô nào đáng tô nấy.
Phố cỗ Hội An được bảo tồn gần như nguyên vẹn có lẽ là nhờ rất nhiều cái "CẤM". Nếu đếm những chủ trương “tạm dừng” hay “đình chỉ” ở Hội An, có lẽ không ít hơn “10 cái cấm” chưa hề thấy trong luật nhưng đã được ban hành hơn 10 năm qua. Trong phố cổ cấm xe máy, không cấp giấy phép hoạt động karaoke, không lát gạch hoa, không thắp đèn ánh sáng trắng, không trưng bày hàng hóa ngoài cửa hiệu, ăn mặc nhếch nhác không được vào di tích; vào phố cổ phải mua vé tham quan trọn gói… Ngoài phố cổ thì không để xe ngoài vạch cai đỏ, cấm nam hớt tóc nữ – nữ hớt tóc nam . . .
Lúc đầu, người dân ở đây cũng không hài lòng lắm, nhưng rồi thời gian đã chứng minh, càng cấm thì lại càng có lợi cho phố cổ và các cư dân của nó. Chính nhờ những cái cấm đó mà du khách đến Hội An rất đông, và liên tiếp hai năm liền Hội An trụ đúng vị trí thứ 5 trong danh sách những điểm đến du lịch tốt nhất châu Á năm 2010 do Tạp chí Smart Travel Asia (trụ sở tại Hồng Kông, Trung Quốc) bình chọn với sự tham gia của hơn 1 triệu độc giả trực tuyến, trong đó 60% người bình chọn từ châu Á, 20% từ châu Âu, 20% từ Bắc Mỹ.
Những cái CẤM đã có từ rất lâu ở Hội An để hồn phố cổ còn giữ mãi đến hôm nay. 252 năm trước (năm Cảnh Hưng thứ 19 – 1758), một văn bản của công đường Quảng Nam đã chỉ thị cụ thể đến từng cống rãnh trong phố. Trát văn ghi: “Truyền cho hai bên phố các nhà khách cũ, mới hễ nhà nào mà trước nhà có đường thông ra đường lớn cùng cống rãnh nhỏ thông xuống sông có bị úng tắc thì phải đào khơi… Như hai bên đường đi trước chùa Cây Me ra đường lớn, nay hiệp truyền phối hợp dựng công bồi đắp để nước mưa chảy khỏi dơ nhớp…”.
một quán cóc nào đó ven đường
Cách đây hơn 180 năm, vấn đề văn minh, lịch sự trong kinh doanh dịch vụ cũng được đặt ra và được xem là một yếu tố tạo thành phong tục cho Hội An. Trát văn ban hành đến Hội An năm Minh Mạng thứ 9 – 1828 ghi: “Nay truyền, phàm ở các công phố cốt yếu phải khai trương hàng hóa cho thiệt chỉnh đốn, một là vì sự buôn bán làm ăn của mình, một là để cho phong tục ngày càng khởi sắc đẹp hơn, như thế thì phố mới xứng với người mà người cũng được xứng với phố…”.
Những văn bản trên là nền tảng truyền thống hết sức quan trọng, góp phần cung cấp những kinh nghiệm cần thiết để vận dụng vào công tác xây dựng văn minh đô thị tại Hội An hiện nay.
Nếu bạn là người thích thư giãn, thích du lịch thong thả, chắc chắn bạn sẽ rất thích Hội An.
Nếu bạn là người thích mua sắm, sống vội vàng với quan niệm "thì giờ là vàng bạc" . . . thì đừng đến Hội An.
CHÙA CẦU
Cây cầu nhỏ rêu phong có mái ngói âm dương này chính là viên ngọc quý của phố cổ. Có lẽ cầu được xây vào khoảng thế kỷ thứ 16 vì vào năm 1695, thiền sư Thích Đại Sán đã nhắc đến cây cầu này trong tập hồi ký dưới tên là cầu Nhật Bản. Đáng buồn là giòng nước dưới chân cầu dù không có rác nhưng vẫn đen ngòm.
Bong xế

NHÀ CỔ HỘI AN
Nhà hình ống, hẹp nhưng rất dài, có nhà dài đến 50 mét. Nhà dài nên đoạn giữa thường có một sân lộ thiên như giếng trời. Đang đi ngoài đường nắng nóng, bước vào nhà sẽ cảm thấy mát lạnh, không cần quạt máy. Mặt tiền nhà bằng gổ, mái ngói âm dương đầy rêu phong.

MẮT CỬA
Nhà cổ nào cũng co mắt cửá. Đó là 2 núm gỗ tròn gắn trên của cái. Trên núm trạm trổ hình âm dương, bát quái, mặt hổ mặt rồng . . . trông rất có hồn. Ngày lể tết, chủ nhà còn buộc vải đỏ vào mắt cửa trông rất rực rỡ.
Trong thực tế, hiện tượng vẽ, gắn mắt cho vật kiến trúc; tôn kính, thờ phụng vật dụng gần gũi theo quan niệm “Vạn vật hữu linh” không lạ trong đời sống sinh hoạt của các dân tộc sống trong khu vực đông nam Á và thổ dân ở nhiều châu lục khác. Trong tập quán của các dân tộc sống trên dãi đất Việt Nam hiện tượng đó càng không hiếm, đặc biệt với đồng bào dân tộc thiểu số. Ví dụ hiện nay người ta vẫn tìm thấy các chi tiết kiến trúc gần giống đôi mắt cửa của Hội An tại một số đền tháp Chăm ở khu vực miền Trung hay tục thờ thuỷ thần hiện còn khá phổ biến trong đời sống sông nước của người Việt. “Vạn vật hữu linh” còn dễ nhận thấy trên chiếc ghe bầu – một sản phẩm đặc sắc của nghề biển Việt Nam trong quá khứ. Đây là loại thuyền mà mũi và lái đều nhọn, bụng bầu, độ ngấn nước sâu, nên thuyền có khả năng đi xa, dài ngày trên biển. Đặc biệt nhất là các thuyền đều có đôi mắt trước tròn, đuôi mắt dài nhọn.

Nhà cổ nào cũng co mắt cửá
 CHÙA TÀU
Đây là tên gọi các hội quán người Hoa như hội quán Phúc Kiến, hội quán Quảng Đông, hội quán Trung Hoa, hội quán Hải Nam trên đường Trần Phu, hội quán Triều Châu (chùa Ông) trên đường Nguyễn duy Hiệu. Đây là nơi thờ cúng và sinh hoạt của các bang người Hoa.
 ĐÈN LỒNG
Đèn lồng Hội An, một sản phẩm thủ công của Hội An đã được Cục Sở hữu Trí tuệ Việt Nam bảo hộ nhãn hiệu độc quyền từ năm 2005, hàng đêm thắm sáng các khu phố cổ.

Đêm hi An

Mênh mông

Không th không dng chân

Bà ch cháu
Rêu phong

Hi An trong mưa (1)


Nhng món quà gin d
bến chợ bên sông nhộn nhịp ghe thuyền
Hi An trong mưa (2)
Hi An trong mưa (3)


bến chợ bên sông nhộn nhịp ghe thuyền
một gánh hàng rong

Chài lưới trên song Thu Bn

1 nhận xét:

Zai Tri nói...

Quá đep, dễ thương, cảnh sinh hoạt rất bình yên ở Phố Hội.