Thứ Ba, 5 tháng 7, 2011

NHỮNG LỜI KHUYÊN CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA DÀNH CHO NHỮNG AI CHĂM SÓC KẺ KHÁC

Thy Anh
vui sống mỗi ngày @ blog: Những lời khuyên của Đức Đạt Lai Lạt Ma rất giản dị vì ngài thường nói rằng rắc rối thì cũng chẳng ích lợi gì. Có thể một số người cho rằng thật là ngây thơ khi cứ nhai đi nhai lại mãi một cách chán ngấy rằng con người cần phải có lòng tốt nhưng những lời khuyên của ngài lại hết sức thực tế, giúp chúng ta nhìn vào những kinh nghiệm thường ngày để nhận thấy mình phải trở thành một người tốt như thế nào, điều này thì không phải ai cũng có thể làm được. Sau đây là một bài nói chuyện của Đức Đạt Lai Lạt Ma tôi trích đăng từ quyển NHỮNG LỜI KHUYÊN TÂM HUYẾT, rất bổ ích cho những ai cùng hành nghề chăm sóc các bệnh nhân như tôi.

NHỮNG LỜI KHUYÊN CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA DÀNH CHO NHỮNG AI CHĂM SÓC KẺ KHÁC
          Những người đang cống hiến cuộc đời mình cho kẻ khác như các nhân viên trong các lãnh vực y tế, giáo dục, đời sống tinh thần, gia đình, xã hội . . . quả thật đã mang lại một niềm vui sướng trong lòng tôi. Xã hội con người tạo ra vô số những khó khăn bất trắc, làm hết sức mình để giải quyết những vấn đề đó thì thật là một việc làm rất đáng khen ngợi.
          Theo quan điểm Phật giáo, việc giúp đỡ người khác không nên đơn thuần chỉ vì bỗn phận bắt buộc hay vì thích thú, như chăm sóc vườn tược chẳng hạn, và việc hiểu được điều này là rất quan trong. Nếu ta làm những việc ấy với tình thương và lòng trắc ẩn, luôn với một nụ cười trên môi và những ngôn từ êm ái, thì chắc chắn ta sẽ mang lại hạnh phúc cho họ. Tuy hành vi là một nhưng tác dụng sẽ lớn hơn gấp bội.
          Nếu là một bác sĩ thì không nên chăm sóc bệnh nhân chỉ vì thói quen hay vì bắt buộc. Bệnh nhân sẽ cảm nhận được là ta không thật sự lo lắng cho họ, không khám nghiệm cẩn thận cho họ mà chỉ giống như đang chữa trị cho một con vật thí nghiệm. Một số bác sĩ giải phẫu làm việc quá nhiều (có thê do bắt buộc vì bệnh viện quá tải hoặc do tự nguyện để tăng thu nhập), kết quả họ sẽ coi người bệnh như những chiếc mày cần sửa chữa và quên hẵn họ cũng là một CON NGƯỜI . Khi đã đánh mất đối tượng CON NGƯỜI của lòng nhân từ thì lúc đó người bác sĩ sẽ cắt, khâu, thay thế các cơ quan trong cơ thể như tháo ráp đồ phụ tùng của một chiếc xe hay là những mảnh gỗ vô tri vô giác.
          Vì thế, chăm lo cho kẻ khác là rất quan trong. Hãy vun xới lòng vị tha vì thái độ đó không chỉ có lợi cho người được chăm sóc, mà cho cả người đứng ra chăm sóc. Khi càng quan tâm đến hạnh phúc của người khác thì đồng thời ta cũng đang tạo ra hạnh phúc nhiều hơn cho chính mình. Tuy nhiên , ta đừng nghĩ đến chuyện ấy khi chăm lo cho kẻ khác và cũng không nên chờ đợi một sự hồi đáp nào ca mà chỉ nên nghĩ đến những gì tốt lành có thể mang lại cho người khác mà thôi.
          Cũng thế, chớ bao giờ tự xem mình là người ban ơn và cao hơn những người được mình giúp đỡ. Dù có phải hy sinh tiền của, thì giờ hay sức lực, thì ta hãy cứ thực hiện với sự nhún nhường, dù cho kẻ khác dơ bẩn, gầy yếu, khờ dại hay rách rưới. Bản thân tôi khi gập một người ăn xin, tôi cố gắng không xem người ấy thấp kém hơn mình mà nhìn họ như một con người chẳng có gì khác với tôi. Một điều nữa cũng rất quan trọng cần phải nhắc lại là: khi giúp đỡ một người nào đó, ta không phải chỉ giải quyết vấn đề cấp bách trước mắt cho họ bằng cách cho họ tiền của mà hãy cố gắng tạo được phương tiện cho họ để họ tự giải quyết được những khó khăn của họ (ví dụ: các bác sĩ không phải chỉ điều trị cho bệnh nhân khỏi căn bệnh trước mắt mà phải giúp họ có biện pháp sống lành mạnh hơn để phòng bệnh)
Mời xem thêm bệnh nhân cuả tôi chính là những người thầy tốt

Không có nhận xét nào: