Thứ Bảy, 16 tháng 7, 2011

Các bác sĩ của chúng ta toàn là những người vô trách nhiệm ?

Bác sĩ Thy Anh
Gần đây, nhiều bài viết về các sai sót của bác sĩ trên báo chí đả gây nên một làn sóng dư luận không tốt đối với nghề y. Các đọc giả phản ứng rất gay gắt, nhiều người còn cho rằng "nền y khoa" của chúng ta đã sụp đổ thảm hại, trên internet, nhiều trang web còn dùng những từ không hay (như: thằng bác sĩ này, con y tá kia hoặc những câu chửi kém văn hóa) dành cho bác sĩ.  Hầu như chẳng có ý kiến nào bênh vực cho các bác sỉ, có lẽ vì sai sót quá mức nghiêm trọng và quá hiển nhiên không thể chối cãi.
Nhưng nếu chỉ căn cứ vào vài mẩu tin mà vội kết luận cả một "nền y khoa" tồi tệ thì cũng hơi quá.
Có thật là các bác sĩ của chúng ta chỉ toàn là những người vô trách nhiệm như thế không? Có thật là trình độ chuyên môn của các bác sĩ chúng ta thảm hại đến thế không? Người ta không còn tin tưởng vào lương tâm và đạo đức của các bác sĩ  chúng ta nữa hay sao?
Đáng tiếc là các tiêu đề bài báo đó thường đóng đinh các bác sĩ với những cụm từ rất nặng làm mất đi khả năng phán xét khách quan của các đọc giả. Hệ quả, chúng ta không xem bài báo một cách logic nữa mà sẽ cảm thấy thất vọng ngay lập tức vì tiêu đề được phóng viên cố ý đưa ra để tác động mạnh nhất vào cảm xúc của đọc giả khiến họ chống lại nghề y. Tiêu đề thì ghê gớm nhưng nội dung các bài báo lại chỉ đưa ra những sự kiện và vài câu trả lời không thỏa đáng của những kẻ liên quan, thiếu hẳn phần phân tích khách quan của các chuyên gia. Đáng lẽ các phóng viên nên xin ý kiến tham khảo từ các chuyên gia uy tín của các hiệp hội y học trước khi viết tin vì những người này mới chính là những người am hiểu vấn đề nhất, trừ khi chính  phóng viên viết bài cũng là một bác sĩ giỏi, mà điều này thì thật là hiếm. Điều này sẽ mang lại nhiều ý nghĩa bổ ích hơn cho bài báo, thay vì chỉ cố ý tung ra những thứ giật gân để câu đọc giả. Nhưng phần lớn các bác sĩ chân chính lại không thích làm việc với các phóng viên cho lắm (dể hiểu thôi, vì họ biết không phải phóng viên nào cũng hành nghề một cách trung thực, mà phải kiếm sống với những câu chuyện thuộc loại "breaking story" để câu đọc giả cho báo). Hơn nữa, các bác sĩ chân chính còn phải bận rộn chăm lo cho bệnh nhân của mình nên không rảnh để trả lời phỏng vấn. Kết cục, các phóng viên sữ dụng biện pháp phỏng vấn qua điện thoại với một số bác sĩ nào đó, chủ yếu là những bác sĩ thích được phát biểu trước các phương tiện truyền thông như là những chuyên gia (để được nổi tiếng). Sau đó các phóng viên sẽ xử lý các thong tin thu thập được, thêm mắm thêm muối cho phù hợp với mục tiêu của mình.
Khi góp ý phê bình, ta cần tự hỏi xem những gì ta nói và đang tác động đế dư luận có ích lợi hay không. Dù với một hảo ý tốt đẹp thế nào đi nữa, nhưng nếu những nhận định của ta chỉ làm tổn thương đến người khác mà chẳng mang lại sự tốt lành nào cho họ thì cách phát biểu quá gay gắt như vậy cũng chẳng đem đến thành công. Phải tránh chỉ trích hay nhục mạ người khác bằng bất cứ cách nào, hoặc với ý đồ hung ác hoặc dưới cái nhìn tiêu cực. Nếu không thì ta chỉ gây khổ đau cho người khác mà thối.
Các bạn thử nghĩ xem, ai trong chúng ta cũng đang có một vài bác sĩ mà mình tin cậy. Các bạn có cho rằng các bác sĩ đó có thể làm những việc xấu xa giống như báo chí đã đưa tin không? Nếu không, các bạn thử nghĩ xem họ có đáng bị vơ đũa cả nắm hay không?
Các bạn có biết hiện có bao nhiêu bác sĩ, trẻ cũng như già, đang làm việc cần mẫn trong các bệnh viện với đồng lương cực kỳ khiêm tốn không? Họ đang phải làm việc trong điều kiện quá tải, làm thêm giờ, phải làm tăng ca tăng kíp do hệ thống quản lý chung của ngành y tế còn nhiều yếu kém, bất cập, hậu quả sẽ không thể tránh được các sai sót đáng buồn.
Nếu bác sĩ gây ra tai nạn do quá yếu kém chuyên môn, do tắc trách hoặc vô đạo đức, các bạn có thể phẫn nộ, tốt thôi, nhưng các bạn cũng nên nghĩ xâu xa thêm nữa đi, hệ thống nào đã đào tạo ra họ và có thể sẵn sàng sử dụng những người như vậy?
Nếu bác sĩ  gây ra những sai sót do bất cẩn trong một điều kiện làm việc bị quá tải, một đêm trực phải phẫu thuật hàng chục ca hoặc phải cấp cứu nhận bệnh liên tiếp 24/24 . . . các bạn nên hướng mũi dùi phê phán vào hệ thống quản lý của bệnh viện, hệ thống quản lý của ngành.
Thông kê nghiên cứu về các sai phạm trong nghề nghiệp của nhân viên y tế tại Mỹ và nhiều nước trên thế giới đã cho thấy, muốn giải quyết rốt ráo vấn đề, không thể dừng lại ở việc đóng đinh một nhân viên y tế nào đó mà phải tìm được các lỗ hổng trong hệ thống quản lý. Tại Mỹ, một nước có nền y học phát triển nhất thế giới, mỗi năm có khoảng 44000 – 98000 bệnh nhân chết trong bệnh viện vì các sai lầm có thể tránh được và theo US department of health and human services 2003, 32500 bệnh nhân chết do các sai sót của ngành y tế. Vậy chúng ta có thể kết luận nền y học Mỹ là cực kỳ tệ hại không? (xem them . . . )
Đừng để một vài mẩu tin đã bị "biên tập một các có chủ đích" trên báo chí hoặc trên internet làm bạn mất tin tưởng vào cả một "nền y tế". Vẫn còn rất nhiều bác sĩ chân chính ở quanh ta, có thể đó chính là bác sĩ mà gia đình bạn đang tin tưỡng từ bấy lâu nay đấy. (XEM THEM ...)

2 nhận xét:

old student nói...

Em thích bài này, ....

http://vuisongmoingay.blogspot.com/ nói...

thank you!
A man who was completely innocent, offered himself as a sacrifice for the good of others, including his enemies, and became the ransom of the world. It was a perfect act.
Mohandas Gandhi