Thy anh và Sáo Sành
Thời vua Tự Đức, Gò Công là một huyện của tỉnh Gia Định (huyện Tân Hòa), nay Gò Công là hai huyện của tỉnh Tiền Giang, Gò Công Đông và Gò Công Tây. Gò Công nổi tiếng độc đáo vì có nhiều dòng họ xưa, nếp sống thuần Việt, tập trung nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng như dòng họ Phạm Đăng Hưng, như Võ Tánh, một trong ba người hùng của đất Gia Định xưa, như Trương Định, người gốc Quảng Ngải, cũng là một anh hùng kháng Pháp.
Sáng chủ nhật, chúng tôi làm một chuyến du lịch "đi-về trong ngày" bằng xe gắn máy, tham quan lăng mộ dòng họ Phạm Đăng Hưng, nay được gọi là lăng Hoàng Gia, thuộc ấp Lăng Hoàng Gia, xã Long Hưng, thị xã Gò Công.
Lăng Hòang Gia được xây dựng năm 1826. Đây là khu lăng mộ và đền thờ Phạm Đăng Hưng, là ngọai của vua Tự Đức và thân phụ bà Từ Dũ Thái Hậu (vợ vua Thiệu Trị). Ông Phạm Đăng Hưng người Gò Công, sinh năm 1764 tại Gò Rùa (nay là ấp Lăng Hòang Gia, xã Long Hưng thị xã Gò Công). Thuở nhỏ ông thông minh ham học, văn võ song tòan. Năm 1784 ông thi đỗ tam trường, tuy không cao khoa nhưng văn tài lỗi lạc và nổi tiếng hiền đức siêng năng. Sau được bổ về kinh làm Lễ Bộ Thượng Thư. Ông đã qua các chức vụ cao quý như: Chưởng Trưởng Đà Sự (trông coi đê điều), Lập Xã Thương (lo cứu đói), Quản Khâm Thiên Giám ( giám đốc đài thiên văn), và Quốc Ssử Quán Tổng Đài ( chỉ huy viết sử). Ông có 4 người con đều làm quan to triều Nguyễn. do tính trung thực và có tài đức nên vua Minh Mạng rất khâm phục, kết thong gia, gả công chúa cho con trai ông là Phạm Đăng Thuật và phong tước Phò Mã Đô Úy., đồng thời vua cho thái tử Miên Tông kết hôn cùng con gái ông, tên là Phạm Thị Hằng, sinh năm 1810 tại giồng Sơn Qui, Gò Công, về sau Miên Tông lên ngôi lấy niên hiệu là Thiệu Trị.
Theo nhà văn Sơn Nam, Ở Sài Gòn có nhà hộ sinh đặt tên Từ Dũ, là tước vị của bà Phạm Thị Hằng, khi là hoàng hậu, bà được ngợi khen vì lòng hiếu thảo, lại biết dạy dỗ con là vua Tự Đức. Vua Tự Đức thích săn bắn, thường bị bà quở trách vì mỗi lần đi là quan lại và binh sĩ mất thời giờ theo phò trợ. Bà thường khuyên nhà vua bớt chuyện sát sinh, Con thú săn được nếu bị thương, chưa chết thì bà chăm sóc rồi phóng sinh. Bà đọc kinh sử, xem tích xưa dạy vua Tự Đức. Hôm ấy, vì ham mê săn bắn ở khu rừng gần Huế, gập cơn mưa, vua và các quan trở về ướt át. Bà dạy đem đến cây roi mây; nhà vua như biết mẹ đang giận bèn nằm xuống chịu tội. Nhưng bà hất cây roi, nói với vua Tự Đức: -"Lần này ta tha tội cho. Chuyện vui chơi mà làm phiền nhiều người, nãy giờ mẹ cứ nóng lòng chờ đợi. Rủi nhuốm bệnh thì sao? Đừng ham vui như vậy nữa." Đặt tên bà cho nhà hộ sinh, ngụ ý nhắc đến phận sự của người mẹ khéo dạy con.
Cũng theo nhà văn Sơn Nam, thời nhà Nguyễn, có cử người chăm sóc lăng mộ dòng họ Phạm Đăng Hưng. Vua Thành Thái đã từng đích thân đến thăm khu lăng mộ, vua là người yêu nước, cuộc viếng thăm đã động viên được lòng yêu nước của người dân địa phương (Bấy giờ Nam Kỳ được Pháp xem như một "nước" riêng, tách khỏi trung bộ, vua Thành Thái trong thực chất chỉ là vua tượng trưng, không quyền hạn).
Mùa hạ 1825 Phạm Đăng Hưng mất vì bệnh (thọ 61 tuổi) được đưa về Sơn Qui chôn cất.
Năm 1849 ông được vua Tự Đức truy phong tước Đức Quốc Công.
Khởi hành từ Q4, theo đại lộ Nguyễn văn Linh, rồi quốc lộ 50, thẳng hướng Gò Công, mất hơn một giơ chạy xe , chúng tôi đã đến bến phà Cần Đước. Sau 20 phút qua phà, chỉ thêm 15 phút nữa, chúng tôi đã đến cầu Sơn Qui, vừa xuống chân cầu, quẹo phải, vào ngay lăng Hoàng Gia.
Lăng tọa lạc trên một vùng đất cao ráo (nên gọi là đất giồng). Khuôn viên rộng khoảng ba mẫu. Khi chúng tôi đến, khoảng 10 giờ sáng, lăng không một bóng người, kể cả người coi lăng, rất yên tĩnh. Chỉ nghe tiếng gió rì rào, tiếng chim cu đất gáy gọi nhau trên ngọn cây. Cổng vào lăng không to lắm , hai cách cổng làm bằng gỗ khá nặng, chạm trổ rất đẹp, vòm cổng cũng được chạm khắc rất xinh xắn. Trực diện cổng vào là đền thờ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, được bảo tồn gần như nguyên vẹn, Mặt tiền đền thờ được đắp nổi nhiều hoa văn rất đẹp, kiểu kiến trúc thường gập ở miền Trung và Nam Bộ vào thế kỷ XIX , dưới thời Pháp thuộc. Các cánh cửa, song cửa và tòan bộ mặt tiền đều bằng gỗ quý và được chạm trổ rất tinh sảo bởi các thợ mộc Gò Công, nổi tiếng khéo tay . Vào bên trong đền thờ, cột, kèo, đòn tay, rui mè . . toàn bộ được làm bằng gỗ quý, nền lót gạch tàu hình lục giác. Chính giữa đền kê bàn thờ Đức Quốc Công, không quá cao, hết sức giản đơn. Trong cuốn sổ bên hòm công đức, chúng tôi thấy bút tích của nhiều sinh viên khoa học xã hội nhân văn, đặc biệt có vài giòng cảm tưởng của những người cháu nhà văn Hồ Biểu Chánh từ Mỹ về thăm. Hồ Biểu Chánh là nhà văn Nam Bộ chuyên viết tiểu thuyết xã hội của những năm đầu thế kỷ XX, quê ở Gò Công. Khi ra phía sau tìm người coi lăng để hỏi thêm về di tích, chúng tôi chỉ thấy . . một nồi cơm và ít chén bát.
tòan bộ mặt tiền đều bằng gỗ quý |
Đến 12 giờ trưa, cũng có ba "vị khách tham quan tí hon" từ trường phổ thông cơ sở gần đó, tan học về ghé vào chơi. Bé Thúy Ái, khách tham quan 12 tuổi, với khuôn mặt đặc trưng nam bộ, miệng cười rất duyên, cảnh báo chúng tôi không nên vào trong vì : -"chú coi lăng cho tụi con biết chú đã gài bẫy bên trong, đề phòng ăn trộm, ai vô là dính bẫy ngay", thật may mắn, chúng tôi đã không bị "dính" bẫy!
Cuối cùng, các “du khách” cùng nhau chụp ảnh lưu niệm trước lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng, một kiến trúc lăng mộ hài hòa, được bảo tồn rất tốt, thật may mắn.
Chia tay các khách tham quan tí hon của địa phương, hai du khách thành phố chúng tôi lên xe ra về, không đi tiếp đến bãi biển Tân Thành và thăm đền thờ Trương Định như dự định, vì trời chuyển mưa. Qùa lưu niệm mang về là mấy hũ mắm tôm chà, mua gần bến phà, một đặc sản địa phương làm từ tôm đất, ăn với thịt heo luộc rau sống hứa hẹn ngon tuyệt. Dọc đường về có nhiều quán ăn, nhưng nếu muốn ăn ngon, nên ghé quán Thái Tuấn , dọc quốc lộ 50 đoạn thuộc huyện Cần Đước, Long An. Nơi đây có nhiều món đặc sản, giá rẻ không ngờ, tiếp viên cũng rất lễ phép. (xem thêm . . )
Mặt tiền đền thờ được đắp nổi nhiều hoa văn rất đẹp |
Lăng Hoàng Gia là địa điểm nên ghé tham quan trên đường đi thăm đền thờ Trương Định hay bãi biển Tân Thành, Gò Công Đông. Đây là một chuyến du lịch rất thích hợp cho các bạn trẻ sinh viên đang học trong thành phố vì rẻ tiền, rất thú vị và hoàn toàn có thể thực hiện đi - về trong ngày bằng xe gắn máy. (xem thêm . . )
vòm cổng cũng được chạm khắc rất xinh xắn |
cột, kèo, đòn tay, rui mè . . toàn bộ được làm bằng gỗ quý |
thợ mộc Gò Công, nổi tiếng khéo tay |
bàn thờ Đức Quốc Công |
chụp ảnh lưu niệm trước lăng mộ Đức Quốc Công Phạm Đăng Hưng |
Bé Thúy Ái, khách tham quan nhí |
cháu của Bé Thúy Ái, một khuôn mặt đặc trưng mien Tây Nam Bộ
|
7 nhận xét:
Cám ơn bài viết rất chi tiết của chú, Chủ Nhật này tụi cháu có kế hoạch qua Gò Công Đông để thăm 1 đình bị bỏ hoang đăng trên báo gần đây. Chủ yếu là đi đề rèn luyện sức khỏe (đi xe đạp). Không ngờ lại có những di tích lịch sử hay như vầy, nhờ có chú mới biết đến.
trong khuôn viên lăng hoàng gia rất mát, có 1 nhà thủy tạ nhỏ nếu được picnic ở đấy sẽ rất tuyệt ... bạn Tường ạ
Mình đã ghé thăm Lăng Hoàng Gia rồi. Đây là một nới rất đáng để thăm. Toàn bộ được giữ gìn rất tốt, các kiến trúc chạm khắc công phu và đẹp. Ngôi nhà có giá trị cao cả về mặt lịch sử lẫn thẩm mỹ.
Tuy nhiên mình đâu thấy nhà thủy tạ gì đâu ta. Khu này là khu đất cao mà, làm gì có nhà thủy tạ (thủy tạ là nhà trên sông nước), chỉ có 1 giếng cổ của 1 khu nhà đã bị dỡ bỏ do hư hỏng còn sót lại
Chào chú, khi xem blog du lịch, thấy hình chú chụp ở Đền thờ thượng đẳng Nguyễn Hữu Cảnh, con mới nhận ra chú. Bữa đi Cù lao phố, 2 đứa tụi con chạy xe đạp theo chú qua chùa Đại giác và chùa Chúc Thọ nè. Hèn gì khi gặp cô ở Cù lao Phố thấy quen quen, vì đã xem hình cô trên bài viết về Lăng Hoàng Gia
Đúng là trái đất tròn. Mong sẽ gặp lại cô chú trên những di tích khác
gặp nhau trên facebook đi, Tường. FB của chú : Nguyen Thyanh
có 1 cái nhà xi măng nhỏ trên cái ao nhỏ, gọi đùa ấy mà Tường
FB của chú báo là add friend list full rồi ạ.
FB của cháu đây:
http://www.facebook.com/tuong.nguyenducminh
Đăng nhận xét