Thứ Tư, 2 tháng 3, 2011

Sống giản đơn là tiêu cực, lười biếng?

Vui sống mỗi ngày @ blog : bài viết này để trả lời nhiều thắc mắc của bạn đọc gửi về blog liên quan đến  chủ đề  SỐNG GIẢN ĐƠN – AN LẠC.
Bài viết của nguyễn thy anh
Lười biếng là lối sống có sao cũng được, miễn là làm việc càng ít càng tốt và chẵng muốn làm cho xong việc gì đúng thời hạn. Cho dù có làm, người lười biếng luôn cố kéo dài công việc, không sốt sắng, vì thế, người lười thường cảm thấy cuộc sống không lối thóat, không lý tưởng, không mục đích rõ ràng. Vì họ luôn mâu thuẫn với chính mình nên vừa làm vừa không muốn xong việc. kết quả, họ luông cãm thấy bận rộn vì lúc nào cũng còn một công việc dở dang, phải hòan tất. Họ uể ỏai trong cả các sinh họat cá nhân như ăn, uống, ngủ, nghỉ. . .  bản thân những người này thường không có năng lực nên thật ra, họ rất đáng thương, nhưng để tránh khỏi bị xã hội  nhìn họ với một cặp mắt phê phán, họ thường biện minh để trốn việc, đại lọai như : việc này không đáng cho tôi làm, cơ hội của tôi chưa tới, tôi đang chuẩn bị làm việc đại sự, không thể làm những việc lặt vặt như thế này . . .v . v .
Người sống giản đơn tự nguyện thật sự không lười biếng.
Người sống giản đơn tự nguyện, vì mục đính chính là muốn phục vụ tốt hơn cho cộng đồng nên tự giác tiết giảm mọi công việc, mọi lợi ích cá nhân không cần thiết để có dư thì giờ làm thật tốt những công việc còn lại, giúp đỡ mọi người nhưng đồng thời, vẫn có thể sống thong thả tận hưởng cuộc đời ngắn ngủi trên thế gian. Đã nhận làm việc gì, họ luôn cố gắng làm thật tốt thật nhanh cho kịp thời hạn để còn thong thả sống. họ biết phân chia thời gian giữa công việc và nghĩ ngơi thư giãn (xem thêm ...), và vì việc nào cũng hòan thành tốt, nên họ rất thảnh thơi khi ngưng công việc. họ tích cực trong mọi công việc kể cả các sinh họat cá nhân, họ sống hết mình cho từng khỏanh khắc của hiện tại. bản than những người này thường có năng lực nên tuy nhận ít nhiệm vụ, nhưng làm việc rất chân thực. Cho dù , có thể họ chưa có cơ hội làm đúng chuyên môn nghề nghiệp, họ vẫn cố gắng phấn đấu làm thật tốt để chờ cơ hội sẽ tới. họ cũng quan niệm cho dù, có khả năng chẳng bao giờ cơ hội ấy xảy ra, thì cũng chẳng sao vì họ vẫn tìm được những điều thú vị, đáng trân trong ngay trong công việc đang làm. Tôi biết có rất nhiều bác sĩ trẻ, trước kia là học trò của tôi, khi ra trương không được làm đúng chuyên khoa cũa mình, nhưng họ vẫn an tâm làm việc, vừa làm vừa học them chuyên môn với một đồng lương rất khiêm tốn . . . Sau này có dịp gập lại các bác sĩ ấy, tôi ngạc nhiên vì họ đã trở thành những bác sĩ rất giỏi chuyên môn dù cuộc sống vẫn còn khá khó khăn. . . Tôi củng đã từng biết một số bác sĩ “lão làng”, đã ra trường lâu năm, phấn đấu điên dại để lấy hết bằng này bằng nọ, để được lên chức này chức nọ. Bạn không thể ngờ, họ có thể ôm một lúc đến 5 hay 6 chức vụ một lúc, có chân trong ban lãnh đạo BV, ban lãnh đạo công đòan, ban thanh tra, trưởng khoa, phó ban này ban nọ . . . Họ luôn “than vãn” quá nhiều công việc với vẽ rất hãnh diện (thật sự , không bao giờ họ muốn nhường bớt nhiệm vụ cho bất cứ ai khác vì không thấy ai xứng đáng hơn mình) họ lúc nào cũng hết sức bận rôn với . . . hết cuộc họp này tới . . . cuộc họp khác. Vậy  những người này có tích cực không? Đúng! Họ rất tích cực! nhưng là “phấn đấu” tích cực để thăng tiến ể thỏa mãn ý muốn hơn người) , tích cực nhận “làm rất nhiều việc” (Mà chng vic nào ra hn), tích cực “họp” (Mà không biết chất lượng thế nào) Nhưng thật tức cười, mỗi lần các vị này phải đi họp xa, có khi mất hàng tháng trời, công việc họ để lại vẫn chạy tốt như không cần có họ, có cần chăng chính là cần phải có “chữ ký “ của các vị ấy trên các văn bản giấy tờ cho đúng thủ tục hành chánh. Khi các vị này về hưu, công việc đã được phân công lại cho nhiều người đảm trách hơn, kết quả các công việc trở nên thật tuyệt vời và ai cũng thở phào nhẹ nhõm . . .
Người sống giản đơn tự nguyện không tích cực? đúng, nếu hiểu “tích cực” theo nghĩa trong ví dụ của các vị bác sĩ “lão làng” nêu trên. (xem thêm ...)

Không có nhận xét nào: