Chàng trai được
mẹ nhờ chở ra chợ mua thức ăn cho cả nhà. Chàng ngồi ngoài cổng chờ, lấy điện
thoại ra chơi game. Mẹ vừa xuất hiện, chàng gào lên: “Mẹ ngủ trong đấy hay sao
mà lâu thế. Mua có vài thứ mà hết đến cả nửa tiếng đồng hồ”.
Thế nhưng,
đúng hôm Sài Gòn nắng chang chang, chàng phi xe như bay từ nhà ở quận nhất đến
làng ĐH Thủ Đức cách gần 20 km để đón người yêu, đưa nàng đi mua sắm vài món đồ
chuẩn bị cho năm học mới. Khi nàng quan tâm “Anh có mệt không”, dù mồ hôi đầm
đìa chàng vẫn hào hứng “Anh khỏe như voi ấy!”.
Đã bao giờ bạn
trải qua tình huống như thế trong đời? Đã bao giờ bạn sẵn sàng ăn nhậu thâu đêm
với bạn bè, 5 ngày một tiệc lớn, 3 ngày một tiệc nhỏ nhưng lại không thể sắp xếp
nổi một ngày trong tháng về ăn cơm cùng cha mẹ? Đã bao giờ bạn mua cho người
yêu hết thứ này đến thứ khác tốn cả triệu đồng, sẵn sàng tặng nàng cả chiếc dây
chuyền vàng nhưng không bao giờ nghĩ tới món quà mua tặng cha mẹ?
Nếu phương
Tây có ngày của Mẹ, ngày của Cha, thì Việt Nam có lễ Vu Lan để nhắc
nhở con cái nhớ về công ơn sinh thành của cha mẹ. Trong xã hội hiện nay, khi con người ngày
càng bận rộn, càng ít quan tâm tới gia đình, yếu tố vật chất càng được đề cao
thì chữ Hiếu càng trở nên cần thiết bởi sống hiếu thảo với cha mẹ giúp chúng ta
dễ dàng tìm thấy tình ngườihơn. Để sống hiếu thảo với cha mẹ, theo phó
giáo sư Sơn, chúng ta không cần phải làm những gì quá cao xa, vĩ đại, cũng
không cần đợi đến lễ Vu Lan mới báo hiếu, mà hãy làm từ những việc rất nhỏ. Trước
hết, bạn hãy thử tự vấn bản thân mình:
– Bạn có thường
nói chuyện với cha mẹ mình mỗi tuần vài lần?
– Bao nhiêu
lâu bạn chưa chở mẹ đi chợ hay đi siêu thị?
– Bao nhiêu
lâu rồi bạn chưa nấu cơm cho cha mẹ?
– Món quà gần
đây nhất bạn tặng cho cha mẹ là gì?
– Bạn có bao
giờ tự hỏi cha mẹ cần nhiều nhất ở bạn điều gì?
Nếu lúc nào
giận dỗi, nếu lúc nào cảm thấy mặc cảm vì cha mẹ, đừng vội hành động, đừng vội
kết luận, hãy trả lời các câu hỏi đây:
– Ai có thể
nuôi ta một bữa cơm/ 10 ngày cơm/ 1 năm/ 20 năm/ 40 năm?
– Đâu là nơi
ta có thể có được một giấc ngủ bình yên: 1 đêm/ 10 đêm/ 1 năm/ 10 năm/ 50 năm?
– Khi ta thất
bại, đau khổ chán chường, mệt mỏi, đâu là chốn bình yên ta có thể trở về?
– Sau tất cả
những lỗi lầm, đâu là nơi vẫn đón nhận và tha thứ cho ta?
Trả lời tất cả
câu hỏi trên, ta sẽ thấy được tấm lòng vĩ đại của cha mẹ. Để hiểu được cha mẹ,
chúng ta hãy tự tìm hiểu thay vì chờ cha mẹ nói ra.
Cuộc sống vốn
phức tạp và đầy biến động, mải lao theo những việc quan trọng, cấp thiết hơn
nên niềm riêng về cha mẹ tạm thời gác lại. Điều này cũng dễ dàng cảm thông
nhưng trớ trêu thay là không có cái gì chờ đợi chúng ta cả. Rồi chuyện sẽ đến
đã đến và chúng ta không kịp trở tay, chỉ còn ôm niềm ân hận là chưa làm được
nhiều cho cha mẹ thì người đã đi rồi. Đừng để mọi thứ trở nên quá muộn các bạn
nhé!
Sưu tầm
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét