Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

KHI DANH DỰ TRỞ THÀNH ĐIỀU XA XỈ

Benjamin Ngô
Thí sinh Vietnam Idol 2013 quỳ lạy giám khảo

Trong một tập của cuộc thi Vietnam Idol 2013 phát sóng trên truyền hình vào trung tuần tháng 12-2013, khán giả đã sững sờ khi thấy một thí sinh có nick Q.K. quỳ gối, chắp tay van vỉ ban giám khảo cho mình một cơ hội lọt vào vòng trong. nhìn ánh mắt thống thiết của K. có thể thấy thanh niên này rất khao khát hào quang của cuộc thi này chứ không chỉ xuất hiện để làm trò cười cho khán giả. Một trong những lý do mà K. đưa ra là "Xin hãy cho em một cơ hội làm lại cuộc đời sau khi đã phạm phải sai lầm với những phát ngôn gây sốc và hình ảnh phản cảm trên mạng xã hội".
Thí sinh này đã quên rằng có nhiều cách làm lại cuộc đơi chứ không nhất thiết phải quỳ lạy thay cho việc thể hiện mình có tài ca hát. Rời cuộc thi, không biết K. có thấm thía lời góp ý thẳng thắn của nhạc sĩ Anh Quân: "Trước tiên em phải là người có tự trọng và thứ hai phải là người bản lĩnh. Em nên sửa tính cách trước khi tính chuyện đi vào con đường ca hát".
Vụ việc này khiến người trước ăn nhớ lại clip xuất hiện trước đó trên You Tube chi lại cảnh một cô gái quỳ lạy cảnh sát giao thông sau khi phạm luật giao thông tại thành phố HCM. Trong clip cô gái này liên tục van xin: "Chú ơi, chú ơi tha cho con!". Đáng chú ý, cô gái không chỉ quỳ lạy một lần. Cứ sau một lúc năn nỉ, bám riết theo viên cảnh sát, cô lại quỳ gối van xin. Cô gái trẻ liên tục van xin nhưng không được chấp nhận bỏ qua. Ngay sau khi clip này xuất hiện, cư dân mạng đã tranh luận gay gắt về cách bạn trẻ đối diện với những sai phạm cũng như cách ứng xử đối với người thi hành công vụ. Đa số các ý kiến đều tỏ ra không đồng tình với hành động quỳ lạy phản cảm của cô gái trẻ.
Chắc hẳn hai bạn trẻ này không xa lạ gì với câu hỏi mà người chơi Facebook thường nêu ra: "Sứ mệnh của bạn đến trái đất này là gì?". Nếu sứ mệnh của họ là quỳ lạy để được lọt vào vòng trong của cuộc thi ca hát hoặc để không phải đóng tiền phạt vi phạm luật giao thông thì tội nghiệp quá. Liệu đã bao giờ họ thực sự nghiêm túc để nghĩ về một  lý tưởng sống cao đẹp và ý nghĩa hơn?
Trong tâm thức của người Việt từ bao đời nay, hành vi quỳ lạy chỉ ne6nthu75c hiện trước bàn thờ tổ tiên để tưởng nhớ người đã khuất, biết ơn công đức của tiền nhân hoặc trong các nghi thức tôn giáo. Việc quỳ lạy với người còn sống rất hãn hữu. Nếu có thường chỉ diễn ra trước mặt cha mẹ ông bà để tỏ lòng kính tro5ngva2 tâm thế coi mình ở phận dưới của người làm con, làm cháu. Mặt khác, truyền thống dân tộc Việt cũng đề cao chí khí, sự bất khuất của người anh hùng và khinh khi những kẻ hèn hạ, luồn cúi. Điều này đã được đúc kết qua câu tục ngữ: "Thà chết vinh hơn sống nhục".
Vậy sao một số người trẻ bây giờ lại dễ dàng gạt bỏ danh dự, lòng tự trọng, để quỳ lạy người khác trước những việc cỏn con như thế? Phải chăng họ đang mất phương hướng, không biết thế nào là lòng tự trọng và nhân phẩm? Trên Facebook một nhà báo lý giải rằng có thể những bạn trẻ quỳ lạy kia đã nhìn vào một số tấm gương đi lên bằng đầu gối và nước bọt mà vẫn thành công.

Bên cạnh đó, việc báo chí và nhất là các trang tin điện tử tổng hợp dễ dãi tung hô những người nổi tiếng nhờ chiêu trò hơn là nhờ vào tài năng nên khiến giới trẻ bị ảo giác, từ đó họ sẳn sàng đánh đổi nhân cách  để mưu lợi hoặc được nổi tiếng.

Không có nhận xét nào: