Thứ Hai, 14 tháng 5, 2012

TRẢ LỜI THẮC MẮC VỀ BỆNH ÁN : MỘT TRƯỜNG HỢP SỐC NHIỄM TRÙNG


 CÂU HỎI

Anh Đích thân mến
 trong case shock nhiễm trùng + tiểu đường cuả anh (xem lại bệnh án), em mới đăng lên blog, tại sao bệnh nhân COPD và suy tim tâm thu rất nặng mà BS cho inderal, nếu em không lầm thì  beta blocker có thể làm xấu đi tình trạng co thắt phế quản và suy tim cuả bệnh nhân không? Theo em biết, người ta chỉ dùng betablocker khi suy tim đang trong giai đoạn ổ định (STABLE), case này đang sepsis, lại đang doạ phù phổi nữa, chắc không nên ạ. Mạch nhanh cuả bệnh nhân cũng có thể do đáp ứng giao cảm với tình trạng nhiễm trùng và giảm cung lượng tim (stroke volume) không ạ?
em
Thy Anh

GIẢI ĐÁP 

Anh Thy Anh thân mến,
Tôi đồng ý với anh. Xin anh cho ghi vào phần bàn luận (comments):
"Bác sĩ Thy Anh có lý khi nêu lên rằng không nên cho inderal trong trường hợp suy tim nặng và có bệnh nghẹt phổi. Ý kiến chung cho rằng chỉ nên dùng thuốc chẹn bêta ở bệnh nhân ổn định, không quá tải và không cần điều trị bằng thuốc cường mạch. Trong trường hợp này bác sĩ chuyên khoa tim đã dùng inderal ngoài khuyến cáo chung, với liều inderal rất nhỏ 1 mg TM cách 8 giờ và theo dõi sự đáp ứng. Bệnh nhân đã đáp ứng thuận lợi. Nói chung chỉ dùng thuốc chẹn bêta như carvedilol, metoprolol hoặc bisoprolol ở bệnh nhân suy tim  ổn định, không quá tải và đang dùng ức chế men chuyển".
Nguyễn Văn Đích

4 nhận xét:

Xuan Hau nói...

Đúng là hiện tại cũng có BS trong thực hành lâm sàng cũng dùng như thế thầy ạ. Hiện tại BV em làm cũng trường hợp (cách đây 2 ngày) bệnh nhân vào Suy thận mạn, Viêm phổi, Tăng huyết áp, vào viện có nhịp nhanh 150l/p (không phải reentry trên ECG) đã vội dùng Adenosin ==> không cải thiện ==> Inderal ==> Cordaron !!! Không cần khảo sát tại sao nhịp nhanh cả ??? Nhưng bệnh nhân cũng không làm sao !!! không biết họ điều trị đúng hay bệnh nhân may mắn !!!

http://vuisongmoingay.blogspot.com/ nói...

Xuan Hau, chắc chắn là không đúng rồi nhưng điều đáng mừng là bệnh nhân vẫn ... chưa sao, chỉ đáng buồn là bác sĩ điều trị sẽ chẳng rút được bài học kinh nghiệm gì vì có thễ cho đến lúc này, họ vẫn cho là họ ... đã làm đúng :(

Nặc danh nói...

Thưa thầy, có lần em nghe các BS chuyên khoa tim mạch khuyến cáo rằng trên bệnh nhân suy tim nặng có EF thấp mà đồng thời nhịp tim lại nhanh, thì ta sử dụng beta lock liều thấp sẽ tạm thời loại bớt đi những nhát bóp không hiệu quả của tim, giảm sức công cho tim, khi đó EF không những không thấp đi mà còn được nâng lên, tình trạng suy tim cũng sẽ được cải thiện.

http://vuisongmoingay.blogspot.com/ nói...

suy tim nặng nhưng không phải trong tình trạng khó thở cấp hoặc phù phổi hoặc tụt huyết áp ... như case này thì dùng 1 cách thận trong có thể có hiệu quả . Trong bài cuả thầy Đích có nói vấn đề này rồi,.