Môt phim hay về vấn đề nhân bản vô sinh con người |
Có những khám
phá khoa học kỹ thuật không mang đến những ảnh hưởng lớn lao, nhưng trong một số
lãnh vực như di truyền học và vật lý hạt nhân, thì các khám phá này có thể đưa
đến những ứng dụng cực tốt hoặc cực kỳ nguy hiểm. Do đó, quả thật chúng ta hết
sức mong rằng trong các ngành khoa học ấy, các nhà khoa học nên ý thức trách
nhiệm của mình khi nghiên cứu, và cũng xin đừng nhắm mắt làm ngơ trước những hậu
quả thảm họa do những công trình nghiên cứu của mình có thể đưa đến.
Các chuyên gia
thường có một tầm nhìn rất hạn hẹp. Họ không quan tâm đúng mức để đặt những
công trình nghiên cứu của mình trong những bối cảnh bao quát hơn. Tôi không muốn
ám chỉ họ có những ý đồ không tốt, mà chỉ muốn nêu lên rằng họ hoàn toàn dồn tất
cả việc nghiên cứu vào một lãnh vực chuyên biệt mà không còn thì giờ để nghĩ đến
những hậu quả lâu dài có thể phát sinh từ các khám phá của mình. Tôi khâm phục
Einstein đã cảnh giác mọi người về những hiểm họa của việc nghiên cứu tách rời
hạt nhân.
Nguyên tắc không
được gây tổn hại phải luôn luôn hiện hữu trong tâm thức những người làm khoa học.
Tôi đặc biệt nghĩ đến việc nghiên cứu di truyền học vì đây là một ngành có thể
bị chệch hướng không kiểm soát đuợc. Sự kiện đến một ngày nào đó người ta có thể
nhân bản vô sinh (cloning) nhằm tạo ra những con người với mục đích duy nhất
là để sử dụng vào việc cung cấp các bộ phận cơ thể thay thế cho những ai cần đến,
và điều này làm cho tôi khiếp sợ vô cùng. Với tư cách của một người Phật giáo,
tôi không thể không lên án việc sử dụng bào thai để nghiên cứu hoặc việc giải
phẫu sống hay bất cứ một hình thức nghiên cứu nào màng tính chất ác độc đối với
mọi sinh vật có cảm giác, kể cả lý do cho là cần thiết để phải làm thử nghiệm.
Làm thế nào có thể khước từ quyền được tránh mọi khổ đau của cả một tập thể
chúng sinh khi ta lại đòi hỏi một cách cương quyết và mạnh mẽ cái quyền đó cho
riêng mình?
Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma (Những lời khuyên tâm huyết)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét