Bác sĩ Nguyễn văn Đích
Viêm gan siêu vi C khá phổ biến gây bệnh cho chừng 170 triệu người trên thế giới.
Bệnh tiến triển chậm, sau 20 năm làm cho 20% bệnh nhân bị xơ gan, 3-5% bị ung thư tế bào gan mỗi năm. Trong khi đó bệnh lại có thể chữa được. Pegintron kết hợp với ribavirin chữa khỏi chừng 45% bệnh nhân nhiễm siêu vi viêm gan C chủng 1 và 4, chừng 75% chủng 2 và 3. Nghiên cứu mới cho thấy kết hợp pegintron, ribavirin với boceprevir hoặc telaprevir nâng kết quả điều trị viêm gan siêu vi C chủng 1 và 4 lên gần 80%.
Tuy vậy sự điều trị tốn kém, kéo dài, phức tạp và có nhiều tác dụng phụ là các yếu tố giới hạn làm cho ít bệnh nhân được điều trị. Số đơn thuốc chữa viêm gan siêu vi C đã giảm 34% trong thời gian từ 2002 đến 2007.
Ở tiểu bang New Mexico Hoa kỳ, một bệnh nhân viêm gan siêu vi C phải đi 400 km và chờ 6 tháng mới được khám tại phòng khám của trường đại học New Mexico. Bệnh nhân nhiễm viêm gan siêu vi C chủng 1, phải đi lại 18 lần trong thời gian chữa bệnh.
Arora và csv ứng dụng mô hình “Mở rộng Hiệu quả Y tế Cộng đồng” (Extension for Community Healthcare Outcome) vào điều trị viêm gan siêu vi C đã cho thấy kết quả điều trị tại phòng khám của trường đại học và tại các thí điểm xa xôi thuộc tiểu bang New Mexico cũng giống nhau. Tỉ lệ khỏi chung là 57.6% trong nhóm điều trị tại trường đại học so với 58.2% trong nhóm điều trị tại cộng đồng.
Mục đích của mô hình là mở rộng sự áp dụng kỹ thuật từ những trung tâm lớn đến các vùng xa vùng sâu. Cách làm là tổ chức hội chẩn hàng tuần bằng truyền hình trực tiếp, qua đó thầy thuốc tại các vùng xa trình bày trường hợp bệnh lý tại địa phương và bàn luận với các bác sĩ chuyên môn thuộc nhiều ngành khác nhau của trường đại học về chẩn đoán và cách xử trí. Bằng cách này thầy thuốc tại các vùng xa tiếp nhận đựơc các kiến thức mới, biết cách áp dụng vào từng trường hợp cụ thể để điều trị đạt kết quả và an toàn.
Lợi ích của mô hình là tiếp cận được nhiều bệnh nhân, tiết kiệm thời giờ và tiền bạc, làm cho thầy thuốc tại địa phương có thêm kiến thức và trở nên tự tin, giúp cho bệnh nhân được điều trị tối ưu trong môi trường sinh sống của mình.
Ý kiến về dùng y khoa viễn liên (telemedicine) không phải là mới nhưng điểm đáng chú ý trong báo cáo của Arora là đã chứng minh rằng hình thức hội chẩn định kỳ giữa trường đại học và mạng lưới y tế cộng đồng bằng phương tiện truyền thông hiện đại có hiệu quả, an toàn và có thể ứng dụng để điều trị các bệnh mãn tính khác ở các nơi khác, tăng cường khả năng phục vụ của y khoa, san bằng sự cách biệt về ứng dụng kỹ thuật giữa thành thị và nông thôn.
Bệnh tiến triển chậm, sau 20 năm làm cho 20% bệnh nhân bị xơ gan, 3-5% bị ung thư tế bào gan mỗi năm. Trong khi đó bệnh lại có thể chữa được. Pegintron kết hợp với ribavirin chữa khỏi chừng 45% bệnh nhân nhiễm siêu vi viêm gan C chủng 1 và 4, chừng 75% chủng 2 và 3. Nghiên cứu mới cho thấy kết hợp pegintron, ribavirin với boceprevir hoặc telaprevir nâng kết quả điều trị viêm gan siêu vi C chủng 1 và 4 lên gần 80%.
Tuy vậy sự điều trị tốn kém, kéo dài, phức tạp và có nhiều tác dụng phụ là các yếu tố giới hạn làm cho ít bệnh nhân được điều trị. Số đơn thuốc chữa viêm gan siêu vi C đã giảm 34% trong thời gian từ 2002 đến 2007.
Ở tiểu bang New Mexico Hoa kỳ, một bệnh nhân viêm gan siêu vi C phải đi 400 km và chờ 6 tháng mới được khám tại phòng khám của trường đại học New Mexico. Bệnh nhân nhiễm viêm gan siêu vi C chủng 1, phải đi lại 18 lần trong thời gian chữa bệnh.
Arora và csv ứng dụng mô hình “Mở rộng Hiệu quả Y tế Cộng đồng” (Extension for Community Healthcare Outcome) vào điều trị viêm gan siêu vi C đã cho thấy kết quả điều trị tại phòng khám của trường đại học và tại các thí điểm xa xôi thuộc tiểu bang New Mexico cũng giống nhau. Tỉ lệ khỏi chung là 57.6% trong nhóm điều trị tại trường đại học so với 58.2% trong nhóm điều trị tại cộng đồng.
Mục đích của mô hình là mở rộng sự áp dụng kỹ thuật từ những trung tâm lớn đến các vùng xa vùng sâu. Cách làm là tổ chức hội chẩn hàng tuần bằng truyền hình trực tiếp, qua đó thầy thuốc tại các vùng xa trình bày trường hợp bệnh lý tại địa phương và bàn luận với các bác sĩ chuyên môn thuộc nhiều ngành khác nhau của trường đại học về chẩn đoán và cách xử trí. Bằng cách này thầy thuốc tại các vùng xa tiếp nhận đựơc các kiến thức mới, biết cách áp dụng vào từng trường hợp cụ thể để điều trị đạt kết quả và an toàn.
Lợi ích của mô hình là tiếp cận được nhiều bệnh nhân, tiết kiệm thời giờ và tiền bạc, làm cho thầy thuốc tại địa phương có thêm kiến thức và trở nên tự tin, giúp cho bệnh nhân được điều trị tối ưu trong môi trường sinh sống của mình.
Ý kiến về dùng y khoa viễn liên (telemedicine) không phải là mới nhưng điểm đáng chú ý trong báo cáo của Arora là đã chứng minh rằng hình thức hội chẩn định kỳ giữa trường đại học và mạng lưới y tế cộng đồng bằng phương tiện truyền thông hiện đại có hiệu quả, an toàn và có thể ứng dụng để điều trị các bệnh mãn tính khác ở các nơi khác, tăng cường khả năng phục vụ của y khoa, san bằng sự cách biệt về ứng dụng kỹ thuật giữa thành thị và nông thôn.
Tham khảo- Arora Set al: Outcomes of treatment for hepatitis C virus infection by primary care providers, N. Engl. J. Med 2011, 364 (23): 2199-2207.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét