Bác sĩ Nguyễn văn Đích
Lợi tiểu tác dụng trên quai Henlé mà tiêu biểu là furosemide đã được dùng từ nhiều năm để điều trị suy tim mất bù cấp tính tuy nhiên liều lượng và cách thực hiện tùy thuộc vào kinh nghiệm của thầy thuốc. Ở người bình thường tác dụng lợi tiểu bắt đầu với liều nhỏ 10 mg furosemide, tăng đến tối đa ở liều 40 mg truyền tĩnh mạch, vượt quá liều này không tăng tác dụng lợi tiểu mà lại tăng tác dụng phụ.
Theo một nghiên cứu, truyền tĩnh mạch liên tục làm cho bệnh nhân tiểu được nhiều hơn nhưng cũng chỉ thêm được 271 ml trong 24 giờ. Trong điều trị suy tim cấp ta chọn đường tĩnh mạch và liều cao vì sự phù nề của niêm mạc ruột và giảm tưới máu mô làm giảm sự hấp thu bằng đường tiêu hóa và giảm nồng độ thuốc ở thận. Nhiều người truyền tĩnh mạch để đạt hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên cần xem xét hậu quả của việc điều trị lợi tiểu tích cực vì lấy đi khỏi cơ thể một lượng dịch lớn làm giảm cung lượng tim lại giảm tưới máu mô, gây ra phản ứng của hệ thống rennin-angiotensin cũng như các rối loạn về điện giải và giảm chức năng thận.
Theo một nghiên cứu, truyền tĩnh mạch liên tục làm cho bệnh nhân tiểu được nhiều hơn nhưng cũng chỉ thêm được 271 ml trong 24 giờ. Trong điều trị suy tim cấp ta chọn đường tĩnh mạch và liều cao vì sự phù nề của niêm mạc ruột và giảm tưới máu mô làm giảm sự hấp thu bằng đường tiêu hóa và giảm nồng độ thuốc ở thận. Nhiều người truyền tĩnh mạch để đạt hiệu quả tối ưu. Tuy nhiên cần xem xét hậu quả của việc điều trị lợi tiểu tích cực vì lấy đi khỏi cơ thể một lượng dịch lớn làm giảm cung lượng tim lại giảm tưới máu mô, gây ra phản ứng của hệ thống rennin-angiotensin cũng như các rối loạn về điện giải và giảm chức năng thận.
Felker G.M. và csv báo cáo kết quả một nghiên cứu tiền cứu dựa trên 308 bệnh nhân điều trị bằng furosemide liều cao so với liều thấp và bằng cách tiêm tĩnh mạch mỗi 12 giờ so với truyền tĩnh mạch liên tục. Liều thấp là liều bệnh nhân uống trước khi nhập viện, liều cao bằng 2.5 lần liều uống. Kết quả chung cuộc của nghiên cứu là sự lượng giá của bệnh nhân về triệu chứng suy tim và sự thay đổi nồng độ creatinine trong huyết thanh sau 72 giờ so với nồng độ trước khi điều trị.
Nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt giữa tiêm TM và truyền TM trong sự cải thiện triệu chứng suy tim cũng như trong sự thay đổi của nồng độ creatinine. Bệnh nhân được điều trị bằng liều cao có khuynh hướng giảm khó thở nhanh hơn và tiểu được nhiều hơn tuy có giảm chức năng thận nhẹ và thoáng qua, không có ý nghĩa về thống kê. Kết quả chung không khác nhau về thời gian điều trị và số bệnh nhân ra viện.
Các tác giả kết luận rằng trong điều trị suy tim mất bù bằng lợi tiểu tác dụng trên quai Henlé, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi dùng liều cao so với liều thấp và bằng cách tiêm hay truyền tĩnh mạch.
Nghiên cứu cho thấy không có sự khác biệt giữa tiêm TM và truyền TM trong sự cải thiện triệu chứng suy tim cũng như trong sự thay đổi của nồng độ creatinine. Bệnh nhân được điều trị bằng liều cao có khuynh hướng giảm khó thở nhanh hơn và tiểu được nhiều hơn tuy có giảm chức năng thận nhẹ và thoáng qua, không có ý nghĩa về thống kê. Kết quả chung không khác nhau về thời gian điều trị và số bệnh nhân ra viện.
Các tác giả kết luận rằng trong điều trị suy tim mất bù bằng lợi tiểu tác dụng trên quai Henlé, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi dùng liều cao so với liều thấp và bằng cách tiêm hay truyền tĩnh mạch.
Qua nghiên cứu này ta nên điều trị suy tim mất bù cấp tính bằng furosemide tiêm tĩnh mạch thay vì truyền liên tục và có thể dùng liều cao gấp đôi liều uống trước nhập viện để giảm khó thở nhanh mà không giảm chức năng thận.
Tài liệu tham khảo- Felker G.M et al. Diuretic Strategies in Patients with Acute Decompensated Heart Failure. New Engl. J. Med. 2011, 364 (9): 797-805.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét