Kỹ thuật mouth-to –mouth được viết rất nhiều trong sách nhưng thực tế chẳng mấy ai dám dùng vì thấy ...mất vệ sinh quá, trừ khi cho những người thân của mình, khi người BS sẵn sàng ...quên mình vì người bệnh (như thầy lúc còn ở Rạch Lá)! (xem thêm . . . ).Ghi chú: kỹ thuật này khi được sử dụng cho người khỏe mạnh yêu nhau thì được gọi là hôn. Mouth – to – mouth kiểu này thì em cũng làm . . . khá nhiều vì nghe nói khi yêu người ta hay hôn nhau là để thổi và chia sẻ “linh hồn” cho nhau!.
Để tránh cái “ớn” và có thể lây nhiễm này từ người bệnh, người ta chế ra một cái mặt nạ (facial mask) có gắn cái van một chiều. Người BS chỉ cần ngậm cái van đó thổi hơi vào mũi miệng người bệnh mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, không phải hít phải khí thở ra của người bệnh.
Trong bệnh viện, BS thường dùng cái ambu bag gắn mặt nạ (facial mask) để thông khí và cung cấp oxy cho bệnh nhân. Phương pháp này vừa vệ sinh, vừa hiệu quả nên được sử dụng khá phổ biến hiện nay.
Trình tự thực hiện CPR bây giờ cũng khác trước đây, không phải ABC nữa mà là DRS ABCD (Danger, Response, Send for help, ABC, attch an AED). Khi tiếp cận hiện trường, nhân viên y tế (NVYT) cần xem có nguy hiểm nào có thể xảy ra với mình không (trần nhà sập xuống, bệnh nhân chạm điện...), rồi đánh giá đáp ứng của bệnh nhân. Khi thấy bệnh nhân không đáp ứng một cách bình thường thì NVYT phải gọi trợ giúp rồi mới tiến hành ABC.
Cách thực hiện ABC cũng khác với trước đây. Theo Hướng dẫn của Australian Resuscitation Council (11/2010):
- dấu hiệu không đáp ứng (unresponsive) và không thở một cách bình thường được xem là chỉ định để hồi sức
- nếu không muốn/không thể thực hiện rescue breathing thì thực hiện ngay “compression only CPR”
- pulse check không còn là “an reliable indicator of the need for resuscitation”.
- để duy trì chất lượng của CPR, cần luân phiên thay đổi rescuers mỗi 2 phút.
Theo hướng dẫn này, khi tiếp cận hiện trường và thấy có những chỉ định cần phải hồi sức ( bệnh nhân không đáp ứng hoặc thở một cách bất thường) thì người NVYT cần “open the airway” của người bệnh và tiến hành chest compression ngay (không cần phải bắt mạch cảnh, không cần phải làm rescue breathing trước chest compression như hướng dẫn trước đây).
Sau khi thực hiện 30 cái chest compression với tốc độ 100 cái/phút thì mới làm 2 cái rescue breathing. Nếu thấy “ớn” hoặc không thể thực hiện rescue breathing (do chấn thương vùng miệng) thì có thể bỏ qua hai cái rescue breathing này và tiếp tục chest compression.
Tỷ lệ compression:rescue breathing là 30:2 cho cả người lớn và trẻ em. Cứ mỗi hai phút thì luân phiên thay rescuer làm chest compression để đảm bảo chất lượng của chest compression. Người ta nghiên cứu thấy khi thực hiện chest compression với tốc độ 100 lần/ phút thì sau 2 phút là người thực hiện “đuối sức”, không còn “nhấn” đủ độ sâu cần thiết nữa, chân tay bắt đầu bủn rủn hết!
Như vậy, theo hướng dẫn mới thì quy trình CPR có vẻ là ACB chứ không phải là ABC như trước đây nữa! :)
Để tránh cái “ớn” và có thể lây nhiễm này từ người bệnh, người ta chế ra một cái mặt nạ (facial mask) có gắn cái van một chiều. Người BS chỉ cần ngậm cái van đó thổi hơi vào mũi miệng người bệnh mà không cần phải tiếp xúc trực tiếp với người bệnh, không phải hít phải khí thở ra của người bệnh.
Trong bệnh viện, BS thường dùng cái ambu bag gắn mặt nạ (facial mask) để thông khí và cung cấp oxy cho bệnh nhân. Phương pháp này vừa vệ sinh, vừa hiệu quả nên được sử dụng khá phổ biến hiện nay.
Trình tự thực hiện CPR bây giờ cũng khác trước đây, không phải ABC nữa mà là DRS ABCD (Danger, Response, Send for help, ABC, attch an AED). Khi tiếp cận hiện trường, nhân viên y tế (NVYT) cần xem có nguy hiểm nào có thể xảy ra với mình không (trần nhà sập xuống, bệnh nhân chạm điện...), rồi đánh giá đáp ứng của bệnh nhân. Khi thấy bệnh nhân không đáp ứng một cách bình thường thì NVYT phải gọi trợ giúp rồi mới tiến hành ABC.
Cách thực hiện ABC cũng khác với trước đây. Theo Hướng dẫn của Australian Resuscitation Council (11/2010):
- dấu hiệu không đáp ứng (unresponsive) và không thở một cách bình thường được xem là chỉ định để hồi sức
- nếu không muốn/không thể thực hiện rescue breathing thì thực hiện ngay “compression only CPR”
- pulse check không còn là “an reliable indicator of the need for resuscitation”.
- để duy trì chất lượng của CPR, cần luân phiên thay đổi rescuers mỗi 2 phút.
Theo hướng dẫn này, khi tiếp cận hiện trường và thấy có những chỉ định cần phải hồi sức ( bệnh nhân không đáp ứng hoặc thở một cách bất thường) thì người NVYT cần “open the airway” của người bệnh và tiến hành chest compression ngay (không cần phải bắt mạch cảnh, không cần phải làm rescue breathing trước chest compression như hướng dẫn trước đây).
Sau khi thực hiện 30 cái chest compression với tốc độ 100 cái/phút thì mới làm 2 cái rescue breathing. Nếu thấy “ớn” hoặc không thể thực hiện rescue breathing (do chấn thương vùng miệng) thì có thể bỏ qua hai cái rescue breathing này và tiếp tục chest compression.
Tỷ lệ compression:rescue breathing là 30:2 cho cả người lớn và trẻ em. Cứ mỗi hai phút thì luân phiên thay rescuer làm chest compression để đảm bảo chất lượng của chest compression. Người ta nghiên cứu thấy khi thực hiện chest compression với tốc độ 100 lần/ phút thì sau 2 phút là người thực hiện “đuối sức”, không còn “nhấn” đủ độ sâu cần thiết nữa, chân tay bắt đầu bủn rủn hết!
Như vậy, theo hướng dẫn mới thì quy trình CPR có vẻ là ACB chứ không phải là ABC như trước đây nữa! :)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét