Thứ Năm, 15 tháng 3, 2012

TẢN MẠN VỀ NGHỆ THUẬT NHIẾP ẢNH: SÁNG TÁC LẦN THỨ HAI

Nguyễn Cao Đàm

ẢNH cuả file gốc, chưa cắt cúp, quá nhiều chi tiết rườm rà
(thyanh photo - digital camera - canon 350D)

vui sống mỗi ngày @ blog: đây là một bài viết về nghệ thuật chụp ảnh của một bậc tiền bối trong làng nhiếp ảnh nước ta, rất nổi tiếng ở Sai Gon trước năm 1975, nhiếp ảnh gia Nguyễn Cao Đàm. Nhiều tac phảm của ông đã được lưu lại vĩnh viễn trong các bảo tàng nghệ thuật ở nước ngoải. Mời các đọc giả yêu thích nhiếp ãnh cuả blog cùng thưởng thức.

Lúc bấm máy vội vã ghi cảnh vật vào máy, bất cứ người nhiếp ảnh nào trong chúng ta cũng có thể vấp phải nhiều sơ hở, chp mãi đến khi hình ảnh làm ra rồi mới thấy. Nguyên do: nhìn chưa thấu hết mọi chi tiết lúc chụp, chủ đề chụp chuyễn động quá mau, mắt ta bị gò bó trong khung nhắm máy ảnh chật hẹp, những màu sắc âm thanh, hương cvị của ngoại cảnh mê hoặc, lừa dối mọi nhận định chính xác của ta . . . Vì vậy, tác phẩm tuy có vẻ đã được chuẩn bị kỹ càng, nhiều khi vẫn thừa cái này, thiếu cái kia, chưa thật sự hoàn mỹ.
Cho nên, người chụp ảnh kinh nghiệm chỉ coi tấm hình đầu tiên in nguyên từ âm bản (1) ra không hơn một tấm hình nháp, phải cắt cúp lại, suy tính kỹ trên mỗi cm vuông, bố cục tỉ mỉ hơn cả lần bố cục thứ nhất lúc bấm máy ở ngoại cảnh.
Sáng tác lần thứ hai, danh từ nghe tưởng như quá đáng, nhưng đã lột được hết ý nghĩa và đặt thật đúng chỗ trong trường hợp này.
Có thể quả quyết rằng: chúng ta ai cũng có thể có một tác phẩm đẹp, nếu biết cắt cúp một cách khôn ngoan những tấm ảnh của chúng ta " vứt đi thì tiếc mà để lại thì không đang". Khi ta còn luyến tiếc, tất nhiên nó có cái gì khá đấy! Nhưng nó chưa thỏa mãn nhãn quan của ta, có khi do phần chủ quan lớn của ta bao trùm che lấp khiến ta không trông thấy.
Chúng ta hãy cố gắng thực hiện các bước sau đây để có một tấm ảnh đẹp.
ẢNH gốc được sáng tác lần thứ 2
(dạng "tăm tre" chiều đứng)
1/ Hãy khách quan nhận định: Mặc dù thời gian từ lúc bấm máy cho tới lúc ra hình khá xa (1) đủ cho ta quên đi những hốt hoảng vội vã lúc đi săn ảnh, những cảm xúc đó vẫn còn nằm trong tiềm thức như những hình ảnh để lại có dịp sống dậy khi gập yếu tố kích thích. Yếu tố đó là tấm ảnh, đã ghi lại được trung thực cảnh vật với nguyên vẹn thời gian và không gian trước kia.
Cho nên ta sẽ không ngạc nhiên khi thấy bạn nhiếp ảnh chu choa ầm ĩ khi ảnh của mình bị cắt xén: "tôi phải cởi giầy, xắn quần lội xuống sình để chụp tấm hình hoa súng này", "tôi đã cuốc bộ suốt một đêm mưa vào các hẻm tăm tối mới ghi được cảnh xã hội này" . v . . v. Nếu chúng ta cứ cố giữ tính chủ quan, cả vào lúc mà tự hình ảnh của chúng ta phải nói lên sự giải thích dài giòng thì thú thực, có chính xác tới đâu cũng vô ích.
Cho nên, khi cắt cúp lại hình ảnh trong sáng tác lần thứ hai, chúng ta phải gác hết phần chủ quan đi, tự đóng vai người xem ảnh không biết tí gì về những công phu tạo dựng đểm mà nhận xét chân thực xem hình ảnh tự nó nói lên được cái gì? Tự nó nói được tới đâu? Phần nào "nói được" thì giữ lại, phần nào "thừa" thì cắt đi.
Công việc này đòi hỏi một sự can đảm và sáng suốt tột độ.
2/ Cắt xén: Dụng cụ cắt xén không phải là dao là kéo mà gồm 2 ke vuông góc hình thước thợ, một đầu dài một đầu ngắn. Một mặt màu đen để dùng với sắc độ nhẹ, một mặt mầu trắng để dùng với ảnh có sắc độ đậm (2)
Vào một thời khắc rản rỗi thư thái, ta vớ lấy bộ thước, lôi những tấm ảnh "bỏ đi thì tiếc mà để lại không đang" ra để mà sáng tác lại những sáng tác "chưa tới mức" của ta.
3/ Định một khuôn khác khuôn khổ ảnh chính bản: Ảnh chính bản in ra từ âm bản (1) ở một trong 3 khuôn khổ nhất định: chữ nhật đứng, chữ nhật nằm và hình vuông. Bạn lấy thước ke che đi một phần nhỏ ảnh mà xem! ảnh mới này đã khác hẳn tấm ảnh để nguyên, hoặc đẹp hơn, nhìn thuận mắt hơn: ấy là bạn đã vừa che đi phần rác rưởi lộn xộn rồi đó! Bạn để nguyên rồi đồng thời lấy thước ke thứ 2 che một phần ảnh bên kia, thì A ha! hình ảnh thật dễ coi, cô đọng, chủ đề nổi bật.
Cũng có khi che mất phần đẹp, hình ảnh mới kém hẳn lúc chưa che.
Cứ xoay đi xoay lại, thu tấm ảnh nhỏ đi rồi lại mỡ rộng ra thế nào rồi ta cũng tìm được phần nào cần để, phần nào cần cắt bỏ, lúc ấy ta mới lấy bút gạch lên ảnh cái khuôn cuối cùng để khi rọi ảnh (1) ta sẽ lấy y như vậy.
Bạn thử ngay mà xem và có thể bạn sẽ tự trách mình sao cái việc đáng làm như thế mà nay mới biết.
Rồi bạn cũng sẽ ngạc nhiên khi kết quả có thể cho ra những điều bất ngờ:
- từ một tấm ảnh đứng, cắt đi cắt lại thành một tấm ảnh ngang.
- từ một ảnh khuôn 6x6cm cắt mãi chỉ còn tấm ảnh 24x36cm.
- có những tấm ảnh cắt mải thành ãnh đứng như tăm tre.
- có những tấm chữ nhật thành vuông hoặc vuông lại thành chữ nhật.
- có những tấm cắt ra thành 2 tác phẩm.
- và dĩ nhiên cũng có khi cắt đi cắt lại cuối cùng phải. . . để nguyên như cũ!
Bạn cứ cắt cúp tới khi không còn giải pháp nào nữa thì thôi. Để bạn yên tâm, tôi xin nói ngay rằng ở các cuộc thi quốc tế, ta có quyền gửi ảnh từ vuông tới chữ nhật, ảnh tăm tre chiều đứng hay chiều ngang cũng vẫn hợp lệ.
4/ Bố cục cũ bố cục mới: Công việc cắt cùp sẽ kiến hiệu hơn nếu ta vửa đẩy 2 thước ke vừ dùng óc phán đoán cho hình ảnh vào trong một bố cục nào đó.
Bố cục lần thứ nhất, lúc bấm máy, thường chưa được hoàn mỹ. Vẫn hay thừa một chút hoặc thiếu một cái gì.
Trong bố cục lần thứ hai, trừ các định luật về bấm đúng lúc, các định luật khác về đề tài chính, bối cảnh chủ đề, đường nét, đậm lợt, khối lượng . . . lại một lần nữa phải đưa ra để áp dụng triệt để.
- có khi bố cục mới kiện toàn bố cụ cũ bằng cách cắt bỏ đi nhửng rườn rà , làm nổi bật chính, dìm phụ đi bằng công việc phoàng tối, kể cả bôi đỏ trên phim(1)
- có khgi bố cục mới thay đổi không theo bố cục cũ chút nào. Đó là trường hợp cảnh vật ta cho là phụ lúc chụp lại hòa ra đẹp hơn chính lúc ra ảnh. Sự thay bậc đổi ngôi này cũng hay xẩy ra.
- Có khi cả bố cục cũ lẩn mới đều chưa hoàn chỉnh nếu không thêm vào một cành cây, một cụm mây, một sinh vật . . . Lúc ấyta chập thêm phim hay chắp thêm ảnh cũng không muộn.
- ở bố cục mới, ta còn thi thố được một số sáng kiến đến nơi đến chốn vì có nhiều thời gian suy ngẫm:
            a/ Cải thiện bằng kỹ thuật: ngoài phần chập phim, chập ảnh, bôi đỏ, che đậy, ta cần áp dụng những khám phá kỹ thuật mới như phân sắc độ, chệch phim, chạy sáng... để biến tấm hình tầm thường của ta thành một tác phẩm độc đáo.
            b/ Tận cùng trong vô cùng . . . Ta có thể chỉ giữ lại phần điển hình nhất của cảnh vật để nói lên toàn cảnh vật. Người mẫu chỉ đẹp ở con mắt. Trong lúc cắt cúp ta có thể bõ hết các phần khác đi. Với cảm quan thẩm mỹ của đại chúng đã lên rất cao, ta đâu cần trình bày con người với đầy đủ mưới ngó chân mười ngón tay như ngày xưa, chỉ cần phô bày những gì đẹp và điển hình nhất là đủ.
            c/ Vô cùng trong tận cùng: Ngược lại với một khung cảnh hạn chế, ta có thể nới rộng bằng cách hy sinh cắt xén một phần. Ví dụ, cắt đi phần cuối hàng cây để gây ảo tưởng hàng cây còn dài hơn nữa, bỏ bớt đi chỗ trống lấn sát vào người cuối cùng để gây ảo tưởng đoản người còn dài hơn nữa.
Cắt cúp khôn khéo, ta sẽ gây ảo tưởng còn dài, còn rộng, còn cao, còn nhiều ... Mặc dầu ở hình ảnh lúc ban đầu ta chĩ ghi được có bấy nhiêu.
5/ Lời dặn dò cần nhớ: Bố cục lần thứ hai mở ra cho người nhiếp ảnh một chân trời mới đầy hoa thơm cỏ lạ.
Bổ túc bố cục lần đầu tiên, bớt đi những rườm thừa cho hình ảnh thêm cô đọng. Bố cục lần thứ hai còn tôi luyện con mắt ta thêm nhanh, ý thức ta trở nên sắc bén, phản ứng nhạy và tinh vi hơn.
Tuy nhiên nếu ta cứ ỷ vào bố cục lần thứ hai mà lơ là lúc bấm máy, lòng bảo lòng cứ bấm đại đi rồi sẽ cắt cúp lúc ra ảnh . . . thì chẳng bao lâu, sẽ trở thành thói quen xấu, thành tật khó chữa. Trong trường hợp này, ý nghĩ sáng tác lần thứ hai đã phá đổ nghệ thuật ngay từ trong trứng nước!
(Trích từ sách Nhiếp ảnh nghệ thuật bước hai của Nguyễn Cao Đàm và Trần Cao Lĩnh. NXB Màn Ảnh 1972)

Chú thích: (1) tác giả bài viết dùng máy ảnh chụp bằng phim và các kỹ thuật tráng rọi trong phòng tối để cho ra ảnh. Ngày nay, ta scan phim thành file ảnh hoặc chụp bắng digital camera, sau đó dùng các phần mềm xử lý ảnh trên máy tính - (2) có thể dùng công cụ crop trong các phần mềm xử lý ảnh đễ thực hiện bước này.

3 nhận xét:

MM nói...

Tới tận lúc cut hình em đôi khi vẫn tiếc rẻ cái lộn xộn mình cố chụp mà hạn chế phần loại bớt!
Tuy nhiên em thấy sau nhiều lần "sáng tác lại" như vậy chính ta sẽ cẩn trọng hơn, sắc sảo hơn khi bấm máy thưa thầy!

http://vuisongmoingay.blogspot.com/ nói...

và khi khi MM đã chụp nhiều, quen rồi sẽ ít phải cắt cúp sáng tác lại hơn

MM nói...

Dạ cũng nhờ thế, chứ giờ chụp về nhiều khi ko rảnh copy vô máy xem nữa thầy!