Thứ Năm, 31 tháng 3, 2011

Ôi đàn bà !!!



Cho tôi hỏi đàn bà là chi rứa ???

Là những gì rung động trái tim ta

Làm cho ta cảm thấy nổi da gà

Là gặp gỡ, xốn xang, là tiếng sét...

Là hợp ‘gu’ vì cùng chung tính nết

Là âm thầm nhung nhớ lúc chia xa

Là nụ hôn. Ôi rợn cả thịt da

Là ẻo lả vòng tay nhưng rất chắc

Là mái tóc mùi chanh thơm hăng hắc

Là môi mềm ẩm tẩm bùa mê

Là đôi chân thoăn thoắt đến, đi ,về

Là son phấn ngào ngạt hương rực rỡ...

Là niềm vui cho hồn ta cởi mở

Là đắng cay, nhục nhã lúc ghen tuông

Là dễ thương trong những lúc thẹn thùng

Là bẳn gắt dữ dằn khi la lối

Là những người sợ ma về ban tối

Là ôm chặt để kiếm sự chở che

Là đắm say lúc má tựa vai kề

Là hay nói ‘Suốt đời yêu anh mãi’

Là cái tật suốt ngày hay lải nhải

Là chỉ mình lẽ phải. Các ông thua!!!

Là shopping hay đi sắm đi mua

Là phục vụ, đến gãy lìa xương sống

Là hay hờn, mặt chầm dầm một đống

Là hỏi gì không nói, gọi không thưa

Là ngoài trời vừa nắng lại vừa mưa

Là phải trái trắng đen không phân biệt

Là cãi cọ, ta vẫn là thua thiệt

Là chịu thua. Thôi đi ngủ cho xong

Là vắng nhà một bữa đã nhớ mong

Là đủ thứ hầm bà lằng trong đó

***********

Tạ ơn trời đàn bà vẫn còn đó

Để đàn ông vẫn còn có niềm vui

Chỉ đàn ông . Thôi chết quách cho rồi

Không đàn bà. Ôi chẳng thà tận thế.

(Bích Huyên sưu tầm)

Thứ Tư, 30 tháng 3, 2011

Thơ “tếu” Quý Bùi : BẢNG CHỮ CÁI của DÂN NHẬU

    

     A nh em mình lâu lâu ta gặp lại 
    
B ắt tay nhau vui vẻ chuyện xôm trò
    
C òn gì hơn ta hãy quẳng gánh lo
    
D ành giây phút cùng nhau mà  thoải mái
     Đ ừng lo chi rượu làm cho gan cháy 
    
E dè thì  mua gói bò khô cay  
    
G ọt đu đủ bào nhỏ trộn vô này
    
H á chẳng thành  mồi ngon cho nhau uống
     Í  t  ra muốn nốc vào cho dễ  xuống
   
K èm thêm vô  vài trái cóc, me chua
   
L át xoài xanh, hay tầm ruột đầu mùa
   
M à cạn ly chia nhau niềm vui nhỏ
    N âng lên đi ta cạn ly rượu đỏ  
   
Ô i mất vui khi rượu thuốc không còn
   
P hiền cho ai thiếu Đế sẽ héo hon
  
Q uên lạc thú trên đời là cái chắc
   R ủn đầu gối vì  thiếu hơi Cô Nhắc
  
S ao tay run khi vắng bóng Mạc Ten
  
T hiếu Uýt Ky thì mắt lại kèm nhèm
  
a nước bọt khi chai Vang đã cạn
   V ẫn biết rằng chất cay kia là bạn
  
X in nâng ly ta kết mối tình thâm
  
Y êu ma men là đúng chứ không lầm
  
Z dô đi nhé! một, hai, ba cùng cạn

Thứ Hai, 28 tháng 3, 2011

Queen Seondeok| Bidam - tình yêu là lẽ sống

bài viết của Kim Kelly
Lần đầu tiên anh xuất hiện, cái cách anh ăn mặc, cách anh cười và... đá lông nheo với lang đồ Deokman đã làm cho tôi thực sự ấn tượng. Nụ cười nửa miệng, ánh mắt kiêu ngạo, bộ quần áo thì lượt thượt, cứ như... một gã ăn mày vậy. Cảnh đầu tiên anh ra oai với những tên thuộc hạ, đòi ăn gà, vừa ăn vừa tỏ vẻ khoái chí lắm, thật là khiến người ta thấy "hắn thật ngông nghênh", vậy mà không biết từ bao giờ, cái ý nghĩ anh ngông nghênh ấy lại bị dập tắt bởi cái nụ cười tươi như trẻ con. Anh không phải là đẹp trai theo kiểu hào hoa, tóc thì cứ bù xù che ngang mắt, khi cười còn khoe cả cái răng thỏ, ấy thế sao mà lại khiến tôi theo dõi không ngừng, nhất cử nhất động của anh hầu như đều có một ý nghĩa nào đó. Chính cái vẻ ngây thơ trong nét mặt anh đã làm cho tôi không sao rời  mắt được.

Nếu người ta nói vai nam chính là Kim Yu Sin, người thống nhất tam hàn, nhất mực trung thành với nữ vương của mình, thì với tôi, anh không phải là một kẻ thứ ba, mà chính anh mới là người thổi hồn vào cả thiên truyện (dài dòng) này, làm cho người xem muốn nhìn lại nét mặt cười tươi của anh lần nữa. Chính Bidam cũng không rõ anh đã yêu Deokman từ khi nào và vì lý do gì, vì Deokman là người con gái bản lĩnh dám nói dám làm, hay vì cô là một nữ vương có trong tay cả thiên hạ? Không, không đâu. Anh yêu Deokman từ câu nói đó, câu nói "Cảm ơn" khi anh định giao nộp cô cho Mishil. Anh từng tự ví mình như một con vịt, một con vịt sẽ gọi bất cứ ai làm mẹ khi nó nhìn thấy đầu tiên, Deokman cũng vậy, khi anh, một con người bị mẹ bỏ rơi, bị thầy lạnh nhạt và không tin tưởng thì chỉ có Deokman là mang lời cảm ơn tới một kẻ bán đứng mình, thức tỉnh trong anh cái gọi là lòng trắc ẩn, từ bỏ con người chỉ sống cho riêng mình như trước đây.

Lần đầu gặp Deokman, anh đòi cô trả giá cho cái đùi gà, lần thứ hai, anh cứu cô vì bọn người đi ám sát kia lại dám động tới anh, lần thứ ba, anh bán đứng deokman vì muốn cứu 200 người đang bị dịch bệnh. Bản thân anh, từ khi còn bé đã phạm phải một sai lầm chết người, bỏ độc hạ sát một toán người xấu từng đe dọa mình, chỉ mong nhận được từ sư phụ Munno, người mà anh xem như cha, một lời khen chân thành. Rốt cuộc, từ đó anh chỉ nhận được sự cô đơn ghẻ lạnh và sự nghi ngờ từ Thầy của mình. Thành thật mà nói, không thể xem như đó chỉ là một hành động vô thức được, nhưng cũng không thể trách BiDam khi anh không nhận được lời giáo huấn nào từ người thầy ngoài sự lạnh lùng đến tàn nhẫn. Khó có thể nói, hành động khi ấy có phải là xuất phát từ bản chất của anh, cái ác đã có từ trong sâu thẳm trong anh hay không, tôi chỉ biết là, nếu Munno đối xử với anh tốt hơn và không xa lánh anh, thì mọi chuyện có thể đã khác, anh đã không khao khát tình thương và sự tin tưởng của người khác đến thế. Rốt cuộc khi anh quyết định đổi Deokman để lấy thuốc cứu người, đó cũng chỉ xuất phát từ cái mong muốn cho bản thân mình, muốn một lần được thầy khen là giỏi mà thôi.

Từ lúc gặp Deokman, Bidam biết được cái gọi là tình yêu và sự chân thành. Munno đã sai rồi, khi cho rằng "bản chất thì vẫn là bản chất, cái ác tồn tại từ trong tim thì mãi là kẻ ác", con người không ai là không có sai lầm, dù sai lầm của anh khi còn bé thật khó chấp nhận, song nếu Bidam thật sự là người độc ác, việc gì anh phải quay lại dốc sức cứu một kẻ không rõ lai lịch, không đem lại lợi ích gì cho mình như Deokman, ngay cả khi anh làm điều đó là tự biến mình lâm vào cảnh bất trắc?

Tôi nhớ mấy tập đầu khi trông thấy anh, tôi mong những cảnh được nhìn thấy Nam Gil diễn xuất Bidam thế nào tiếp theo, nhiều lúc tôi đã quên rằng anh không phải một người trong hiện tại mà là người của quá khứ, là một Bidam thật sự, có cô đơn, có yêu, có hận, có đau đớn, có hạnh phúc. Khi anh cười ngượng ngùng mang hoa tặng công chúa, khi anh không sợ lễ nghi mà nắm lấy bàn tay cô, khi anh mỉm cười quỳ xuống trước mặt Deokman và gọi cô là chủ nhân của mình, cả khi là một vị thừa tướng mà cũng cười vui vẻ như một đứa trẻ vì được Deokman nhất mực tin tưởng, tôi thật sự nhớ rất rõ, cho đến khi vẻ mặt anh thật ngạc nhiên và đầy ưu tư khi thấy công chúa săn sóc cho Yusin, anh biết Yusin có vị trí thế nào trong lòng người ấy, đôi mắt cho thấy cả nỗi ghen tỵ khi không làm được gì cho Deokman. Nhớ mấy cảnh đầu anh từng cười Yusin khi biết Yusin yêu cô, anh cười như nắc nẻ, cười vì hai người như một đôi tình nhân trốn chạy chăng? Nhưng cho đến hôm nay, hẳn anh nhận ra rằng, nếu có quay trở lại, anh sẽ không thể cười như hôm đó, và anh sẽ thấy thật may mắn vì rốt cuộc Deokman không bỏ trốn mà ở lại chiến đấu với Mishil, để anh có dịp sát cánh cùng cô và dần nhận ra tình cảm của mình.

Đúng vậy, có người nói nếu Deokman không làm công chúa, không xưng vương mà bỏ trốn thì đời cô đã không khổ sở như bây giờ, Deokman đến lúc cuối cùng, nhận ra mình đã cô độc đến thế nào mới thấy rằng quãng thời gian ở sa mạc cũng chưa thấm vào đâu và còn cho rằng lúc ấy cũng đủ hạnh phúc rồi. Con người thường tự cho rằng mình đau khổ khi chưa nếm hết vị đắng của cuộc đời, với Deokman, khi làm hoàng đế cô mới nhận ra, rốt cuộc cô vẫn không có gì ngoài sự cô đơn, đến cuối cùng, cái tên của chính mình còn bị đánh mất. Thế nhưng tôi không mong cô quay trở về và làm lại quá khứ. Nếu cô không quay về ai đảm bảo rằng Sohwa, chị gái song sinh của cô sẽ không chết dưới tay Mishil? Nếu cô không quyết định đánh bại Mishil, làm sao có Bidam như hiện tại, làm sao có một người tài dũng như bây giờ, Bidam không chết, nhưng anh sẽ là ai trong dòng chảy lịch sử này? Còn nếu không có Bidam, bao phen Deokman đã chết rồi, ám sát, truy kích... biết bao việc mà không có Bidam sẽ không ai thay thế được.

Còn nỗi đau nào hơn khi nhìn người mình yêu đau khổ mà không được vỗ về, còn nỗi sầu nào hơn khi người mình yêu không cho mình gọi tên người và nói rằng người ấy chỉ yêu mỗi Đất nước và nhân dân? Trái tim đã trao nhưng không ai nhận lấy, nhiều lần anh đau khổ, nước mắt cứ rơi, đôi mắt ẩn nỗi buồn sâu thẳm... Nữ vương biết điều đó, nhưng phải làm sao khi định mệnh chia hai người hai hướng? Mỗi lần nhìn vào đôi mắt đó, không chỉ là Bidam, bất cứ ai cũng phải đau khổ, nhìn mà như không nhìn, muốn ôm chặt lấy nhưng lại phải đẩy ra xa, cớ làm sao Deokman không một lần thú nhận tình mình để Bidam không bao giờ do dự trước những mưu kế ám hại của kẻ khác, tất cả cũng chỉ vì sự tự tôn nghi lễ của Deokman và cũng vì trái tim đã chịu quá nhiều tổn thương của Bidam mà thôi.

Không dám tin kẻ khác và không thể tin kẻ khác, khi bị chính người thầy buông đôi tay nhỏ bé của anh ra một cách hững hờ, khi bị chính người mẹ tàn nhẫn chối bỏ, dù chết vẫn không công nhận anh là một đứa con trai ruột, Bidam sợ rằng sẽ bị công chúa bỏ rơi lần nữa, anh sợ nói ra sự thật mình là con trai kẻ thù sẽ làm cho Deokman rời xa anh như bao người khác, anh không dám nói và cũng không thể nói. Anh sợ bị vứt bỏ, sợ phải cô độc, nên dù cho nhiều lần Deokman nói tin anh và bảo anh tin cô, anh vẫn giứ lòng nghi kị, sợi dây tin tưởng nối kết anh và Deokman quá mỏng manh, một phần vì anh nhiều lần bị từ chối, một phần vì chính anh vẫn muốn tự bảo vệ mình. Đó chính là điều đã làm cho bi kịch xảy ra. Người ta nói đúng, khi yêu, tin tưởng nhau là điều quan trọng nhất, nếu không tin tưởng, tình yêu sẽ không bao giờ tồn tại.

Cho đến cuối cùng, dù bị đảo chánh, Deokman vẫn tin tưởng Bidam, thế nhưng với Bidam, anh không tin vào trái tim mà chỉ tin vào những gì tai nghe mắt thấy, đến khi anh cố níu kéo ý nghĩ nữ vương không ám hại mình thì niềm tin trong anh với Deokman cũng đã tan vỡ từ giây phút anh quyết định đi theo bè phái phản loạn. Đến khi sự thật sáng tỏ, Deokman cũng không muốn thanh minh gì hơn, vì cô hiểu rõ, niềm tin giữa hai người đã sụp đổ từ cái đêm hôm ấy. Và khi biết được rằng mình đã sai thêm lần nữa, Bidam không giấu nổi nước mắt chảy dài khi nghe tên thuộc hạ nói : "chính ngươi là người đã tự giết chết tình yêu của mình". Thật đau đớn biết bao, khi cuối cùng anh vẫn là người thèm khát yêu và được yêu, đơn thân độc mã bước vào chiến tuyến của công chúa với tội danh là kẻ mưu phản, chịu bao nhiêu nhát kiếm và mũi tên xuyên thấu tâm can chỉ để cách nàng mười bước chân với đôi mắt đỏ gay mà thì thầm lời nói sau cùng, lần cuối cùng gọi thẳng tên nàng: "Deokman"

Tôi tin Deokman cũng như tôi, vẫn tin anh, dù anh từng có lần muốn thực hiện di nguyện của Mishil, cướp tất cả binh quyền để trở thành hoàng đế, đến khi thức tỉnh, tất cả cũng chỉ vì một chữ tình, vì tình, anh muốn Deokman tin tưởng, và cũng vì tình, anh muốn đảo chánh nữ vương để một lần nữa chiếm được nàng, dù cho lúc đó trong tim anh nghĩ rằng mình từng bị nàng ám sát. Tình yêu của Bidam mãnh liệt nồng cháy hơn Yu Sin, dù từ bỏ tất cả, dù thực tế anh không quan tâm đến chính trị và đất nước, nhưng để có được người mình yêu, tất cả đối với anh không còn quan trọng nữa, anh không quan tâm đất nước này sẽ ra sao, anh sẽ làm vua thế nào, tất cả chỉ vì anh muốn Deokman là một người phụ nữ bình thường để anh có thể ôm vào lòng và gọi tên nàng. Phút cuối cùng của cuộc đời, Bidam vẫn khao khát tình yêu và luôn hướng tới tình yêu, còn với Deokman, tôi vẫn nghĩ cô luôn yêu Bidam dù anh có phạm phải lỗi lầm gì đi nữa.

Với tôi, tình yêu của Bidam đẹp hơn Yusin, dù nói thế nào, giữa Yusin và Deokman từ khi cô quyết định xưng vương đã có một khoảng cách lớn, bởi Yusin quá cứng nhắc luôn lo lắng trước sau. Trong khi theo tôi, tình yêu là không cần suy tính. Đó chính là tình yêu của Bidam, có yêu, có hận, có buồn tủi, có ghen tuông, đó mới là tình yêu. Tình yêu của anh không phải là đôi cánh cao thượng như Yusin, không phải là một lý tưởng cao đẹp, anh chỉ yêu và sống hết mình vì yêu, vì yêu có thể chấp nhận biến mình thành kẻ xấu trong mắt người khác, tự nhận cái xấu xa về mình chỉ cần người mình yêu hiểu con người thật của mình là thế nào mà thôi. Khi Deokman qua đời, Yusin chỉ biết đứng nhìn và khóc, chỉ muốn hoàn thành nhiệm vụ thống nhất tam hàn của tiên đế giao cho, chỉ muốn quốc gia đời đời hưng thịnh. Trái lại, nếu Bidam còn sống, tôi chắc anh sẽ không từ nan hay lo lắng phép tắc gì mà ôm chặt lấy Deokman, có thể sau đó anh cũng sẽ tự vẫn hay lang bạt một cuộc đời cô độc. Trong khi người người gọi Yusin là anh hùng, quên mình vì nghĩa lớn, còn tôi, chỉ biết một người yêu say đắm như Bidam mới gọi là tình yêu chân chính. Tình yêu, hai từ đó có vẻ quá xa vời với Bidam, song với anh, đó cũng chính là lẽ sống, là khát khao duy nhất của một con người luôn sống hết mình vì tình yêu.

Chủ Nhật, 27 tháng 3, 2011

DU LỊCH - bài học từ những chuyến đi của tôi

Bài viết của Nguyễn Thy Anh
“Travel is more than the seeing of sights; it is a change that goes on, deep and permanent, in the ideas of living.” – Miriam Beard

Bạn được gì từ những chuyến du lịch? Có thể, bạn sẽ quên bớt  những lo toan phiền muộn trong cuộc sống thường ngày ở nhà, bạn sẽ khám phá thêm những phương trời mới lạ, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức những món ăn và mua sắm những đặc sản địa phương về  làm kỷ niệm . . .
Với người yêu thích loại hình du lịch thong thả (slow travel), du lịch còn mang lại cho họ được nhiều hơn thế. Mỗi chuyến đi sẽ là một bài học bổ ích có thể mang lại hạnh phúc nhiều hơn cho cuộc sống. Thật vậy, sau đây là những gì tôi đã học được từ những chuyến đi.
1#  Rèn luyện tính kiên nhẫn
Trên phà Mỏ Cày – Trà Vinh
(thyanh photo)
Trong những chuyến đi, đã bao giờ bạn phải chờ đợi những chuyến xe bus, những chuyến phà chạy không đúng lịch trình vì hỏng máy, vì tài xế đến muộn hoặc ban đã lên xe, lên phà rồi, nhưng vẩn phải chờ thêm hàng tiếng đồng hồ nữa, cho đến khi đầy khách? Ở các nước phát triển, khởi hành  không đúng giờ sẽ bị hành khách than phiền nên chuyện này hiếm xảy ra.  Nhưng ở các nước đang phát triển hoặc ở các vùng xa xôi, hẻo lánh, đây là chuyện rất thường xảy ra. Bạn sẽ làm gì trong những tình huống như thế? Bạn sẽ bứt rứt, sẽ nổi giận hay quyết định bỏ về? Không! Hảy kiên nhẫn chờ đợi, đi du lịch mà, vội gì, chuyện gì rồi cũng xong. Tôi là loại người thích đi du lịch thong thả nên thường nhân những lúc chờ đợi ấy để ngắm nhìn kỷ hơn phong cảnh xung quanh, hoặc làm quen, bắt chuyện với những hành khách trên xe, tìm hiểu thêm về phong tục tập quán địa phương . . . và thật may mắn bất ngờ, tôi đã phát hiện được nhiều điều thú vị chẳng thể tìm được trong bất cứ một cuốn cẩm nang du lịch nào.
Nếu bạn cũng là người thích du lịch giản đơn hay du lịch ba lô, du lịch rẻ tiền, như tôi, thì bạn sẽ còn có vô số cơ hội có thể giúp bạn rèn luyện tính kiên nhẫn! (xem thêm)
Patience is the ability to count down before you blast off.  ~Author Unknown
2# biết sống chậm hơn.
Chú chuột "tận tụy"
Bạn là người thành thị? Có thể bạn đang bị cuốn vào dòng xoáy của chủ nghĩa hưởng thụ với quan điểm tiêu thụ càng nhiều càng tốt. Để thỏa mãn yêu cầu đó, bạn đang phải làm việc như điên, 8 giờ mỗi ngày, có thể phải làm thêm giờ vaò cả ngày thứ bảy. Việc quyết định nghỉ vài ngày hay vài tuần để đi du lịch sẽ làm bạn có cảm giác rất "tội lỗi", và bạn sẽ tự nhủ: "thôi, để về hưu hay khi nào rảnh rỗi hơn mình sẽ đi, cũng không muộn". Đáng tiếc cho bạn, đến một lúc nào đó, bạn tỉnh ngộ thì đã muộn. Bạn đang là một chú chuột bạch cứ cố chạy điên cuồng trong một chiếc lồng xoay vô tận của "trách nhiệm", của "công việc". Chú chuột "tận tụy" ấy sẽ sớm bị kiệt sức và chỉ còn biết sống "thoi thóp" quãng đời còn lại nếu không kịp thoát ra khỏi chiếc lồng xoay. (xem thêm)
Tôi đã đi du lịch đến những vùng xa xôi, ngay tại quê hương, người dân ở đấy thường sống không vội vã, môi họ luôn sẵn sàng nở một nụ cười. Họ không e dè trước người lạ như các cư dân thành phố chúng ta. Nhiều người trong số họ không hề nghĩ đến chuyện rời quê hương lên thành thị, trừ khi phải đi . . . khám bệnh. Họ thường nói với tôi "Sao anh có thể sống bao nhiêu năm trên ấy, tui chỉ ở có mấy bữa mà đã thất ngột ngạt, chịu không nổi". Ở nhiều nơi khác trên thế giới cũng thế, như Bhutan, tuy mức sống người dân ở đây không giàu có gì nhưng họ vẫn sống rất thoải mái và có chỉ số hạnh phúc rất cao, nỗi tiếng trên thế giới. Nhiều người ở đấy cũng không hề biết STRESS là gì. Điền này rất đáng cho chúng ta học hỏi.
Hãy đi du lịch và trải nghiệm, biết đâu bạn sẽ tỉnh ngộ?
3# Sống với từng khoảnh khắc hiện tại
Đi du lịch cũng giống bạn đang chơi một môn thể thao. Ví dụ, khi bạn chơi cầu lông, bạn phải liên tục chú ý đến từng bước di chuyển của đối phương, từng đường đi của trái cầu . . . bạn phải sống với từng khoảnh khắc trong suốt cuộc chơi. Du lịch cũng đem lại cho bạn những điều y như thế. khi đang du lịch, bạn luôn phải chú ý tới xung quanh, đề phòng bị trấn lột ở những nơi hoang vắng hay bị móc túi ở những chỗ đông người, đề phòng các tai nạn có thể bất ngờ xảy ra trên đường đi v . v . . . và bạn sẽ nhận thấy mọi thứ dường như chẳng bao giờ xảy ra đúng y như kế hoạch. Bạn phải xuôi theo dòng và giải quyết mọi việc theo từng tình thế chúng đặt ra cho bạn.
Khi đi du lịch, tôi quên hết các lo âu trong quá khứ, các toan tính cho tương lai, đó chính là những vấn đề đã làm rối bộ não của  tôi khi còn ở nhà. Tôi chỉ còn quan tâm đến những phong cảnh mới la trên đường, những mùi vị, những âm thanh của cuộc sống nơi tôi đến. Đi du lịch nhiều, bạn sẽ dần tập được thói quen sống với những khoảnh khắc hiện tại, có thể áp dụng dễ dàng khi về nhà để giảm stress.
With the past, I have nothing to do; nor with the future.  I live now.  ~Ralph Waldo Emerson
4# Biết cảm thông hơn
Không đi đó đi đây, cuộc sống của bạn sẽ khép kín như bị đóng hộp. Bạn sẽ cảm thấy mọi vấn đề gập phải trong cuộc sống của mình là rất ghê gớm và "chẳng ai khổ bằng mình!" Tiếp xúc với thế giới nhiều hơn, bạn mới biết rằng, trên hành tinh này còn nhiều người đang gập phải những vấn đề còn nghiêm trong hơn của mình gấp trăm lần.Tôi đã từng gập những ông cụ, bà cụ, những gia đình người dân tôc Gia Lai sống đơn độc từ nhiều thế hệ trong những thung lũng hẻo lánh nhưng phong cảnh tuyệt đẹp. Chỉ vài tháng một lần, họ đi bộ cả ngày đường ra chợ xã để  mua một ít nhu yếu phẩm. Họ sống giản đơn như thế, nhưng luôn thân thiện, cởi mở với khách lạ và  hầu như không cần biết đến cái thế giới văn minh của chúng ta. Chiều về, sau một ngày làm rẫy, người lớn thì quây quần bên đống lửa, trẻ em thì mỗi đứa một củ khoai,chạy chơi hồn nhiên xung quanh. Giữa một không gian bao la, se lạnh của cao nguyên. Tôi thật sự cảm nhận được thế nào là hạnh phúc giản đơn khi ở bên họ và cuộc sống dư thừa của cải vật chất thật không cần thiết.
Have compassion for all beings, rich and poor alike; each has their suffering. Some suffer too much, others too little. ~ Buddha
Bà bán hàng rong
cảng  Mumbai - Ấn Độ ( thyanh photo)
5# Dễ dàng chấp nhận những cách sống, những nền văn hóa khác biệt
Tiếp xúc với các nền văn hóa đa dạng, bạn sẽ thấy xã hội văn minh mà bạn đang sống chưa phải là tốt nhất. Có những cách sống, những nền văn hóa của những đất nước nơi bạn đến rất đa dạng và khác biệt nhưng vẫn tốt đẹp và, về nhiều mặt, có khi còn tốt hơn xã hội của chính bạn.
Theo tôi, chính những sự khác biệt ấy đã góp phần tạo nên những hình ảnh muôn màu muôn vẻ như trong ống kính vạn hoa “kaleidoscope”. Đó chính là vẻ đẹp đa dạng của cuộc sống trên hành tinh chúng ta. Sao tôi lại không chấp nhận được cơ chứ? (xem thêm ...)
“If you reject the food, ignore the customs, fear the religion and avoid the people, you might better stay at home.” –  James Michener

DÌ ÚT ƠI, DÌ ÚT!

Bài viết của Rain March

Ăn Tết xong,đứa nào đứa nấy tròn quay, trung bình đứa lên ít nhất cũng phải vài ký, cả đám túm tụm lại cười nói hớn ha hớn hở.
                - Ái chà chà,mới có 3 tuần mà tròn o thế thì ... còn năng suất hơn cả nuôi heo nữa, hi hi ... tôi nháy mắt chọc lũ bạn.
                - Nhìn "Bà Còi" biết ngay sụt ký, nuôi heo mà như nuôi bà thì có mà lỗ to .. ha ha ha, cả đám cười nghiêng ngả.
                Dư âm sau Tết vụt trôi nhanh chóng theo những buổi chạy sô dày đặc, thời gian vùn vụt trôi, đi thực tập Nhi, về trường học lý thuyết, về khoa thi, rồi qua quận 8 ... thiện tai, thiện tai. Tôi phờ phạc đi trông thấy, nhiều lúc lên bệnh viện, đám bạn quỷ sứ vạch mắt mở miệng hỏi tùm lum tà la rồi phán "con này bị SDD, cho nhập viện với mấy em bé cho rồi", có đứa còn đế thêm: "chăm sóc theo chế độ SDD dài hạn, ha ha ha". Thế đấy. Mà đúng là tệ thật, tôi nhớ hôm đó cân đâu hơn 38 ký, chưa kịp mừng gọi là tự an ủi thì "cô bạn bánh mật"đứng bên chỉ trỏ: lên cân không bỏ dép, trong túi áo blouse còn thủ thêm 2 cuốn bí kíp Nội NHI, 1 cuốn sổ tay, à con cái ống nghe luôn mang trên cổ nữa. Lũ bạn lại xúm xít:  thức khuya học bài hả? ăn nhiều vô ... vân vân và vân vân, chóng cả mặt. Nghĩ lại, chưa tới 10 giờ tối mình đã tót đi ngủ, sáng 3 giờ mò dậy học bài, không phờ phạc mới lạ,ăn thì cũng bình thường như mọi ngày mà. Ôi dào,để ý mấy chuyện này làm gì, tôi làm lơ quay mặt đi nhìn mấy đứa nhỏ trại Thận đang chơi đùa quanh bãi cỏ, đứa nào cũng dễ thương, mắt tròn xoe, trong veo. Tôi nhìn "cô bạn bánh mật" nói khẽ: "mấy đứa nhỏ trại này có đôi mắt đẹp tuyệt, tiếc là tui không đem máy chụp hình theo". Cô bạn gật gù tán thành, rồi cô bạn à lên 1 tiếng và bảo tôi:"tui có điện thoại nè, có điều nó không được đẹp như máy ảnh đâu". Tôi bảo nó bấm thử vài tấm, đúng là không nét, tôi không hài lòng bảo nó: "thôi khỏi chụp cũng được, tụi nó đẹp thế, vào máy mình thành ra thế này", "vậy thôi nhé". Nhìn lũ trẻ nô đùa, tôi ái ngại,có đứa mới hơn 3 tuổi đã bị HCTH, có đứa còn bé tí xíu,đa phần đều phải chạy thận.
                Những buổi sáng chúng tôi lúi húi phụ các anh chị khám bệnh, nghe mấy đứa nhỏ gọi tên bác sĩ điều trị rất thân mật, có đứa còn đọc cả toa thuốc, chế độ chăm sóc vanh vách mà lòng tôi đau nhói. Nhìn mấy đứa Cushing cái mặt hao hao giống nhau, người ú ú như nhau, thằng bạn ngồi cạnh tôi la khẽ như trúng số:
                   -Bà ơi, tui có chỉ tiêu khám phù rồi.
                 -Đâu? Tôi nhìn quanh quất, nhớ là phòng này chỉ có 1 đứa còn thì tôi đã khám mất rồi tôi nghĩ chắc là mấy đứa nhỏ phòng bên ghé qua.
                   -Đó, đứng sau lưng anh (bs nội trú)kìa!
                   -Cushing đó.
                 -Oái! Thế mà tui không nhận ra, thế còn chỉ tiêu phù của tui?  Nụ cười vụt tắt nhanh chóng trên gương mât cậu bạn dễ mến.
                Phòng bệnh tôi học có tới mấy đứa như vậy,tụi nó nói năng,chơi đùa  hồn nhiên, tôi không có cảm giác đây là hành lanh bệnh viện mà là ngôi nhà  chung của mấy đứa nhỏ.
 Sáng hôm sau, tụi tôi vẫn tới sớm, vừa đặt chồng hồ sơ  lên bàn có mấy đứa nhỏ bẽn lẽn nép ngay cạnh bàn, đợi khám, chẳng cần các cô  chú gọi tên. Cậu nhóc tôi phụ trách hôm nay chẳng thấy đâu cả,gọi tới 3 lần cu cậu mới lò dò ra, 2 mắt sưng vù, tôi nhìn mà phát hoảng:
                   -Sao con phù nhiều vậy? Bộ quên uống thuốc hả?
                Cu cậu liếc nhìn tôi mắt rưng rưng, rồi cúi gằm xuống đất, tay vân vê tà áo nhàu nát
                   -Sao nó phù nhiều vậy mẹ?
                 -Dạ không đâu, cháu nó khóc đó cô, khóc từ trưa hôm qua tới khuya luôn, dỗ mãi mới chụi đi ngủ, nói nhớ các bạn ... Nói đến đây, giọng chị nghẹn lại.
                -Con ngoan, ít hôm nữa sẽ được về nhà, được đi học gặp lại cô giáo và các bạn nhé
                 -Dạ không phải đâu cô, trưa hôm qua có mấy đứa bạn cùng phòng được bác sĩ cho về, nó thì chưa nên tủi thân, chiều hôm qua tiễn các bạn xong, buồn không có ai chơi thế là khóc.
                 Chị thút thít lau nước mắt, hai mắt tôi cay xè, thì ra nó khóc không phải vì nhớ nhà...
                 Một 1 tuần ở trại thận vụt trôi, thời gian quá ngắn cho chúng tôi nhưng bù lại là các bé đã quen chúng tôi hết, không lên trại thì thôi, hễ thấy bóng dáng  tụi tôi là chúng í ới gọi, cười ríu rít. Có một cô bé, hễ thấy tôi là réo lên:"Dì Út ơi". Tôi thầm nghĩ chắc nó có bà dì Út nào đó hao hao tôi chăng?
                Cuối tuần trại Thận tôi đi trực thêm tranh thủ làm bệnh án cho đủ chỉ tiêu, tiện thể tạm biệt mấy bệnh nhân tí hon nốt. Đang loay hoay với mấy xét nghiệm thì có tiếng gọi lanh lảnh:
                  -Dí ÚT ơi!
                Tôi ngoảnh lại,cô bé con, tròn trĩnh nước da ngăm đen,không, đen thứ thiệt mới đúng, đôi mắt tròn xoe, đen láy như hạt huyền lẫm chẫm tiến về phía tôi sau là bà nội của bé con vừa đi theo nó vừa cười:
                -Buổi chiều cô cũng học à?
                 -Vâng.
                -Cô đi ở đây lâu không?
                -1 tuần bác ạ! Sang tuần sau cháu qua trại khác rồi.
                -À,nó sang tuần  sau  cũng được về đó cô! Người bà nở nụ cười phúc hậu thân quen, đôi mắt long lanh ngấn nước.Bé con vẫn đu đưa nghịch phá ống nghe của tôi
                -Ồ, ược về nhà thì còn gì bằng nữa.   Cô chúc bé con về nhà khỏe nha, hôm sau gặp cô ở nơi khác chứ không phải là bệnh viện đâu nha.

Thứ Tư, 23 tháng 3, 2011

Tâm thần ... hờ hờ ! :D

by Elise Huỳnh on Saturday, March 19, 2011 at 6:34pm
Đan muốn viết cái note này từ hơn một tuần trước ... nhưng hông có rảnh, bận đi Madagui chơi ... hôm nay thi xong mới viết, cảm xúc đã mất đi nhiều, thoai thì còn bao nhiêu viết bấy nhiêu ! ;D
Tâm thần - nhiều người nghe tên bộ môn đã muốn tránh xa, ấn tượng thật là ... tiêu cực. Vì sao hả ? Vì người ta nghĩ rằng tiếp xúc nhiều với BN tâm thần thì một ngày nào đó cũng sẽ tâm thần mất thôi ! Một năm có hơn 300 bác sĩ ra trường, bao nhiêu người theo chuyên khoa Tâm thần hén ? Nếu có ... phần lớn là vì lý do khách quan, hoàn cảnh ép buộc ... nhưng một người tâm huyết với nghề và hết lòng với BN như anh ... em ngưỡng vọng ! ;D
Lần đầu gặp anh trên GĐ, em buồn ngủ ... vì hôm ấy em đón chờ chị Phương cơ, người xinh xắn dễ thương, nói chuyện dí dỏm, em chờ bài "Rối loạn lo âu" vì chẳng có ai sống mà không lo âu cả, em muốn biết nhiều hơn để ... tránh . Thế mà hôm ấy chị bận, anh dạy thế ... em chẳng buồn quan tâm anh có đẹp trai dễ thương hông nữa, em cũng quên anh dạy bài gì luôn rồi, chỉ nhớ giọng anh trầm trầm ... có vẻ hiền lành ... và hết ! ;D
Nhưng có một sự trùng hợp thú vị để rồi em sẽ chẳng bao giờ quên được ngày hôm đó ... nhưng chuyện này hông liên quan tới những điều em muốn nói tiếp theo. Ghi nhận vậy thôi ... vì ngày hôm đó với em ... nó đẹp ! :D
Nói sao ta ... chẹp, chắc là mình có duyên ! Ai cũng nói đi thực tập tâm thần chơi là chính ... lại vừa nghỉ Tết xong, em chưa sẵn sàng ... thật lòng em hy vọng được tiếp tục chơi. Thế mà anh đã chọn tổ em ( có em trong đó :P ) - đi thực tập với anh ... học với anh là sẽ thi ... là phải học hành đàng hoàng ... chán nhỉ - em nghĩ thế ! ;D
Tuần đầu tiên ... ấn tượng về anh bình thường ! Ngày nào em cũng vô ngồi nghe anh hỏi BN ...  mỗi người một hoàn cảnh, mỗi người một câu chuyện, mỗi người như một bức tranh, phong phú đa dạng ... anh ngắm, anh vẽ thêm chỗ này bớt chỗ kia ... "bút pháp" khác nhau nhưng anh giữ cùng một thái độ : Vui vẻ - tự tin - hòa nhã ! Anh bắt đầu dạy tụi em hỏi bệnh, ghi nhận triệu chứng và tổ hợp lại ... có lúc anh giận vì tụi em lười, khi tụi em tích cực hơn anh hài lòng và nói chuyện khá dí dỏm ... thật lòng mà nói ... anh làm em vui đôi lần ! ;D
Hai tuần sau đó ... cùng anh đi lâm sàng, thấy anh làm những nghiệm pháp thú vị ... cùng anh chấm thi ... rồi thì diễn kịch và thảo luận ... khoảng cách thu hẹp dần, em bắt đầu thấy anh gần gũi và dễ mến. Khi những BN của tuần trước trở lại tái khám, em đã thấy sự thay đổi ở họ ... là anh đã làm cho cuộc sống của họ tốt hơn, là anh hướng cho họ đến những việc có ích, là anh không bỏ rơi họ ... bất chấp những người không hợp tác, bất chấp những khó khăn, anh có cách của anh ... chậm nhưng hiệu quả ! Lúc đầu em nghĩ ... tất nhiên, công việc của anh mà ! Nhưng anh không chỉ làm tốt công việc của mình, anh yêu nghề, anh có những hy sinh và hết lòng với nó ... trên tất cả là anh muốn làm được nhiều hơn cho BN, anh trân trọng BN - những người thậm chí không còn ý thức được về chính mình. Tất nhiên bản thân họ không muốn nhưng trên một phương diện nào đó ... xem như họ đã từ bỏ chính mình, sống với những ý tưởng của riêng họ, không còn hòa hợp với xã hội ... nhiều người xa lánh họ, thậm chí là người thân trong gia đình. Cách anh đối xử với BN, sự ôn hòa và nhẫn nại của anh làm em kính trọng ! :D
Tuần cuối ... chuẩn bị thi ! Em đã đi học đúng giờ, chăm chú nghe anh giảng bài hơn, không phải em máu lửa học để được điểm cao đâu ... chỉ vì em biết sắp hết cơ hội rồi ! Dù sao đi nữa ... tâm thần không phải niềm mơ ước của em ! :D Ngày thi ... bệnh đông, anh mệt rồi, bận lắm ... nhưng vẫn tạo không khí thoải mái khi vấn đáp ... 8đ không làm em hài lòng ... vì em có thể làm tốt hơn nếu cố gắng ngay từ đầu ! Chẹp ... anh ơi ... đứa lười nào cũng vậy ... ngày cuối cùng mới biết mình muốn gì và cần gì ! :D
Ngày cuối ... đi Lê Minh Xuân ... tham quan ! Khà khà ... hứa hẹn nhiều thú vị ! Ở đây em đã gặp một anh "hướng dẫn viên du lịch"  không thể nhiệt tình hơn được nữa, em đã gặp một cô ốm nhom nhưng luôn lo nghĩ cho nhân loại và kêu gọi ... hãy bảo vệ Trái Đất với lớp "masimoro..."  bao quanh, em đã gặp một cô luôn muốn mình xinh đẹp và nói chuyện thật vui vẻ chân tình, em đã gặp một anh đem 50k mua thật nhiều thuốc lá về chia cho các bạn, một BN khác để chứng minh mình có nhiều tài lẻ đã cất tiếng hát vô tư giữa đám đông ... đừng cười họ ! Người ta vẫn kêu gọi tinh thần tình nguyện ... có mấy ai vô tư và nhiệt tình như anh "hướng dẫn viên du lịch" ấy đối với sinh viên chúng ta -  những người mới gặp lần đầu. Người ta vẫn kêu gọi bảo vệ môi trường ... có mấy ai thật sự lo nghĩ cho tương lai của Trái Đất như cô "masimoro..." đó. Làm đẹp là tự trọng và tôn trọng người khác ... ánh mắt của cô BN hay làm đẹp đó khi nói chuyện với hai bạn sinh viên thật chân thành, BN không che giấu gì cả. Cũng chẳng có mấy ai gom hết số tiền ít ỏi mình có được để đi mua thuốc lá - hàng hiếm ở đó ... về chia cho bạn bè. BN vẫn muốn được chúng ta thừa nhận, vẫn muốn được người khác tin tưởng ... họ nói họ hát được và họ đã chứng minh ngay lập tức ... rất đơn giản, trực tiếp ... không thể hiệu quả hơn.
Chen ngang một chút : Trước khi về ... Đan nghe ai đó nói với theo : "Rảnh vô đây chơi nữa nghe, ở đây vui lắm, có bạn bè ... ở nhà không có ai làm bạn hết !" Con người ... dù sao đi nữa vẫn luôn cần có nhau ! BN tâm thần không ít người bị xã hội kì thị, bị người thân xa lánh, bản thân họ không ý thức được những việc mình đang làm ... nhưng chính từ những điều vô thức đó Đan lại thấy ... rất Người ! Có bao giờ một người mới gặp lần đầu mời chúng ta đến chơi lần nữa bằng lời lẽ chân tình như thế không ? :D
Cuộc sống vốn phức tạp nên người ta hay che giấu cảm xúc thật, che giấu suy nghĩ của mình, xã hội càng phát triển thì khoảng cách giữa người với người ngày càng xa ... trong bộn bề lo toan ... những lo âu, những stress đã góp phần gây nên triệu chứng tâm thần ... xa hơn nữa là bệnh tâm thần. BN tâm thần - có thể họ không chạy trốn nhưng dường như họ đã thoát khỏi vòng quay cuộc sống, họ chỉ tập trung vào những gì họ quan tâm ... một cách đơn giản mà hết lòng, không hơn thua, không tư lợi. Tất nhiên nhiều lúc họ có những cơn xung động, có những hành động chống đối xã hội ... thế nên họ bị cách ly ... nhưng họ vẫn là những con người rất Người, họ nên được nhìn nhận và tôn trọng ! :D
Ra về ... đi uống cà phê, anh hỏi : "Mấy đứa thấy BN dễ thương hông ? Vậy mà không hiểu sao ai cũng sợ !" Thật lòng mà nói ... thưa anh em cũng sợ ! ~_~ ! Lúc em vào nhà vệ sinh rửa mặt ( vì đi đường xa :D ) rồi bước ra ... hehe ... anh và các bạn đã đi đâu mất, lặng lẽ nơi này ... chỉ có em và hơn 10 BN tâm thần đang nhìn em ... mỉm cười. Hehe ... với em lúc đó ... nụ cười của nàng Mona Lisa cũng không bí ẩn bằng những nụ cười ấy, nhưng em kịp bình tĩnh chạy đi tìm anh và các bạn ...( hết hồn àh :P ). Nói gì thì nói ... em không bản lĩnh như anh, dù đã được đi tham quan BV tâm thần rồi ... dù có tham quan lần nữa ... rồi lần nữa ... lần nữa ... có lẽ em vẫn sợ ... sợ thì sợ mà thương thì thương, anh hé ! :))
Chẹp ... em định viết note về BN tâm thần, chẳng hiểu sao anh xuất hiện hơi nhiều ! ;D Em thích sự nhiệt tình của anh, tôn trọng anh luôn hết lòng vì BN và muốn làm những điều tốt nhất cho họ, muốn họ được quan tâm nhiều hơn, được sống đàng hoàng hơn. Vì hoàn cảnh ... vì chỉ có mình anh thì ... làm việc gì cũng khó ... nhưng anh vẫn đang làm những gì có thế. Những người như anh bây giờ ... hiếm lắm rồi, mà hiếm thì đáng quý ... không học với anh nữa nhưng em và các bạn chắc sẽ không quên anh được đâu ... anh Nghĩa àh  ! ^_^
 P.S : "Bất cứ người nào tôi gặp cũng có điểm hơn tôi, đáng cho tôi học hỏi !"  - Pascal  :D

Thứ Ba, 22 tháng 3, 2011

Chuyện Cấm Cười


                                   
Một người làm trong ủy ban Kế hoạch Hóa gia đình người Kinh công tác trên miền núi. 
Gặp vợ chồng A Pó mới 25 tuổi, nhưng đã có 6 đứa con.  
Anh ta chê:  "Chúng mày kém, nghèo mà đẻ lắm.  Chả bằng một góc người Kinh."
Bị chạm tự ái, A Pó bảo vợ:  "Tao với mày tối nay phải đến nhà thằng giáo viên người Kinh xem nó "ấy" vợ nó thế nào mà thằng kia bảo mình không bằng một góc của nó".
Tối đến, A Pó cùng vợ rình nhà giáo viên người Kinh.   
Nhà sàn nên hơi cao, A Pó không nhìn thấy gì bèn bảo vợ đứng lên trên lưng mình để xem.  
Vài phút sau, vợ A Pó trèo xuống, mặt hơi đỏ.
A Pó hỏi:  "Thế nào?  Mày thấy gì không?"
Chị vợ thèn thẹn lắc đầu:  "Vợ chồng ông giáo ấy cũng thế.  Chả khác gì lúc mình ấy tôi cả".
A Pó tức lắm, lầm bầm:  "Thằng kia đã bảo khác là khác.  Để ông đứng trên vai mày ông xem".
5 phút sau, A Pó trèo xuống đất, mặt xanh mét, chân tay run lẩy bẩy.
Vợ lấy làm lạ lắm, nhưng không dám hỏi.
Trên đường về, A Pó rỉ tai vợ:  "Thôi mình nghèo cũng được, đẻ nhiều cũng được, chứ tao không bắt chước bọn người Kinh đâu.  Chúng nó ấy nhau xong... lột da "thằng nhỏ" vứt vào sọt rác.  Đau lắm, tao chịu thua".

Cà cung st

Thứ Hai, 21 tháng 3, 2011

Thơ “tếu” Quý Bùi: CÔ LÁNG GIỀNG



Phòng  tôi ở cạnh phòng nàng
Cách nhau một bức tường vàng mong manh
Nàng trông dáng rất hiền lành
Tóc dài ,da trắng trâm anh mỹ miều
Cái hôm nàng dọn buổi chiều
Con trai trong xóm ra điều ga lăng
Bao thằng tỏ vẻ lăng xăng
Khiêng ,ôm ,khuân ,vác , lại giằng lẫn nhau
Chậm chân tôi kẻ đến sau
Chẳng còn gì nữa buổi đầu lập công
Nhưng tôi ở sát bóng hồng
Bao thằng ao ước  phòng không cạnh nàng
Thế rồi tôi hết lang thang
Chuyên nghề bát phố đổi sang giữ nhà
Tôi thường cất giọng ngâm nga
Ra điều chữ nghĩa xem ra mấy bô`
Hát vang quanh quẩn ra vô
Hát đi hát lại bài cô láng giềng
Một hôm trời mát tháng giêng
Buổi trưa ngồi học dựa nghiêng bên tường
Giật mình vôi đổ xuống giường
Bức tường vàng mỏng bất thường rung rung
Lắng tai nghe ngóng đến cùng
Nghe như tiếng sấm làm rung cả nhà
Đúng là bên cạnh phát ra
Lúc trầm lúc bổng lại pha âm  rền
Lúc thì như tiếng kêu rên
Như ai bóp cổ , trùm mền tắt hơi
Lúc thì như sóng ngoài khơi
Lúc thì réo rắt chơi vơi giữa chừng
Đổi tông , đổi điệu không ngưng
Bức tường rung động theo từng tiếng vang
Mặt tôi xanh chuyển sang vàng
Bỏ phòng tôi dọt , chạy ngang cửa nàng
Liếc qua cửa sổ mở toang
Nàng nằm trên võng oang oang ngáy đều