Bác sĩ Nguyễn Thy Khuê
vui sống mỗi ngày @ blog : bác sĩ Nguyễn Thy Khuê là một bác sĩ thế hệ 4x của đại học y khoa sàigòn, ra trường năm 1974 hiện là Gíao Sư của trường đại học y khoa tp HCM. Bài viết này tuy ngắn nhưng rất thực tế, có lẽ vì được viết ra từ những vốn sống của chính tác giả. Nhận thấy bài viết có thể là một kim chỉ nam tuyệt vời cho các bác sĩ tương lai, tôi xin trích đăng tặng riêng tất cả các bác sĩ trẻ tương lai
Các em sinh viên thân mến
BS Nguyễn Thy Khuê |
Ban Giám Hiệu đề nghị phân công tôi lên nói chuyện với các em nhân ngày khai giảng. Đây là một hân hạnh lớn nhưng cũng là môt thách thức bởi vì tôi không phải là người nói giỏi, cũng không phải là người làm chiến lược. Hơn nữa thật khó chọn điều gì để nói trong rất nhiều điều cần nói. Vì vậy tôi chỉ nói đến hai vấn đề mà trong quá trình học tập của bản than và giảng dậy tại trường đại học, tôi thấy nên nói.
Trước tiên tôi chúc mừng các em đã thi đậu vào một trong những trường đại học có chỉ tiêu tuyển chọn khó nhât thành phố. Đây là một điều hãnh diện cho bản thân và gia đình các em nhưng đây là chuyện đã qua, các em nay đã là sinh viên, mục tiêu cần thiết là lấy đường bằng bác sĩ sau sáu năm học tập và làm sao trở thành bác sĩ giỏi.
Trong đọan đường 6 năm các em cần phân ra từng đọan ngắn và đạt mục tiêu từng chặng, nói một cách khác thi đậu tất cả các môn học ngay từ lần thi đầu tiên.
Yêu cầu về kiến thức và tay nghề của một người bác sĩ là “cơ bản, hiện đại, thực tế Việt Nam”
Để đạt yêu cầu cơ bản cách tốt nhất là nên lên lớp đều đặn nghe đầy đủ các bài giảng. Lý do các thày cô giáo đã mất công biên sọan những điều cơ bản nhất cần biết trong một tiết học, do đó chúng ta có thể học ngay trong lớp nếu chú ý nghe giảng. Đây là cách nhanh nhất để tích lũy kiến thức trong một thời gian ngắn. Để nhớ những điều cơ bản đó và đạt trong các kỳ thi kiểm tra chúng ta cần định kỳ xem lại kiến thức đã học và nếu có thể được bổ xung thêm bẳng một số tài liệu trong các sách giáo khoa.
Tuy nhiên khoa học thay đổi và tiến triển không ngừng, khi đã có kiến thức cơ bản các em cũng cần tiếp cận với các thông tin mới, điều này đặc biệt quan trọng khi các em được tiếp xúc với bệnh nhân và bắt đầu được hướng dẫn về điều trị. Biết cách truy cập thông tin qua internet, thông thạo anh văn, biết cách chọn lọc thông tin tốt cần thiết trong suốt cuộc đời sinh viên và bác sĩ. Kỹ năng này phải bắt đầu từ trường đại học và phát triển trong suốt cuộc đời hành nghề.
Thực tế, thực tế Việt Nam đối với một bác sĩ chính là học hỏi từ người bệnh. Sách vở không bao giờ trình bày hết các dạng bệnh tật, chỉ có cách thăm khám bệnh kỹ mới nắm vững được bệnh lý để tìm ra phương hướng áp dụng những kiến thức đã học một cách hợp lý nhất để điều trị bệnh nhân. Từ bệnh nhân các em sẽ học cách nhận định và đánh giá lại những kiến thức đã học, phát triển kỹ năng suy nghĩ độc lập.
Sau này, khi đã thành đạt, ngòai người thân, gia đình, thày cô giáo, chính bệnh nhân là người mà các em phải mang ơn rất nhiều vì đã giúp các em thành nghề.
Sau cùng, trong chương trình học hành dày đặc, thi cử liên miên, các em cũng cần tìm cách cân bằng cuộc sống, những phút thư giãn dù rất ngắn như nghe nhạc, đọc sách, nói chuyện phiếm với người thân … sẽ giúp các em bớt căng thẳng và bắt đầu lại công việc. Đó là cách thay đổi hình thức họat động để giảm stress ( dĩ nhiên phải là những họat động không gây stress)( xem thêm ... )
Cuộc đời sẽ có thể không theo đúng như ý muốn của chúng ta, nhưng nếu có mục tiêu tốt, biết chọn lọc những mục tiêu chính trong cuộc đời theo từng giai đọạn, các em đạt được những thành tựu đáng kể trong đa số các trường hợp.
Chúc các em thành công.
xem thêm SỐNG GIẢN ĐƠN HẠNH PHÚC HƠN
Suy nghĩ tản mạn về hội nghị AFES 2011 tp HCM
xem thêm SỐNG GIẢN ĐƠN HẠNH PHÚC HƠN
Suy nghĩ tản mạn về hội nghị AFES 2011 tp HCM
1 nhận xét:
Em cảm ơn bài đăng của thầy.
Đăng nhận xét