Bài viết của Nguyễn Thy Anh
Vui sống mỗi ngày @ blog: Nguyễn Bào Sinh là nhà thơ Dân Gian khá nổi tiếng ở Việt Nam. Tôi tình cờ biết và thấy thơ ông cũng ngồ ngộ, qua tập tiểu luận “Giăng Lưới Bắt Chim” của nhà văn Nguyễn Huy Thiệp, sách giảm giá, tôi mua được ở một hiệu sách nhỏ quận Phú Nhuận, trong một dịp lang thang cuối năm. Sau đây là trích đọan một phần bài viết về Nguyễn Bảo Sinh của Nguyễn Huy Thiệp.
“Nguyễn Bảo Sinh, nhà thơ dân gian” ( tập tiểu luận Giăng Lưới Bắt Chim của Nguyễn Huy Thiệp nxb Thanh Niên 2010) trang 125 - 132
Nguyễn Bảo Sinh sinh năm 1940, sống trong một gia đình đã nhiều đời định cư ở Hà Nội. Thời trẻ, ông từng đi lính, từng là võ sư judo. Từ trẻ đến già, Nguyễn Bảo Sinh chỉ sống ở số 30, ngõ 167 Trương Định(ngõ bảo sinh). Gần như suốt cuộc đời không hề chuyển dịch đi đâu . . . (trang 125)
Nguyễn bảo Sinh vẫn sống bằng nghề nuôi chó mèo cảnh, nuôi gà chọi . . .
Nguyễn bảo Sinh vẫn sống bằng nghề nuôi chó mèo cảnh, nuôi gà chọi . . .
Làm thơ, nuôi chó, chọi gà
Ba trò chơi ấy làm ta bơ phờ
Suốt ngày nửa tỉnh nửa mơ
Trông ai cũng thấy nửa thơ nửa gà!
Trí tuệ dân gian thông qua hình thức “nói vần” được truyền khẩu nhiều khi biến thành ca dao, tục ngữ, thành lời các bài hát dân ca . . . yếu tố kinh nghiệm cá nhân không thể chia sẻ cho ai được đã làm nên nhiều sự bất ngờ và độc đáo của lối thơ này.
Khi yêu cái xích dưới chân
Thì xiềng xích ấy là thần tự do!
Tự trói thì gọi là tu
Bị trói thì gọi là tù mọt gông!
. . . .
Tự do sướng nhất trên đời
Tự lừa lại sướng hơn mười tự do!
Khi mê bùn chỉ là bùn
Ngộ ra mới biết trong bùn có sen
Khi mê tiền chỉ là tiền
Ngộ ra mới biết trong tiền có tâm
Khi mê dâm chỉ là dâm
Ngộ ra mới biết trong dâm có tình
Khi mê tình chỉ là tình
Ngộ ra mới biết trong tình có dâm!
Lối nghĩ dân gian nôm na (nôm na là cha mách qué) dựa trên những nghịch lý óai oăm trong cuộc sống. phát hiện ra những nghịch lý ấy, hiểu được nó khiến người ta nhiều khi lâm vào tình trạng dở khóc dở cười:
Con ta không phải của ta
Tai họa của nó mới là của ta
Của chìm của nổi trong nhà
Của ta rồi sẽ lại là của con
(Trang 126 – 127)
Trong thơ của Nguyễn Bảo Sinh có yếu tố phật giáo.( xem thêm ... ) Tính chất thiền trong thơ ông đôi lúc xóa đi những ranh giới thị phi trong cuộc đời gây nên những hiệu quả bất ngờ khá độc đáo:
Cùng chung một chuyến đò ngang
Kẻ thì sang bến,người đang trở về
Lái đò lái mãi thành mê
Sang về chẳng biết mình về hay sang?
. . . .
Vợ là cửa cái, bạn gái là cửa sổ
Càng nhiều cửa sổ càng sang
Cửa cái anh vẫn đàng hòang vào ra
Vợ là cửa cái nhà ta
Lại là cửa sổ thằng cha láng giềng . . .
(trang 128)
Nguyễn Bảo Sinh độc đáo ở chỗ luôn hướng về thiền với tinh thần từ bi hỉ xả mang đậm tính chất “thiền dân gian”. Sự thú vị của Nguyễn Bảo Sinh là ở đấy. đấy cũng là nét đặc biệt của văn học dân gian, nghệ thuật dân gian trong thời đại hôm nay, vốn không coi trọng nhiều đến tiết lễ rườm rà. (trang 129) (xem thêm . . )
Tôi khá bất ngờ và lý thú thấy nguyễn bảo sinh ở tuổi U67 vẫn có những bài thơ bay bướm kiểu:
Yêu là nhớ ít tưởng nhiều
Yêu là chẳng biết mình yêu cái gì
Yêu nhau đâu bởi hang mi
Đắm say đâu phải chỉ vì đôi môi
Yêu là yêu, có thế thôi
(trang 131)
mời xem thêm bài SỐNG GIẢN ĐƠN HẠNH PHÚC HƠN cuả tôi đã đăng trên tạp chí VĂN HOÁ PHẬT GIÁO năm 2010.
mời xem thêm bài SỐNG GIẢN ĐƠN HẠNH PHÚC HƠN cuả tôi đã đăng trên tạp chí VĂN HOÁ PHẬT GIÁO năm 2010.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét