Bài viết cuả Kimkelly
Từ một vấn đề nêu ra trên mạng:
Em mới đi đám cưới 1 cô bé hàng xóm về, ở đó xảy ra 1 cuộc tranh luận giữa những người đi chúc mừng đám cưới (trong đó tất nhiên bao gồm cả em). . .
Đại thể là "ở tuối 19 - 21" có nên lập gia đình sớm như thế hay không? Nếu là con gái không muốn kết hôn mà có ý định sống độc thân thì sao? Tất nhiên đây là vấn đề không mới mẻ và luôn nhận được sự tranh luận hào hứng đến nỗi gần như bảo thủ của từng người một.
Theo ý kiến cá nhân của em .
Về nguyên tắc, pháp luật cho phép: công dân đủ 18 tuổi trở lên, chưa kết hôn lần nào hoặc đã ly dị, góa bụa là có thể được kết hôn. Việc kết hôn sớm hay muộn tùy thuộc vào hoàn cảnh, năng lực của mỗi người cụ thể, không thể khuôn sáo áp đặt hoàn cảnh của người này cho người khác được.
Tiền đề cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc là hai người phải có tình yêu, hiểu và chọn lựa người bạn đời hòa hợp mình về càng nhiều phương diện càng tốt, có hứng thú với cuộc sống gia đình, 1 trong 2 hoặc cả 2 người tự chủ được về tài chính, nơi ăn chỗ ở, chu cấp được cho cả gia đình mới, được 2 bên gia đình ưng thuận. Ở đây nói đến sự hòa hợp của hoàn cảnh, cá tính, sở thích, chí hướng... chứ không phải sự đồng nhất, mọi cái phải giống nhau y như đúc bởi thực tế 2 người giống nhau chưa chắc đã hòa hợp được với nhau. Có người nói rằng thực tế thấy có nhiều người lấy nhau do sắp đặt, không có yêu đương gì trước cả mà vẫn sống được với nhau đến đầu bạc răng long trong khi có những người yêu nhau, suy ngẫm mãi rồi mới lấy mà vẫn đổ vỡ. Điều đó có thể đúng vì cuộc hôn nhân được sắp đặt tùy thuộc vào sự khéo léo gán ghép của những người đã trải đời, hiểu đời, biết cái gì là hòa hợp, cái gì là không thể dung hòa và điều quan trọng nó phụ thuộc vào sức chịu đựng sự lệch pha của cả 2 người bị gán ghép đó. Điều đó không có nghĩa cứ gán ghép như thế thì đều hạnh phúc cả. Thực tế cũng có rất nhiều người ngậm mối giận hờn cha mẹ gán ghép cho đến khi nhắm mắt, xuôi tay; cũng có nhiều người đã vùng lên, thoát ra khỏi sự ràng buộc vô lối đó.
Như vậy là kể cả hôn nhân sắp đặt hay tự nguyện thì đều có thể thành công mà cũng có thể thất bại. Tuy nhiên, trên quan điểm sống hiện đại ngày nay, thanh niên cho rằng được tự xem xét, lựa chọn người mình thích bằng các giác quan và cảm nhận của riêng mình thì tốt hơn là để số phận của mình bị định đoạt bởi chủ quan của người khác và đó cũng là một quyền tự do của con người. Dù xấu hay đẹp thì cái mình tự chọn vẫn là cái đẹp nhất và người ta phải học cách chấp nhận và có trách nhiệm với sự lựa chọn của riêng mình. Đó là một điều tốt vì họ đã chủ động hơn, sống có trách nhiệm hơn, đến tuổi trưởng thành có ý thức chăm lo cho bản thân, không còn dựa dẫm vào cha mẹ nữa. Đời còn biết bao nhiêu sự lựa chọn tương tự như vậy.
Mục tiêu sống của mỗi người là rất khác nhau. Có những người an phận thủ thường, muốn gắn cuộc sống của mình với gia đình, tập trung sức lực chăm lo cho vợ/chồng và con để họ đạt được thành tựu và tất nhiên trong thành tựu đó có đóng góp của họ. Cũng có người đặt mục tiêu cho mình lớn lao hơn đó là phải tự tay đạt được những thành tựu nhất định nào đó (trở thành tiến sĩ, chủ tịch, thủ tướng, tổng thống...) rồi mới nghĩ đến việc bao bọc cho người khác, cũng có người cho rằng: cá tính của mình chẳng phù hợp với cuộc sống gia đình vướng víu, cứ sống tự do, tự tại, không phải bận tâm nhiều là tốt nhất; cũng có người kết hôn để nương tựa vào người kia... Mỗi mục tiêu và cách suy nghĩ và điều kiện sống đó dẫn họ đến với hôn nhân sớm hay muộn hoặc là không có cuộc hôn nhân nào cả.
Nói tóm lại: kết hôn sớm hay muộn tùy thuộc vào mục tiêu, sự hứng thú với cuộc sống gia đình, hoàn cảnh sống và điều kiện của mỗi người, cái quan trọng là không để cuộc sống hôn nhân phụ thuộc vào hay bị ảnh hưởng bởi một ai đó nào khác ngoài 2 đương sự. Hôn nhân phải làm cho cuộc sống của cả 2 tốt đẹp hơn chứ không thể đi theo chiều hướng ngược lại đối với 1 trong 2 người hoặc cả 2
Tiền đề cho một cuộc hôn nhân hạnh phúc là hai người phải có tình yêu, hiểu và chọn lựa người bạn đời hòa hợp mình về càng nhiều phương diện càng tốt, có hứng thú với cuộc sống gia đình, 1 trong 2 hoặc cả 2 người tự chủ được về tài chính, nơi ăn chỗ ở, chu cấp được cho cả gia đình mới, được 2 bên gia đình ưng thuận. Ở đây nói đến sự hòa hợp của hoàn cảnh, cá tính, sở thích, chí hướng... chứ không phải sự đồng nhất, mọi cái phải giống nhau y như đúc bởi thực tế 2 người giống nhau chưa chắc đã hòa hợp được với nhau. Có người nói rằng thực tế thấy có nhiều người lấy nhau do sắp đặt, không có yêu đương gì trước cả mà vẫn sống được với nhau đến đầu bạc răng long trong khi có những người yêu nhau, suy ngẫm mãi rồi mới lấy mà vẫn đổ vỡ. Điều đó có thể đúng vì cuộc hôn nhân được sắp đặt tùy thuộc vào sự khéo léo gán ghép của những người đã trải đời, hiểu đời, biết cái gì là hòa hợp, cái gì là không thể dung hòa và điều quan trọng nó phụ thuộc vào sức chịu đựng sự lệch pha của cả 2 người bị gán ghép đó. Điều đó không có nghĩa cứ gán ghép như thế thì đều hạnh phúc cả. Thực tế cũng có rất nhiều người ngậm mối giận hờn cha mẹ gán ghép cho đến khi nhắm mắt, xuôi tay; cũng có nhiều người đã vùng lên, thoát ra khỏi sự ràng buộc vô lối đó.
Như vậy là kể cả hôn nhân sắp đặt hay tự nguyện thì đều có thể thành công mà cũng có thể thất bại. Tuy nhiên, trên quan điểm sống hiện đại ngày nay, thanh niên cho rằng được tự xem xét, lựa chọn người mình thích bằng các giác quan và cảm nhận của riêng mình thì tốt hơn là để số phận của mình bị định đoạt bởi chủ quan của người khác và đó cũng là một quyền tự do của con người. Dù xấu hay đẹp thì cái mình tự chọn vẫn là cái đẹp nhất và người ta phải học cách chấp nhận và có trách nhiệm với sự lựa chọn của riêng mình. Đó là một điều tốt vì họ đã chủ động hơn, sống có trách nhiệm hơn, đến tuổi trưởng thành có ý thức chăm lo cho bản thân, không còn dựa dẫm vào cha mẹ nữa. Đời còn biết bao nhiêu sự lựa chọn tương tự như vậy.
Mục tiêu sống của mỗi người là rất khác nhau. Có những người an phận thủ thường, muốn gắn cuộc sống của mình với gia đình, tập trung sức lực chăm lo cho vợ/chồng và con để họ đạt được thành tựu và tất nhiên trong thành tựu đó có đóng góp của họ. Cũng có người đặt mục tiêu cho mình lớn lao hơn đó là phải tự tay đạt được những thành tựu nhất định nào đó (trở thành tiến sĩ, chủ tịch, thủ tướng, tổng thống...) rồi mới nghĩ đến việc bao bọc cho người khác, cũng có người cho rằng: cá tính của mình chẳng phù hợp với cuộc sống gia đình vướng víu, cứ sống tự do, tự tại, không phải bận tâm nhiều là tốt nhất; cũng có người kết hôn để nương tựa vào người kia... Mỗi mục tiêu và cách suy nghĩ và điều kiện sống đó dẫn họ đến với hôn nhân sớm hay muộn hoặc là không có cuộc hôn nhân nào cả.
Nói tóm lại: kết hôn sớm hay muộn tùy thuộc vào mục tiêu, sự hứng thú với cuộc sống gia đình, hoàn cảnh sống và điều kiện của mỗi người, cái quan trọng là không để cuộc sống hôn nhân phụ thuộc vào hay bị ảnh hưởng bởi một ai đó nào khác ngoài 2 đương sự. Hôn nhân phải làm cho cuộc sống của cả 2 tốt đẹp hơn chứ không thể đi theo chiều hướng ngược lại đối với 1 trong 2 người hoặc cả 2
Giữa mọi người, ta cần một người quen. Giữa những người quen, ta cần một người yêu.Giữa những người yêu, ta cần một người hiểu.
Và giữa những người hiểu, ta cần một người tin
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét