Thứ Năm, 4 tháng 8, 2011

BẠO HÀNH TRONG BỆNH VIỆN : PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH

Bác sĩ Thy Anh
        Bệnh viện là nơi các nhân viên y tế  thực hiện những việc làm nhân đạo cứu chữa người bệnh, đáng lẽ họ phải được mọi người tôn trọng như những ân nhân, nhưng thật trớ trêu, không ít trường hợp, họ lại bị chính người bệnh hoặc các thân nhân của người bệnh bạo hành ngay trong môi trường làm việc. Vấn nạn này càng ngày càng xảy ra nhiều hơn, không chỉ ở những nước đang phát triển mà ở cả những nước phát triển với nền y tế hết sức tiên tiến.

THỰC TẾ ĐÁNG BUỒN

Một nghiên cứu đăng trên The journal of nursing administration cho biết trong vòng 3 năm, có khoảng 50% các điều dưỡng khoa cấp cứu phải chịu bạo hành thân thể dưới mọi hình thức, như xô đẩy, đánh, đá . . . và 70% bị lăng nhục. Kết quả điều tra toàn quốc ở Mỹ trên các điều dưỡng khoa cấp cứu, từ tháng 5/ 2009 đến tháng 2/ 2011 (nguồn : The emergency nurses association's department violence surveillance study; 2010) cho thấy:
          97.1% bạo hành thân thể được gây ra bởi bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân.
          80.6% bạo hành xảy ra trong phòng bệnh; 23.2% ở hành lang, lối đi, cầu thang và thang máy; 14.7% trong khu vực của điều dưỡng.
          38.2% bạo lực đối với các điều dưởng ở khoa cấp cứu xảy ra trong khi họ đang tiếp xúc với  bệnh nhân; 33.8% trong khi họ đang cột tay chân hoặc đang khống chế bệnh nhân; 30.9% trong khi họ đang tiến hành các thủ thuật xâm lấn trên bệnh nhân.
          15% các nam điều dưỡng báo cáo đã từng bị bạo hành thân thể so với 10.3% các nữ điều dưỡng.
          13.4% các hành động bạo hành xảy ra ở các thành phố lớn so với 8.3% ở vùng nông thôn.

ĐÂU LÀ NHỮNG YẾU TỐ NGUY CƠ ?

Người ta có thể trở nên bạo hành vì vô số lý do, nhưng các nhân viên y tế cần nhận biết các tình huống ẩn chứa nhiều nguy cơ để có biện pháp đối phó.
          NHỮNG NGUY CƠ TỪ PHÍA NGƯỜI BỆNH VÀ THÂN NHÂN CỦA HỌ
          Các đối tượng sau đây dễ có nhiều khuynh hướng gây bạo lực:
          Các bệnh nhân, thân nhân đang say rượu hoặc đang "phê" thuốc, nhất là sau tai nạn hoặc đang nằm trong khoa cấp cứu.
          Các bệnh nhân bị chấn thương ở đầu.
          Các bệnh nhân đang cố cai thuốc hoặc cai rượu (hội chứng cai nghiện)
          Các bệnh nhân nội trú bị bệnh thần kinh tâm thần dạng lú lẫn, ảo giác, không còn nhận thức được thực tế.
          Các bệnh nhân có thái độ cư xữ kém văn hóa như chửi thề, văng tục, gây gổ với mọi người trong khi chờ đợi.
          Các bệnh nhân nóng ruột vì phải chờ đợi quá lâu,
          Các thân nhân người bệnh nóng ruột vì không biết rõ các thông tin bệnh tật của người thân, đặc biệt khi bệnh trở nặng hoặc có các diễn tiến ngoài dự đoán. (xem thêm ...)
          NHỮNG NGUY CƠ TỪ PHÍA BỆNH VIỆN
          Qúa tải bệnh nhân tại bệnh viện.
          Các nhân viên y tế không tôn trọng người bệnh và thân nhân người bệnh.
          Các nhân viên y tế không giải thích đầy đủ cho bệnh nhân biết về bệnh tật của họ, đặc biệt là các tình huống xấu có thể xảy ra.

CHÚNG TA NÊN LÀM GÌ ?

Để đối phó với bạo hành, các bệnh viện đã triển khai nhiều biện pháp "chữa cháy" như tăng cường lực lượng bảo vệ, phối hợp nhanh chóng với cảnh sát địa phương, cài đặt thêm nhiều camera theo dõi tại các khu vực nhạy cảm như phòng cấp cứu, phòng khám . . .
Các biện pháp này cũng  giải quyết được khá hiệu quả một số tình huống xấu, đặc biệt đối với các băng đãng xã hội đen, các bệnh nhân kém văn hóa, những người say sỉn hoặc phê thuốc.
Nhưng theo phương châm "phòng bệnh hơn chũa bệnh", vấn đề cần giải quyết phải được bắt đầu ngay từ phía bệnh viện. Các nhà quản lý ngành, các nhà quản lý bệnh viện phải có chương trình huấn luyện cho các nhân viên của mình biết cách nhận biết và đối phó với các tình huống bạo lực sẽ có nguy cơ xảy ra, phải có biện pháp giảm tải cho bệnh viện của mình, phải có biện pháp quản lý việc khám bệnh một cách khoa học hơn, tránh cho bệnh nhân phải chờ đợi quá lâu và giúp cho các bác sĩ có đủ thì giờ tư vấn.
Nếu các nhân viên y tế lúc nào cũng tôn trọng người bệnh và săn sóc họ như chính người thân của mình thì có lẽ chẳng bao giờ có chuyện gì xảy ra.
Bạo lực chỉ xảy đến với những ai thiếu tôn trọng kẻ khác.
Muốn nhận được sự tôn trọng từ phía người bệnh và thân nhân của họ, trước tiên, ta phải biết tôn trọng chính người bệnh mà ta đang phục vụ. (xem thêm ...)

4 nhận xét:

Topology nói...

Đó chỉ là các số liệu ở Mỹ mà bác.
Cháu nghĩ cẫn lưu ý đến các nguy cơ nhưng bài viết nên lấy số liệu một nơi mà lại áp dụng thực tế nơi khác (VN) thì cần tìm hiểu thêm.

http://vuisongmoingay.blogspot.com/ nói...

Topology thân mến, ở các nước phát triển mà còn vậy thì ở những nước "đang" phát triển sẽ ra sao? thôi thì các bác sĩ mình cùng xem mà rút kinh nghiệp có thái độ phù hợp, thế cững được chứ?

old student nói...

em cực kỳ thích bài này

http://vuisongmoingay.blogspot.com/ nói...

cảm ơn old student