Thy Anh
Cậu học trò sinh viên y khoa năm thứ ba của tôi buồn bã thông báo trước buổi giao ban sáng: - " Thưa thầy, cô bệnh nhân lupus giường số 34 đã nhẩy lầu tự tử tối hôm qua rồi ạ . . ." Dù tin báo không nằm ngoài dự đoán nhưng sao tôi vẫn cảm thấy như hụt hẫng.
KHÔNG ĐỀ (tranh sơn dầu cuả Beksinski)
|
Đó là cô X. giừơng 34, bị bệnh lupus từ năm 22 tuổi. Tôi còn nhớ những ngày đầu mắc bệnh, cô bé trông rất hồng hào, hai má ửng đỏ như một thiếu nữ Đà Lạt. Rồi những lần nhập viện liên tiếp, hết biến chứng này đến biến chứng khác, đã tàn phá cơ thể trẻ trung của cô. Chỉ sau sáu năm, người ta không còn nhận ra cô gái xinh đẹp ngày nào nữa. Không chỉ phải đối phó với căn bệnh nan y, cô còn phải chịu đựng một biến cố tình cảm vừa xảy đến khoảng hai tuần trước, người chồng kỹ sư của cô đã bỏ đi lấy vợ khác sau năm năm chung sống.
Là bác sĩ, ai cũng từng gập những hoàn cảnh phải bất lực trước những căn bệnh nan y, nhưng các bạn sẽ có cảm giác gì khi chính người bệnh cuả mình lại muốn đầu hàng quá sớm?
Nhiều người chọn tự tử như một giải pháp để trốn chạy mọi khổ đau trong cuộc đời vì họ cảm thấy nếu có tiếp tục sống thì cũng chẳng thể tìm được một lối thoát nào khác. Người ta có thể tự tử vì vô số nguyên nhân. Người thì vì quá lo lắng , kinh hãi; người thì quá thất vọng vì mất tất cả những gì mà họ coi là toàn bộ tương lai của họ; người thì vì tự ái do không được người yêu thực thi một việc gì đó cho họ; người thì tin chắc mình chỉ là một kẻ vô tích sự và có sống thì cũng chẳng làm nên trò trống gì; người thì không thể đối mặt với bệnh tật, nhất là những bệnh nan y, trầm trọng kéo dài, mãn tính. . . và còn vô số các nguyên nhân khác nữa không sao kể hết.
Người tự tử sẽ hủy bỏ tất cả mọi giải pháp tương lai sẽ có thể giúp họ giải quyết các khó khăn. Cho dù từ trước cho đến giây phút này họ chỉ gập toàn khó khăn đi nữa thì cũng chẳng có gì khẳng định được trăm phần trăm là họ sẽ không thể tìm ra một giải pháp thỏa đáng cho mọi khó khăn.
Có thể người ta sẽ tìm được phương pháp điều trị căn bệnh nan y của bạn nếu bạn đủ can đãm chờ đợi thay vì quyết định chạy trốn bằng cách tự tử.
Thể xác và tâm thức có liên hệ chặt chẽ với nhau. Do đó, cho dù bệnh tình có nguy kịch đến mấy đi nữa củng không bao giờ nên thất vọng. Phải tự nhủ rồi cũng có một phương cách nào đó để điều trị cho ta có cơ may lành bệnh. Có lo buồn thì cũng chẳng ích gì vì như vậy chỉ là một cách rước thêm khổ đau vào đau khổ mà thôi. Ngài Tịch Thiên, một hiền triết Ấn Độ đã có một lời khuyên rất thiết thực như sau: "Nếu bệnh đã có thuốc chữa thì lo âu để làm gì, cứ an tâm mà dùng phương thuốc ấy. Nếu bệnh không có thuốc chữa thì lo âu lại càng vô ích, chỉ làm cho đau khổ càng thêm nặng nề mà thôi!"
Nên nhớ rằng, hầu như tất cả các trường hợp tự tử đều xảy ra trong khi xúc cảm gia tăng đến cực điểm. Với tư cách là một con người, ta không thể nào quyết định chọn lấy giải pháp cuối cùng bằng cách chỉ dựa vào một cơn giận dữ hay lo sơ nhất thời. Quyết định dưới ảnh hưởng của những xung năng thúc đẩy như vậy sẽ đưa ta đến nhiều khả năng lầm lẫn. Vì ta vốn có đủ lý trí để suy xét cho nên, tốt nhất là hãy chờ đến lúc đã bình tĩnh và thư giãn trước khi chọn ra một quyết định không thễ đảo ngược được như vậy.
Dù ta có đang mắc phải một chứng bệnh nan y hay trầm trọng kéo dài thì cũng vẫn còn nhiều cách để tránh không bị lâm vào tuyệt vọng. Ta có thể nghĩ, nếu như bạn là một phật tử thuần thành, rằng vô số chúng sinh cũng đang khổ đau như mình và hãy cầu mong sao cho nỗi khổ của mình đang gánh chịu sẽ làm vơi bớt nổi đau của người khác. Nếu như ta chưa đủ sức suy nghĩ như thế thì cũng chỉ cần đơn giản hiểu rằng ta không phải là người duy nhất trên cõi đời này phải chịu khổ đau mà vô số người khác cũng đang rơi vào tình cảnh như mình, mà có khi còn tồi tệ hơn nữa. Ý nghĩ ấy sẽ giúp ta chịu đựng những khổ đau của chính mình dễ dàng hơn.
Nếu bạn đang là một con chiên của Chúa hay là . . . một tín đồ Đạo Hồi, hãy tin vào thượng đế của bạn, người đã sáng tạo ra vũ trụ này và bạn nên tự an ủi như sau: "Tôi thật sự chẳng muốn bị khổ đau như vậy, nhưng nhất định phải có một lý do nào đó cho việc ấy, chính vì Chúa Trời đã ban cho tôi sự sống".
Khi đã làm vơi được nỗi đau, ta sẽ bớt bi quan và sẽ không còn ý định tự tử nữa.
Đức Đạt Lai Lạt Ma kể lại một câu chuyện của một người ở tỉnh Khams. Người này lâm vào hoàn cảnh vô cùng khổ sở và có ý định muốn nhảy xuống sông Tsangpo ở Lhassa để tự tử. Anh ta mang theo một chai rượu và quyết tâm sẽ tự tử khi đã uống hết. Thoạt tiên, súc cảm còn mạnh và chế ngự anh at. Đi đến bờ sông, anh ta ngồi trên bờ một lúc nhưng chưa quyết định nhảy ngaymà bắt đầu uống một ít rượu. Vẫn chưa đủ can đảm, anh ta lại uống thêm ít rượu nữa và sau cùng thì quay về nhà, cắp nách chai rượu đã cạn. Chúng ta đã thấy khi anh ta còn vướng vào vòng kiềm tỏa và chi phối bởi những xúc cảm cực mạnh thì nhất định muốn tự tử. Nhưng một khi xúc cản đã lắng xuống - chỉ bằng thời gian uống hết chai rượu - thì anh ta lại quyết định quay về nhà. (xem thêm ...)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét