Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

HIỆU ỨNG ĐÁM ĐÔNG

Benjamin Ngô


Trong vụ tai nạn lật xe khách tại tỉnh Quảng Nam năm 2013, đáng chú ý là tin một người dân về thăm quê chứng kiến vụ việc đã không ngần ngại lao vào ứng cứu các nạn nhân và rồi bị kẻ gian trà trộn mo1v ví lấy tám triệu đồng. Không rõ sau vụ này, anh thanh niên tốt bụng kia có thấy ngán ngại mỗi khi "giữa đường thấy việc bất bình chẳng tha"?
Thực tế là mỗi khi chứng kiến một vụ va quẹt giao thông xảy ra, nhiều người đi đường lập tức dừng lại quan sát , bàn tán gây tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng. Và thừa lúc đám đông đang lộn xộn, thường có vài kẻ móc túi hôi của, cướp xe, ghi số xe nạn nhân để đánh số đề ...
Cùng thời điểm nêu trên, đã diễn ra một vụ kẻ trộm chó bị đánh chết ở tỉnh Nghệ An. Chúng ta không bàn tới việc tự phát thực thi công lý của một bộ phận người dân. Ở đây, điều đáng quan tâm là hàng ngàn người dân trong vùng có lẽ vì tâm lý bức xúc, dồn nén lâu ngày nên muốn đánh tên trộm chó vài cái cho bỏ tức chứ không định đánh chết người. Có thể là sau khi đã tách khỏi đám đông, nhiều người trong số họ sẽ cảm thấy ân hận về hành vi manh động của mình. Phải chăng chính hiệu ứng đám đông đã khiến người ta không thể hành xử sáng suốt?
Việc bị cuốn vào hành vi của đám đông, đôi khi cũng đem đến những chuyện dở khóc dở cười. Những người dân sống tại phố Tôn Thất Thuyết Hà Nội vẫn còn nhớ một vụ tắc nghẽn giao thông nghiêm trọng vào năm 2011. Lực lượng cảnh sát cơ động đã đến hiện trường để lập lại trật tự giao thông. Nguyên nhân của vụ tắc nghẽn này rất lãng xẹt: Thoạt đầu có tiếng hô hoán của một người, rồi số đông tham gia hưởng ứng. Ai cũng tưởng xảy ra một vụ cướp nên xúm vào xem, kỳ thực, nguyên nhân chỉ là một con sác xổng chuồng gây náo loạn đường phố.
Theo một cuộc nghiên cứu, tâm lý đám đông biểu hiện qua ký ức và ám thị. Khi đứng lẫn vào trong đám đông, trí tuệ của cá nhân bị hạ thấp đi. Nhà tâm lý học người Pháp Gustave Le Bon nghiên cứu cho thấy khi gia nhập đám đông, người trước ăn có khuynh hướng mất tự chủ, sự sáng suốt và tư cách đạo đức. Họ dễ bị cuốn theo những hành vi phá hoại, bạo lực và tàn ác của người khác. Trong sự vô thức tập thể, mỗi người trong số họ cảm thấy phấn khích khi hùa theo đám đông,  vì nghĩ sẽ chẳng ai bị quy trách nhiệm cho hậu quả mà họ gây ra. Hãy nghe một người trong cuộc lý giải: "Đôi khi rất khó để tránh việc hùa theo như vậy, vì nó gần giống như bản năng, tôi cảm thấy nếu mình đi ngược lại số đông thì cảm thấy không an toàn".

Theo các nhà tâm lý, hiệu ứng đám đông là một hành vi tự nhiên, có thể gặp ở bất cứ đâu trong cuộc sống chúng trước ăn, giống như một làn sóng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, nơi nào và có những ảnh hưởng nhất định đến sự phát triển của xã hội. Thế nhưng khi hiệu ứng này có thể giết chết một con người hay làm tổn hại đến đạo đức xã hội thì đó không còn là chuyện nhỏ.

Không có nhận xét nào: