Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Thơ “tếu” Quý Bùi - DUYÊN NỢ CÁI RĂNG KHỂNH


Đời tôi đau khổ qúa trời ơi  !
Cái mụ nhà tôi dữ hơn trời
Ra oai chống nạnh mụ la hét
Giận lên đồ đạc quẳng khắp nơi
 
 
Ngày xưa chỉ là con bé con
Tóc thả dài che chiếc vai thon
Con bé thẹn thùng hay che nón
Gặp tôi mặt đỏ tựa như son
 
 
Tôi đó, ngày xưa tuổi dại khờ
Con trai mới lớn vẫn ngây thơ
Tại con bé đó cười răng khểnh
Làm hồn tôi ngất, lạc trong mơ
 
 
Một lần hai đứa gặp mặt nhau
Con bé nón che hết mái đầu
Tôi ngẩn ngơ người trông theo dáng
Chân vấp cỏ đường , tôi ngã đau
 
 
Vội vàng tôi nhặt sách đứng lên
Tiếng cười khúc khích ở phía bên
Nụ cười răng khểnh trông xinh thế
Con bé nhìn tôi , mặt đỏ lên
 
 
Từ đó , tôi mơ cái nụ cười
Chiếc răng khấp khểnh miệng xinh tươi
Làm tim tôi rộn khi thấy bóng
Làm lặng hồn tôi ,thấy dáng người
 
 
Từ đó lòng tôi vẫn nhủ lòng
Làm sao lấy được thế mới xong
Quyết không bỏ mất cái răng khểnh
Cuối cùng tôi thỏa nỗi ước mong
 
 
Răng khểnh ngày xưa vẫn kia mà
Hằng đêm ác mộng vẫn hiện ra
Răng khểnh nhai xương tôi rau ráu
Con bé thành ra sư tử Bà
 
 

Thứ Bảy, 30 tháng 7, 2011

TRÌNH BỆNH ÁN : MỘT TRƯỜNG HỢP SỤT CÂN + ĐAU KHỚP (phần 2)

bác sĩ  Thy Anh
BỆNH ÁN

CÂU HỎI 4
Yéu tố nảo sau đây phải xem như một chỉ định phải sinh thiết thận cho bệnh nhân này?
a/ double-stranded DNA 65IU/ml (bình thường < 8)
b/ serum creatinine 130 Mmol/L (bình thường 50 - 120)
c/ hồng cầu biến dạng trong xét nghiệm cặn lắng nước tiểu
d/ đạm niệu 1g/ 24 giờ

CÂU ĐÚNG
B

GIẢI THÍCH
Xét nghiệm double-stranded DNA dương tính mạnh như vậy chính là một yếu tố chắc chắn để chẩn đoán bệnh lupus đang hoạt động nhưng xét nghiệm không tương quan mật thiết với mức độ hoạt động cùa sang thương thận, do đó không phải một yếu tố để quyết định làm sinh thiết thận.
các câu B, C và D đều gập trong viêm cầu thận do lupus. Tuy nhiên, đạm niệu 24 giờ 1g và hồng cầu biến dạng trong nước tiểu có thể xảy ra do viêm cầu thận nhẹ, trung bình hoặc nặng, không tương quan chặt chẽ đến mức độ tổn thương thận, nên không dùng để quyết định sinh thiết. Đáng quan tâm nhất là xét nghiệm chức năng thận bất thường, creatinine 130, tăng gấp đôi so với trị số bình thường của phụ nữ trẻ (# 65 Mmol/L) đã chứng minh bệnh nhân mất khoảng 50% chức năng thận. Kết quà này chứng tỏ viêm cầu thận nặng rất cần sinh thiết thận để chẩn đoán sang thương, chọn phương pháp điều trị và tiên lượng bệnh.

BỆNH ÁN TIẾP THEO
Bệnh nhân đã được chẩn đoán SLE. Bác sĩ  bắt đầu điều trị đau khớp bằng naproxen 250mg x 2 lần/ ngày và hội chẩn bác sĩ chuyên khoa thận học. Bệnh nhân trở lại tái khám sau 1 tuần, đã gỉam đau các khớp nhưng vẫn còn mệt, phân tích nước tiểu vẫn còn tiểu đạm và tiểu máu. Huyết áp 140/95 mmHg, creatinine tăng lên 140Mmol/L. Bác sĩ chuyên khoa thận dự định sẽ sinh thiết thận hướng dẫn bằng siêu âm ngày hôm sau.


hồng ban gò má hình cánh bướm
CÂU HỎI 5
Kết quả sinh thiết dự đoán sẽ là sang thương nào?
a/ viêm cầu thận tăng sinh trung mô (class II)
b/ viêm cầu thận tăng sinh lan tỏa (class IV)
c/ viêm cầu thận màng (class V)
d/ viêm thận kẽ cấp



CÂU ĐÚNG
B

GIẢI THÍCH
Khi nghi ngờ một sang thương cầu thận lupus class III hoặc class IV , ta cần sinh thiết thận ngay. Đây là các sang thương nặng nhất của thận cần được điều trị tích cực với các thuốc ức chế miễn dịch liều cao để ngăn chặn suy thận tiến triển. Các sang thương này thường có tiểu đạm mức độ nặng (có thể >3g/ 24giờ), cặn lắng có hồng cầu biến dạng với nhiều trụ hạt hoặc trụ tế bào và suy giảm chức năng thận.
Viêm cầu thận tăng sinh trung mô là thể nhẹ, chỉ có tiểu máu vi thể, tiểu đạm nhẹ và không suy thận (câu A sai).
Viêm cầu thận màng do lupus thường có tiểu đạm ở mức độ hội chứng thận hư nhưng cũng ít gây suy thận và có tiên lượng tốt hơn class III và IV (câu C sai).
Viêm thận kẽ cấp, nếu không đi kèm với viêm cầu thận, sẽ rất hiếm gập trong lupus. Bệnh lý này cũng có thể do thuốc kháng viêm non steroid gây ra (như naproxen) nhưng vì thời gian sử dụng thuốc này quá ngắn nên không phù hợp. Cặn lắng nước tiểu cuả viêm thận kẽ sẽ không có tính chất cũa viêm cầu thận cấp như trường hợp này mà thường chỉ có tiểu bạch cầu và một ít đạm. Tuy vậy, ta vẫn nên ngưng ngay naproxen đễ tránh làm nặng thêm tình trạng suy thận.
Hệ thống phân loại biến chứng thận do lupus của tổ chức y tế thế giới (WHO) bắt đầu được áp dụng từ 1982 và được cập nhật năm 2004. Theo hệ thống này, Class I ( sang thương trung mô tối thiểu) và class II (tăng sinh trung mô) không cần điều trị đặc hiệu, chỉ cần giải quyết các biểu hiện ngoài thận cho bệnh nhân (đau khớp, sốt, biến chứng huyết học ...).
Trái lại, class III (tăng sinh khu trú) và class IV (lan tỏa) rất cần điều trị đặc hiệu và điều trị sang thương cầu thận lúc này sẽ là điều trị chủ yếu cho người bệnh.
Điều trị class V hiện thời vẫn không có hướng rõ ràng vì chưa có phương pháp nào thật sự hiệu quả và tiên lượng class V cũng tốt hơn class III và IV rất nhiều, tuy bệnh vẫn có thể tiến triển chậm đến suy thận. Cần lưu ý, các bệnh nhân class V này có thể bị các biến chứng quan trọng của hôi chứng thận hư do tiểu đạm nặng, ví dụ biến chứng tắc mạch do tăng đông, và nhiều trường hợp ta phải chọn lựa điều trị kháng đông dự phòng trên các bệnh nhân này.
Class VI có sang thương xơ hoá cầu thận chiếm ưu thế (xơ chai cầu thận giai đoạn muộn) thường sẽ không còn biểu hiện lâm sang cuả viêm cầu thận đang hoạt động.  Mục tiêu điều trị sang thương class VI chủ yếu để làm châm tiến triển cuả suy thận mạn (ví dụ: kiểm soát huyết áp) và giải quyết các biến chứng ngoài thận cuả lupus, các thuốc ức chế miễn dịch cũng không còn vai trò quan trọng trong điều trị bệnh thận nữa.

các sang thương cầu thận
CÂU HỎI 6
Chúng ta nên chọn điều trị nào dưới đây cho bệnh nhân này?
a/ hydroxychloroquine 200 mg x 2lần/ ngày + prednisolone 25 mg/ ngày
b/ prednisolone 1 mg/kg + azathioprine 2 mg/kg
c/ prednisolone 1 mg/kg/ ngày + cyclophosphamide 250 mg/m2 tiêm mạch mỗi       tháng một lần
d/ methylprednisolone 1gm/ ngày x 3 ngày truyền tĩnh mạch sau đó tiếp tục theo câu C

CÂU ĐÚNG
C

GIẢI THÍCH
Hydroxychloroquine có thể hiệu quả trong điều trị các triệu chứng ở da và khớp do lupus nhưng không  có tác dụng đối với biến chứng thận.  
Prednisolone 1 mg/kg + azathioprine 2 mg/kg thường được dùng để kéo dài giai đoạn lui bệnh cuả các bệnh viêm cầu thận nặng (class III và IV) nhưng kém hiệu quả hơn phác đồ sử dụng cyclophosphamide.
Kết quả phân tích từ nhiều nghiên cứu điều trị viêm cầu thận do lupus đã cho thấy việc sử dụng kết hợp steroide + cyclophosphamide sẽ hiệu quả hơn việc sử dụng steroide đơn độc. cyclophosphamide truyền tĩnh mạch mỗi tháng thường được dung nhiều hơn đường uống mổi ngày vì có vẻ ít tác dụng phụ hơn, tuy chưa có bằng chứng rõ ràng.
Phương pháp điều trị theo câu D cũng đáng thảo luận. Truyền tĩnh mạch methylprednisolone được sử dụng để điều trị các trường hợp viêm cầu thận tiến triển nhanh (chức năng thận giảm từng tuần) , thường do sang thương liềm tế bào, hoặc để điều trị các biến chứng đe doạ tính mạng khác cuả bệnh lupus. Trường hợp bệnh nhân này đã có chức năng thận giảm từ đầu, sau đó có giảm them một ít nhưng có thể giải thích do naproxen.
Bất lợi và hạn chế trong việc sử dụng cyclophosphamide chính là các tác dụng phụ nguy hiểm sẽ xảy ra khi dung thuốc. các tác dụng phụ này gồm: suy tuỷ, xảy ra đột ngột và rất nặng, viêm bang quang xuất huyết,  nguy cơ ung thư bang quang, và vô sinh, một biến chứng đáng quan tâm ở các phụ nữ trẻ như bệnh nhân này.
Để tránh các bất lợi cuả cyclophosphamide, người ta đã tìm những thuốc thay thế khác ít tác dụng phụ hơn như mycophenolate mofetyl. Thuốc này đã được sử dụng rộng rãi trong các trường hợp ghép tạng và đã có nhiều nghiên cứu cho thất rất hứa hẹn trong điều trị các viêm cầu thận do lupus.

Thứ Sáu, 29 tháng 7, 2011

TRÌNH BỆNH ÁN : MỘT TRƯỜNG HỢP SỤT CÂN + ĐAU KHỚP (phần 1)

Bác sĩ  Thy Anh

(ảnh minh họa)
BỆNH ÁN
Cô X. quốc tịch Việt Nam, 22 tuổi,  đến khám  vì nhiều tháng nay cảm thấy mệt mỏi, không khó thở, nhưng sụt cân 5kg. Khoảng vài tuần nay bị đau các ngón 2 bàn tay. Cô không có tiền căn bệnh nặng phải nhập viện lần nào. Cô khai không bao giờ sử dụng các thực phẩm chức năng hoặc thảo dược,  hiện là sinh viên đang làm việc bán thời gian như một nhân viên tiếp tân và thư ký đánh máy.
Gia đình có cha bị tăng huyết áp, không ai bị đái tháo đường. Hai người em khỏe mạnh.
Cô vẫn làm việc và đi học nhưng phải cố gắng vì mệt và khó tập trung.
Khám : Bệnh nhân có vẻ uể oải. Mặt ửng đỏ nhưng không sốt. Huyết áp 130/90 mmHg ở tư thế nằm. Mạch 85/ph đều rõ. Không khó thở. Không phù chân. Không đau các khớp bàn chân và các khớp lớn. Các ngón tay và hai bàn tay không sưng đỏ nhưng các khớp ngón rất đau khi ấn chẩn.
Tổng phân tích nước tiểu : máu 3+, đạm 3+

CÂU HỎI 1
Kết quả phân tích nước tiểu này phù hợp với chẩn đoán nào nhất?
a/ nhiễm trùng tiểu
b/ bệnh màng đáy (màng nền) cầu thận mỏng (thin glomerular basement membrane disease)
c/ viêm cầu thận tăng sinh
d/ bệnh cầu thận sang thương tối thiểu
 
CÂU ĐÚNG
C
 
GIẢI THÍCH
Tiểu máu (vi thể hoặc đại thể) cũng thường gập trong nhiễm trùng tiểu, hồng cầu xuất phát từ thành bàng quang bị viêm sung huyết, nhưng thường phải có kèm tiểu nhiều bạch cầu, tiểu đạm chỉ ở mức dộ nhẹ (1+) không nhiều như trường hợp này. Tiểu đạm 3+ phù hợp với một bệnh lý ở thận/ cầu thận hơn.
Bệnh màng đáy cầu thận mỏng ( tình trạng tiểu máu có tính chất gia đình) là một bệnh lý cũng khá thường gập và di truyền kiểu trội không liên quan giới tính, do khiếm khuyết một số chuỗi alpha 4 cuả collagen týp IV trong màng đáy cầu thận. Khác với hội chứng Alport, tiên lượng bệnh lý này lành tính hơn, tuy củng có một số bệnh nhân nữ có mang hội chứng Alport (nhờ khảo sát qua kính hiển vi điện tử). Bệnh màng đáy cầu thận mỏng điển hình thường chỉ có triệu chứng tiểu máu và không có hoặc có tiểu đạm rất nhẹ.
Xét nghiệm đạm niệu bằng que dipstick thường được đánh giá mức độ từ 0 đến 4+. Kết quả 3+ trong trường hợp này tương đương với khoảng 2 đến 3 g đạm/ 24 giờ. Mức độ tiểu đạm này thường gập trong các bệnh cầu thận hơn là các bệnh ống thận mô kẽ. Triệu chứng tiểu máu đi kèm (cũng thường được đánh giá mức độ từ 0 đến 4+) cuả bệnh nhân càng chứng minh có hiện tượng viêm đang xảy ra ở cầu thận (ví dụ: tăng sinh). Nếu khảo sát nước tiểu bệnh nhân này bằng kính hiển vi sẽ thấy các hồng cầu biến dạng điển hình từ cầu thận (xem thêm …). Tuy nhiên, nên cẩn thận khi tìm hồng cầu biến dạng trong nước tiểu vì xét nghiệm này có độ tin cậy không giống nhau do bị lệ thuộc nhiều vào trình độ các xét nghiệm viên. Xét nghiệm tìm được trụ hồng cầu trong nước tiểu là xét nghiệm chứng minh có viêm cầu thận rất đáng tin cậy nhưng lại có độ nhạy kém hơn.
Bệnh cầu thận sang thương tối thiểu là nguyên nhân thường gập nhất cuả hội chứng thận hư ở người trẻ. Thường do bệnh cầu thận nguyên phát, vô căn và bệnh nhân có tiểu đạm rất nặng (4+), nhưng không có tiểu máu.

CÂU HỎI 2
Chẩn đoán nào phù hợp nhất với bệnh cảnh lâm sang cuả bệnh nhân này?
a/ viêm đa khớp dạng thấp
b/ gout
c/ đau khớp sau nhiễm siêu vi
d/ bệnh lupus đỏ hệ thống (systemic lupus erythematosus-SLE)

CÂU ĐÚNG
D
 
GIẢI THÍCH
Cô gái trẻ này có biểu hiện cuả một bệnh lý hệ thống, lẽ dĩ nhiên sau khi ta đã loại trừ các khả năng khác có thể xảy ra , ví dụ: tổn thương các bàn tay do lao động (đánh máy?) trầm cảm hoặc bệnh lao gây mệt mỏi và sụt cân (các bệnh lý này không có kết quả nước tiểu như trường hợp này)
Viêm đa khớp dạng thấp là mộtbệnh tự miễn, thường gây ra viêm nhiều khớp đối xứng trên các phụ nữ , cũng có thể gây ra mệt mỏi và sụt cân. Nhưng kết quả nước tiểu không phù hợp vì bệnh này rất hiếm có tổn thương viêm ở cầu thận.
Viêm đa khớp trong bệnh gout cũng có thể gây đau các khớp bàn tay và các biểu hiện viêm toàn than nhưng cực kỳ hiếm gập ở các phụ nữ trẻ.
Đau khớp sau khi nhiễm siêu vi có thể gây mệt mỏi sụt cân nhưng hiếm có các biểu hiện bất thường trong nước tiểu.
SLE là bệnh hệ thống tự miễn thường gập ở phụ nữ trẻ (gấp 9 lần phái nam), đặc biệt ở các nước Đông Nam Á (Việt Nam !). biểu hiện lâm sang thường gập là một bệnh khớp không biến dạng kèm các triệu chứng viêm toàn than. Hầu như 100% các bệnh nhân sẽ có tổn thương ở thận khi được chẩn đoán SLE, nhưng chỉ khoảng 50% có biểu hiện lâm sàng (bất thường trong nước tiểu hoặc tăng creatinie máu). Biểu hiện lâm sang cuả bệnh thận sẽ có tần suất hơn 75% trong vòng 5 năm sau chẩn đoán. Các triệu chứng khác thường gập cuả SLE là sốt , rụng tóc, phát ban ở da (hồng ban 2 gò má) và viêm các màng (màng phổi, màng tim …).
  
<>  
Hồng ban dạng điã (ảnh minh hoạ)
CÂU HỎI 3
Xét nghiệm nào dưới đây có giá trị chẩn đoán nhiều nhất?
a/ tốc độ lắng máu
b/ xét nghiệm công thức máu
c/ yếu tố thấp – Rheumatoid Factor
d/kháng thể kháng nhân (Antinuclear Antibody-ANA) và anti-double-stranded DNA

CÂU ĐÚNG
D
GIẢI THÍCH
MỖI xét nghiệm đều mang lại một thông tin bổ ích cho bệnh nhân, nhưng câu D đúng  nhất vì đặc hiệu hơn. Các chẩn đoán phân biệt chủ yếu trên bệnh nhân này là SLE và viêm đa khớp dạng thấp. Tốc độ lắng máu tăng cao trong các bệnh lý viêm hệ thống nhưng không giúp phân biệt được hai bệnh.  Công thức máu cũng có thể bất thường trong cả hai trường hợp (ví dụ: thiếu máu vì bệnh mạn tính, hoặc do tự miển, giảm bạch cầu, giảm tiểu cầu trong SLE) nhưng vẫn không phải là các thông tin đặc hiệu. yếu tố thấp có thể giúp loại trừ hoặc xác định có thể có viêm đa khớp dạng thấp nhưng bệnh cảnh lâm sang này phù hợp với SLE, do đó, ta nên chọn xét nghiệm Antinuclear Antibody-ANA và anti-double-stranded DNA.
Một số xét nghiệm khác nên làm ngay cho bệnh nhân này, ví dụ sinh hoá máu toàn bộ (chức năng gan thận), Xquang bàn tay, C reactive protein, nồng độ bổ thể (C3-C4) extractable nuclear antigen (ENA) , cặn lắng nước tiểu, đạm niệu 24 giờ và sinh thiết thận.
<>   <>   
Loét miệng (ảnh minh hoạ)
Lưu ý, bao giờ cũng phải loại trừ lupus do thuốc hoặc hội chứng giả lupus (Lupus Like Syndrome hoặc Drug Induced Lupus -DIL) trước khi kết luận SLE bằng cách khai thác kỹ bệnh sử. DIL có thể do các thuốc tây y hoặc các thảo dược, thuốc đông y, nhưng thường không có biểu hiện ở thận hoặc biến chứng thần kinh như SLE.
Vì SLE có biểu hiện đa dạng dễ lầm lẫn với các bệnh mạn tính khác, để chẩn đoán, ta nên sử dụng các tiêu chuẩn cuả Hội Thấp Khớp Mỹ : The 1997 revised American College of Rheumatology criteria for the classification of SLE. Cần có từ 4 tiêu chuẩn trở lên để chẩn đoán (các tiêu chuẩn có thể xuất hiện lần lượt hoặc đồng thời) trong số đó, tiêu chuẩn kháng thể kháng nhân (Antinuclear Antibody-ANA) dương tính là rất cần thiết vì xét nghiệm này tuy KHÔNG ĐẶC HIỆU nhưng có ĐỘ NHẠY RẤT CAO trong chẩn đoán SLE (> 99%), do đó, nếu xét nghiệm này âm tính, ta có thể loại trừ chẩn đoán SLE.


The 1997 revised American College of Rheumatology criteria for the classification of  SLE
TIÊU CHUẨN @
ĐỊNH NGHIà    
TẦN SUẤT         
Hồng ban gò má
hồng ban cố định, phẳng hoặc nổi trên mặt da              
50%
Hồng ban dạng điã    
các mãng hồng ban nổi trên mặt da, cóvảy. teo da khi các sang thương đã cũ

25%
Nhạy cảm ánh sáng
các hồng ban trên da có phản ứng khác thường khi gập ánh nắng, có thể do bệnh nhân tự khai hoặc do bác sĩ phát hiện

50%
Loét miệng
loét miệng hoặc vùng hầu họng, thường không đau, do bác sĩ phát hiện

25%
Viêm khớp
các khớp ngoại vi, viêm từ 2 khớp trở lên, không bị ăn mòn

88%
Viêm màng
viêm màng phổi (bệnh sử đau kiểu màng phổi hoặc bác sĩ nghe được tiến cọ màng phổi hoặc có bằng chứng tràn dịch màng phổi)hoặc

50%

viêm màng ngoài tim (có bằng chứng trên ECG hoặc tiếng cọ màng tim hoặc tràn dịch màng tim)

30%
biến chứng thận
tiểu đạm kéo dài (> 0.5g/24 giờ hoặc > 3+) hoặc có trụ tế bào các loại

50%




biến chứng thần kinh
động kinh (không tìm được nguyên nhân nào khác như rối loạn điện giải hoặc sử dụng thuốc) 

15%


hoặc rối loạn tâm thần (không tìm được nguyên nhân nào khác)

15% 
Biến chứng huyết học
giảm bạch cầu (< 4000/mm3 từ 2 lần xét nghiệm trở lên) hoặc

15%


giảm lympho (< 1500/ mm3 từ 2 lần xét nghiệm trở lên) hoặc

42%

giảm tiểu cầu (< 100.000/mm3  từ 2 lần xét nghiệm trở lên)

10%

Các rối loạn miễn dịch
anti-double-strandedDNA hoặc                                   
40%

Anti–Sm hoặc                                                     
25%

Phát hiện antiphospholipid antibody (+) căn    cứ vào nồng độ bất thường trong huyết thanh cuả anticardiolipin antibody,  IgG hoặc IgM hoặc LUPUS ANTICOAGULANT (+) hoặc Xét nghiệm huyết thanh chẩn đoán giang mai (+) giả trên 6 tháng và đã được kiểm chứng bằng các xét nghiệm treponema pallidum immobilization hoặc fluorescent antibody absorption test

40%

ANA
hiệu giá bất thường cuả kháng thể kháng nhân bằng phương pháp miễn dịch huỳng quang hoặc các phân tích tương đương
không liên quan đến thuốc (DIL)

>90%



Ghi chú: @ Nhiều triệu chứng khác tuy không được đưa vào tiêu chuẩn chẩn đoán nhưng cũng thường gập như sốt (60%) rụng tóc (26%) hiện tượng Raynaud (23%) tổn thương thực thể ở não (20%).