Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

CHUỘT RÚT CƠ BẮP (VỌP BẺ) Ở NGƯỜI BỆNH TIỂU ĐƯỜNG

Ann Nguyen biên dịch


  
  1.Chuột rút cơ bắp là gì? Chuột rút cơ bắp là sự co thắt không tự chủ của hệ cơ xương. Sự co rút này có thể xảy ra mọi lúc nhưng thường đánh thức giấc ngủ về đêm của nhiều người. Nó có thể ảnh hưởng đến mọi cơ bắp nhưng thường biểu hiện ở bắp chân, cơ trước và sau đùi, chân và cánh tay. Vì dù đường trong máu quá cao hay quá thấy đều đưa đến tình trạng co cơ này nên đa số bệnh nhân tiểu đường than phiền đau dữ dội trong những cơn co cơ.
   2. Nguyên nhân của chuột rút cơ bắp:
a.       Lượng đường trong máu và điện giải: Sự co giãn của cơ đòi hỏi một nguồn nhiên liệu chẳng hạn như đường và sự trao đổi cân bằng của điện giải ( muối, kali, canxi, và ma-giê) thẩm thấu qua màng tế bào. Khi hàm lượng đường quá thấp, cơ trở nên đói nhiên liệu. Khi lượng đường quá cao, cơ thể cố gắng đào thải qua đường tiểu gây tình trạng thiếu nước. Tình trạng rối loạn điện giải xảy ra và đi đến chuột rút cơ bắp nhất là ở những người có lượng đường huyết giao động một cách bất thường.
b.      Thần kinh và hệ tuần hoàn là những biến chứng của bệnh tiểu đường mà có thể làm nhân tố cho sự tổn thương thần kinh và kém tuần hoàn máu. Sự khiếm khuyết của hệ thần kinhg ngoại biên ở người tiểu đường gấy rối loạn sự co cơ. Trong một vài trường hợp, chuột rút cơ bắp là triệu chứng muộn của những vấn đề của tổn thương thận.
c.       Thuốc dùng và những nguyên nhân khác: Insulin, các thuốc làm giảm mỡ trong máu, thuốc an thần, nhóm beta-agonists, thuốc điều trị tâm thần, thuốc ngừa thay và rượu/cồn cũng có thể gây chứng co cơ này. Các bệnh lý như bướu cổ, hay cá tình trạng lọc thận, mang thai, bệnh chèn ép cột sống, ngồi/đứng/hay nằm ở một tư thế lâu cũng có thể gây chuột rút cơ bắp.
3. Phòng ngừa:
   1. Giữ lượng đường ở mức bình thường và tránh giao động
   2. Trước khi đi ngủ nên tắm nước ấm hay nóng.
   3. Nên khởi động cơ bắp trước khi chạy bộ, chạy xe đạp hay tập một môn thể thao nào. Và uống đủ nước.
   4. Dùng thức ăn có nhiều canxi, kali, và ma-giê như sữa, cá, cải xanh, rau xanh, chuối và tư vấn cùng bác sĩ về những thuốc vitamin bổ sung nếu cần.
   5. Mang giày vừa chân và tránh cọ xát chân.
  6. Có thể nghĩ đến phương pháp tập dưỡng sinh, yoga để giữ sự linh hoạt của cơ và khớp.
   7. Tránh ngồi không cử động trong một thời gian dài.

   8. Xoa bóp, căng cơ bắp ở chân, nhẹ nhàng kéo các ngón chân về phái mu bàn chân. 


Không có nhận xét nào: