Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

Nhà thơ Đỗ Trung Quân: câu cuối của bài Quê Hương không có trong nguyên bản

Mặc Lâm


Sinh năm 1955 tại Sài Gòn, Đỗ Trung Quân vừa là bút danh vừa là tên thật của ông. Năm 1976, ông tham gia phong trào thanh niên xung phong và bắt đầu sáng tác.
Một số bài thơ của ông đã trở thành nổi tiếng như Hương Tràm (1978) được Vũ Hoàng phổ nhạc, Chút Tình Đầu cũng với Vũ Hoàng phổ nhạc thành bài “Phượng Hồng” (1988), Bài Học Đầu Cho Con (1986) được Giáp Văn Thạch phổ nhạc thành bài “Quê hương”.

“Bài Học Đầu Cho Con”

nhà thơ Đỗ Trung Quân
Vào đầu thập niên 1990 khi bài thơ “Bài Học Đầu Cho Con” được nhạc sĩ Giáp Văn Thạch đưa vào ca khúc đã chiếm được cảm tình của người nghe và nhanh chóng trở thành bài hát được phổ biến nhiều nhất liên tiếp trong nhiều năm trời.
Từ trong cũng như ngoài nước, bài thơ đã khơi động mạnh mẽ tâm trạng nhớ quê của hàng triệu người Việt xa xứ bởi lời lẽ tưởng chừng bình dị nhưng lại rất khéo léo gợi tâm lý quê hương qua hình ảnh quen thuộc của người mẹ Việt Nam.
Có một điều đáng nói là tuy nổi tiếng nhưng bài thơ cũng gặp không ít phê phán gay gắt, nhất là những người xa nước bởi một câu cuối kết thúc của bài thơ.
Người nghe thật sự bị hụt hẫng khi đang trong tâm trạng bị thuyết phục bởi những hình ảnh quen thuộc thân thương trong ký ức bỗng dưng nơi cuối cùng của bài thơ một âm thanh nghiêm khắc vang lên như kết án những con người lưu lạc... thế là người ta vừa thích vừa ghét, vừa muốn nghe tiếp lại vừa bực bội tắt máy khi sắp đến những dòng cuối cùng...
Chúng tôi có dịp nói chuyện với nhà thơ Đỗ Trung Quân về thi ca, văn nghệ trong cũng như ngoài nước.
Đáng lẽ đề tài được nói đến sẽ là nhiều bài thơ cũng như hoạt động văn nghệ của anh, nhưng không hiểu sao chúng tôi lại muốn hướng đến câu hỏi mà nhiều năm nay tôi vẫn để đó chờ dịp được hỏi.
Câu hỏi này chúng tôi chắc cũng rất nhiều người muốn nghe, và nhân đây mời quý vị theo dõi.

Tâm sự nhà thơ

Mặc Lâm: Thưa anh Đỗ Trung Quân, cảm ơn anh đã dành cho chương trình VHNT của Đài Á Châu Tự Do. Nói về những hoạt động văn nghệ của anh tôi tin rằng sẽ rất lý thú, nhưng cũng như anh đã biết thời gian của chương trình không cho phép, vậy thì nên chăng xin đề nghị là chúng ta sẽ nói về một bài thơ của anh mà thôi, vì chính bài thơ này đã làm nên tên tuổi của Đỗ Trung Quân.

Nếu được, xin anh đọc lại cho thính giả nghe tác phẩm “Bài Học Đầu Cho Con” vì theo tôi biết giọng đọc của anh cũng hấp dẫn không kém khi anh làm thơ...
Nhà thơ Đỗ Trung Quân:
Bài thơ có tựa là “Bài Học Đầu Cho Con”.
Quê hương là gì hở mẹ
Mà cô giáo dạy phải yêu
Quê hương là gì hở mẹ
Ai đi xa cũng nhớ nhiều
Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay
Quê hương là cầu tre nhỏ
Mẹ về nón lá nghiêng che
Là hương hoa đồng cỏ nội
Bay trong giấc ngủ đêm hè
Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi
Quê hương mỗi người chỉ một
Như là chỉ một mẹ thôi
Quê hương nếu ai không nhớ...
Bài thơ kết thúc ở đấy, thưa quý vị.
Mặc Lâm: Thưa anh Đỗ Trung Quân, xin thứ lỗi nếu tôi nói không chính xác vì thật ra bài thơ còn một câu cuối nữa mới thành khổ thơ tứ tuyệt, tức là bốn câu, vì anh chỉ đọc có ba câu mà thôi. Trong nhạc phẩm "Quê Hương" do nhạc sĩ Giáp Văn Thạch phổ từ bài thơ này có hai câu cuối là: Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người.... Xin anh cho biết đâu là nguyên bản...

Thêm một câu cuối

Nhà thơ Đỗ Trung Quân: Dạ. Thưa anh và thưa quý vị, bài thơ này được đăng lần đầu vào năm 1986, xuất xứ của nó là hồi đó tôi đề tặng bé Quỳnh Anh. Quỳnh Anh là con của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh bây giờ. Khi tôi đề tặng thì Quỳnh Anh mới chỉ được một tuổi thôi.
Tôi đăng lần đầu năm 1986 ở báo Khăn Quàng Đỏ. Khi đăng bài này thì người biên tập có bỏ một vài đoạn và thêm một đoạn, đúng ra là một câu, cái câu cuối cùng. Những người biên tập bài này là chị Việt Nga, con của nhà thơ Lê Giang. Chị Việt Nga thì cũng đã mất vị bạo bệnh.
Mặc Lâm: Anh có thể cho biết cụ thể hơn một chút xíu về việc này không, thưa anh?
Nhà thơ Đỗ Trung Quân: Một khổ thơ “Quê hương là cầu tre nhỏ...” tôi dùng thể thơ 6 chữ thì tự nhiên tôi bỏ lửng. Thông thường một khổ thơ có bốn câu, thế thì thấy tôi bỏ lửng như vậy thì chị Việt Nga đã thêm vào.
Mặc Lâm: Và sau khi biết bị báo Khăn Quàng Đỏ tự tiện sửa thơ của mình như vậy thì anh có phản ứng gì không, và những lần tái bản sau thì bài thơ có được sửa lại cho đúng không ạ?
Nhà thơ Đỗ Trung Quân: Khi tôi thấy họ sửa và bỏ một vài đoạn nên khi đăng lại vào năm 1991 ở trong tập Cỏ Hoa Cần Gặp (thơ, 1991) thì tôi đăng lại nguyên bản, và nguyên bản thì nó có khác với bài đầu tiên do khi đó đã được cắt bớt một vài đoạn và thêm một câu là “Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”.
Thì, thưa anh, khi tôi đăng lại thì nó có khác. Thật ra mà nói thì nhạc sĩ phổ theo cái bản của năm 1986 chứ không phải là theo bản của năm 1991.
Tập thơ “Cỏ Hoa Cần Gặp” (1991) thì trước khi rời Việt Nam thì nhà thơ - nhà dịch giả Hoàng Ngọc Hiến in cho tôi, và cái bản chính của nó là nằm ở tập này, không có câu cuối cùng.
Thưa anh, bây giờ thì nói như thế thì tôi có một phản ánh lại là chị Việt Nga là người biên tập bài này,cũng như nhạc sĩ Giáp Văn Thạch đã mất rồi, tôi là người còn sống, nói thế nào đó nó cũng là khó ở chỗ là những người đã mất thì không nói lại được và tôi rất ngần ngại.
Mặc Lâm: Như vậy thì nhạc sĩ Giáp Văn Thạch đã phổ bài thơ này trước khi được anh đăng lại phải không thưa anh?
Nhà thơ Đỗ Trung Quân: Anh Giáp Văn Thạch đã phổ theo bài thơ năm 1986 là bài thơ đã được bớt một vài đoạn. Nếu quý vị để ý thì sẽ thấy là không có một đoạn mà tôi viết tiếp là:
“Quê hương là vàng hoa bí
Là hồng tím giậu mồng tơi
Là đỏ đôi bờ dâm bụt
Màu hoa sen trắng tinh khôi.
Khi tôi làm bài thơ này, tôi gửi cho bé Quỳnh Anh. Chúng tôi lúc đó là bạn với nhau. Giai đoạn đó thì ai cũng nghèo. Tôi không có gì làm quà cho cháu Quỳnh Anh, mà Quỳnh Anh bây giờ đã là một cô gái 23 tuổi, học ở Pháp.
Thế thì khi tôi tặng như vậy thì tôi chọn một bài thơ cho trẻ con và tôi chọn một thể thơ dễ thuộc, dễ nhớ, đó là thơ 6 chữ, thơ 5 chữ - thơ 6 chữ đó, một thể thơ dễ thuộc ở Việt Nam. Và những hình ảnh thì tôi chọn những hình ảnh rất là gần gũi: cây khế, cầu tre, con diều...
Mặc Lâm: Anh vừa nhắc đến từ “con diều” khiến tôi nghĩ rằng anh đã thiếu mất đoạn này vào lúc đầu anh đọc bài thơ đó ạ.
Nhà thơ Đỗ Trung Quân: Lúc nãy tôi đọc hình như có thiếu một đoạn thưa quý vị. Đó là:
“Quê hương là con diều biếc
Tuổi thơ con thả trên đồng
Quê hương là con đò nhỏ
Êm đềm khua nước ven sông...”
Xin thứ lỗi là vì tôi cũng không thuộc thơ mình lắm. Tôi xin được bổ sung một đoạn như thế. Và nó ra đời ở trong một cái giai đoạn là, xin quý vị nhớ giùm là năm 1986, khi đó văn chương ở Việt Nam hầu hết còn ở trong giai đoạn động viên xã hội chủ nghĩa, tức là lao động, tức là một chút gì đó còn có chiến tranh.
Cái bài thơ này hoàn toàn không dính dáng tới cái đó bởi vì tôi làm để tặng cho một cô bé còn rất là nhỏ và mới chỉ một tuổi. Và những hình ảnh đó, tôi nghĩ rằng nếu có hình dung là cháu lớn lên sau này, cháu có đi khắp nơi, đi tới nước nào cũng vậy, ở đâu nó cũng thế. Thì những hình ảnh đó cháu mang theo và đó là đất nước của mình.
Sau này thì bài thơ trở thành ngoại giao, trở thành mang một chút sứ mệnh chính trị, thì xin thưa với quý vị là điều đó nằm ngoài ý muốn của tác giả, bởi vì một bài thơ được viết và khi để nó ra, nó sống hay nó chết, cái đó không nằm trong tầm tay của người sáng tác.
Thật sự tôi cũng rất ngạc nhiên là bài thơ này có một số phận rất là đặc biệt, nó được nhiều người biết đến, nó được loan đi rất là xa, nó có thể gây yêu mến nhưng đồng thời nó cũng có thể gây ngộ nhận. Tất cả những cái đó thì đó là số phận riêng. Tốt nhất là thôi cứ để nó có số phận của nó.
Mặc Lâm: Chúng tôi cũng được nghe là anh đã giao lại tác quyền bài thơ này cho gia đình nhạc sĩ Giáp Văn Thạch, sự thật như thế nào, thưa anh?
Nhà thơ Đỗ Trung Quân: Thưa anh và thưa quý vị, trong vòng 7 năm nay tôi đã làm một văn bản cho Cục Bản Quyền ở Việt Nam là tất cả những liên quan đến bài thơ “Quê hương” thì xin được chuyển hoàn toàn cho gia đình nhạc sĩ Giáp Văn Thạch những gì thuộc về vật chất.
Tôi đã làm một bản ủy quyền cho Cục Bản Quyền ở Việt Nam. Nhạc sĩ Phó Đức Phương là người đã chấp nhận cái thơ tay này của tôi. Gia đình nhạc sĩ Giáp Văn Thạch thì thật ra mà nói cũng rất khó khăn. Rất tiếc là ảnh mất sớm.
Tôi nghĩ là cái việc mà tôi làm nó cũng như mọi người ở Việt Nam là nó cũng thuộc đạo lý Việt Nam thôi. Nhưng mà bản quyền ở Việt Nam thật ra mà nói thì cũng không nhiều đâu. Cái điều đó cũng không giúp cho gia đình ảnh bao nhiêu, nhưng mà cá nhân tôi thì xin phép là tôi đã chuyển gần 7 năm nay tôi chuyển tất cả những gì liên quan đến ca khúc đó cho gia đình anh Thạch.
Mặc Lâm: Và trước khi từ giả, anh có lời gì cần chia sẻ với thính giả nghe đài hay không ạ?
Nhà thơ Đỗ Trung Quân: Tôi xin cảm ơn anh vì tôi đã có dịp để nói lại một bài thơ mà thật ra thì nó cũng đã lâu, cũng đã cũ, nhưng dẫu gì đi nữa thì thỉnh thoảng cũng có người nghe, có người hiểu nó, có người bực mình nó..

Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese

2 nhận xét:

Unknown nói...

Làm đẹp da nhanh chóng bằng phương pháp sử dụng collagen có trong tự nhiênCác chuyên gia da liễu ở vùng Đông Bắc thành phố New York, Hoa Kỳ hiện đang nghiên cứu khả năng tái tạo, làm trẻ hóa da mặt từ chiết xuất của bao quy đầu trẻ em.
Bí quyết giảm cân nhanh cho các mẹLiệu trình mang tên HydraFacial này bao gồm nhiều bước phức tạp và được các chuyên gia nhận xét là có nhiều hứa hẹn mang lại kết quả khả quan trong việc giảm vết nhăn, phục hồi da bị tổn thương do cháy nắng, làm sáng da, mờ vết thâm và ngăn ngừa mụn.
Làm trắng da toàn thân tại nhà đơn giản và hiệu quả nhấtĐể làm đẹp theo phương pháp lạ lùng nói trên, đầu tiên da mặt cần được rửa sạch, sau đó loại bỏ các tế bào chết trên da bằng sản phẩm tẩy da chết. Sau khi lỗ chân lông đã được làm sạch, bạn sẽ phải đắp mặt nạ dưỡng ẩm và thoa đều một lớp chiết xuất bao quy đầu ở dạng giống như serum lên khắp mặt. Sau đó, để kết thúc liệu trình này, bạn sẽ thực hiện thêm liệu pháp làm sáng da để làm giảm hắc sắc tố trên da.
Bí quyết ngủ ngon cho người cao tuổiNhững người đưa ra ý tưởng này cho biết chiết xuất từ bao quy đầu của trẻ em có công dụng giống như serum dưỡng da. uống collagen như thế nào Các tế bào gốc lấy từ bao quy đầu có khả năng dưỡng da hiệu quả, làm cho làn da mềm mại, láng mịn hơn, do đó có tác dụng chống lão hóa.
Chữa bệnh bằng thảo dược đông trùng hạ thảoNguồn nguyên liệu sử dụng trong liệu pháp dưỡng da kể trên được cung cấp từ bao quy đầu của các bé trai sơ sinh (ở Mỹ, việc cắt bao quy đầu cho trẻ sơ sinh được thực hiện phổ biến và không phân biệt về mặt tôn giáo. Hầu hết các bé trai đều được cắt bao quy đầu).
Chống da lão hóa bằng collagen thiên nhiênMật ong là nguyên liệu tuyệt vời để chế nhiều mặt nạ làm trắng da hiệu quả.
Cách làm đẹp tại nhà đơn giản mà hiệu quảMặt nạ mật ong đu đủ: Xay nhuyễn đu đủ, trộn với hai thìa mật ong, thoa lên da, để trong 15-20 phút và rửa sạch bằng nước lạnh.
Cách sử dụng kem chống nắng làm đẹp hiệu quả an toànMặt nạ mật ong cà chua: Trộn hỗn hợp gồm một quả cà chua xay nhuyễn, vài giọt nước cốt chanh và mật ong, tạo thành hỗn hợp sền sệt. Bôi lên mặt và để trong 20 phút rồi rửa sạch. Cà chua, chanh và mật ong đều là những nguyên liệu làm trắng hữu hiệu, vì thế kết hợp ba nguyên liệu này với nhau, bạn sẽ có một loại mặt nạ làm trắng tuyệt vời. Nên làm một lần một tuần để kết quả được như ý.
Bí quyết giảm cân nhanh cho các mẹMặt nạ lòng trắng trứng mật ong: Trộn hai nguyên liệu này với nhau, bà bầu mới sinh nên ăn quả gì đắp lên mặt trong 30 phút rồi rửa với nước ấm. Làm đều đặn hàng ngày trong vòng một tuần, bạn sẽ thấy da mịn và sáng hơn nhiều.

LAN HOA nói...

Những bài thơ quê hương hay quá, thông báo khi lắp đặt Mai che di dong, sẽ được ưu đãi thêm dịch vụ diet moi tận gốc quá tuyệt.