Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

ĐÂU LÀ GIÁ TRỊ CUẢ MỘT CON NGƯỜI?

Thy Anh 


Thiên tài luôn được mọi người tôn sùng, nhưng phẩm chất đạo đức càng đáng để mọi người kính trọng. Thiên tài là kết quả của một trí lực siêu quần, cón phẩm chất đạo đức là sự kết tinh của một tâm hồn cao quý. Nhân vật thiên tài dựa vào trí lực của mình để đạt được địa vị trong xã hội, nhưng người có phẩm chất cao quý dựa vào lương tri để đạt được tiếng thơm. Nhân vật thiên tài có được sự tôn sùng, còn người có phẩm chất cao quý lại được xem là điển hình để người khác noi theo.
Trên thực tế, chúng ta rất ít có cơ hội để trở thành vĩ nhân, nhưng mội người lại hoàn toàn có điều kiện để làm tốt công việc một cách chân chính. Chúng ta cứ phát huy tối đa tài trí thông minh của bản thân, nhưng tuyệt đối không thể dùng nó một cách tiêu cực.
Tuy cương vị chúng ta đang giữ có thể là bình thường nhưng nếu tận tâm tận lực chắc chắn cúng ta sẽ làm cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn.
Khi tổng giám mục Canterbury tổng kết về phẩm chất của người bạn quá cố Thomas của mình, ông không nhấn mạnh đến việc Thomas là một chính trị gia xuất sắc, cũng như không nhấn mạnh đến việc ông ấy còn là một nhà thơ thiên tài, mà chỉ nhấn mạnh đến sự tận tâm tận lực của Thomas đã thể hiện trong cuộc sống thường ngày. Tồng giám mục Canterbury đã nói:" Ở ông có biết bao điều đáng quý. Có ai như ông yêu thương vợ sâu sắc đến thế không? Có ai như ông từ tâm với con gái mình đến thế không? Có ai như ông trung thực vói bạn bè đến thế không? Có ai như ông đối xử với mọi người ôn hòa đến thế không? Có ai như ông giữ lời hứa đến như thế không?
Chúng ta có thể thông qua hành vi đối xử của một người với người thân thiết nhất của người đó để tìm hiểu phẩm chất đạo đức thật sự của người đó. Cách nhận xét này sẽ sâu sắc hơn so với việc xem xét biểu hiện của họ trên cương vị của một nhà văn, một nhà hùng biện hoặc một chính trị gia trước công chúng của người đó.
Một người bình thường mà luôn tận tâm tận lực với cuộc sống bình thường thì phải đuợc xem là người có phẩm chất cao quý. Cho dù họ không có tiền bạc, không có tài sản, không có học vấn, không có quyền thế, nhưng họ vẫn dựa vào phẩm chất cao quý là tài sản tinh thần vốn có, là sự thành thực, sự liêm chính, tinh thần trách nhiệm cao . . . để đối sử với cuộc sống.
Tôi đã từng có một thời gian làm việc khá lâu ở miền Tây Nam Bộ, đã có cơ duyên tiếp xúc với nhiều cô nhiều bác, tuy học vấn chẳng có là bao, nhiều người còn chưa biết đọc biết viết, tài sản cũng chẳng có gì, chỉ là mảnh vườn cỏn con, hoa lợi chẳng có bao nhiêu … nhưng cách cư xử rất “văn hoá” cuả họ, bao giờ cũng lấy sự thành thật làm đầu, trước sau như một, vô cùng chân chất, đã để lại cho tôi một ấn tượng sâu sắc đến tận bây giờ.
Bất kể là ai, chỉ cần người đó biết hết mình với trách nhiệm thì người đó đang thể hiện hết phẩm chất tốt đẹp của mình. Trên thế giới này, dù nhiều người chẳng có tài sản vật chất bao nhiêu, nhưng nếu phẩm chất đạo đức của họ là tuyệt vời thì họ sẽ chẳng mảy may thua kém một ai.

2 nhận xét:

bebutchi nói...

" Một người bình thường mà luôn tận tâm tận lực với cuộc sống bình thường thì phải đuợc xem là người có phẩm chất cao quý. Cho dù họ không có tiền bạc, không có tài sản, không có học vấn, không có quyền thế, nhưng họ vẫn dựa vào phẩm chất cao quý là tài sản tinh thần vốn có, là sự thành thực, sự liêm chính, tinh thần trách nhiệm cao . . . để đối sử với cuộc sống.... " ,đây cũng là điều mà ông Ngoại của con đã dạy cho anh chị em con ^^ .

http://vuisongmoingay.blogspot.com/ nói...

thật vui khi biết rằng trong xã hội mình vẫn còn những người như ông Ngoại cuả Bé Bút Chì