Thứ Năm, 1 tháng 9, 2011

PHỎNG VẤN NHANH : BÁC SĨ CẦN NHẬN LỖI VỚI BỆNH NHÂN KHI GÂY RA TAI BIẾN, KHÓ HAY DỄ? (phần 2)

Thy Anh
VẤN ĐỀ
Hôm trước, tôi xem phim Grey's anatomy trên TV, thấy có hai tình huống cũng hay hay:
# một bác sĩ  thứ nhất,  NGHĨ RẰNG MÌNH ĐÃ LÀM RÁCH TIM BỆNH NHÂN TRONG KHI ĐANG PHỤ MỔ, đã nhận lỗi công khai ngay trước THÂN NHÂN CỦA BỆNH NHÂN  và kết quả bị thân nhân khởi KIỆN !
# Một bác sĩ thứ hai, , khi còn là một bác sĩ thực tập từ nhiều năm trước, đã để quên gạc trong lồng ngực bệnh nhân trong một ca phẫu thuật, đến hôm nay bệnh nhân mới được phát hiện.  Bây giờ, vị bác sĩ đó đã là một bác sĩ tài giỏi  của bệnh viện, rất được các đồng nghiệp tín nhiệm !
Các bạn sẽ có ý kiến thế nào về 3 quan điểm sau:
1/ Nhiều người cho rằng y khoa là một ngành khoa học đòi hỏi phải thật chính xác nhưng cũng chỉ DO CON NGƯỜI thực hiện nên PHẢI CHẤP NHẬN MỘT TỶ LỆ SAI LẦM nào đó . . . và ngay cả BÁC SĨ GIỎI NHẤT cũng KHÔNG THỂ BẢO ĐẢM KHÔNG BAO GIỜ MẮC SAI LẦM.
2/ Khi bác sĩ mắc sai lầm gây tai biến cho người bệnh, nếu CHƯA AI BIẾT thì KHÔNG NÊN VỘI VÀNG NHẬN LỖI, NHẤT LÀ không nên NHẬN LỖI VỚI BỆNH NHÂN . . . cứ việc ÂM THẦM TỰ RÚT KINH NGHIỆM BẢN THÂN.
3/ Gây tai biến thì phải nhận lỗi với nạn nhân cho dù CÁ NHÂN MÌNH VÀ BỆNH VIỆN có phải trả bất cứ giá nào.

CÁC Ý KIẾN PHẢN HỒI
Từ các học trò cuả tôi
Nguyễn Ngọc Hà
Gửi thầy.
Em là SV (năm nay lên Y6).
Em đồng tình với ý kiến thứ nhất và thứ 2 thưa thầy.
Theo em có 2 loại sai lầm:
Thứ nhất là: sai lầm chuyên môn.
Thứ hai là: dù chuyên môn vững nhưng vẫn có sai lầm "ngớ ngẩn" (quên gạc, đãng trí khi kê toa,...).

Về sai lầm chuyên môn: em thấy hậu quả của nó là một bài học đắt giá cho bản thân, buộc mình phải đọc sách nhiều hơn, hoặc làm nghiên cứu để so sánh các phương pháp can thiệp.

Về những sai lầm "ngớ ngẩn" em nghĩ là do nhiều nguyên nhân: khách quan là công việc nhiều áp lực, quá nhiều việc, chủ quan là do những bận tâm trong xã hội gây ra (mổ nhanh còn kịp giờ đón con, làm nhanh để còn về phòng mạch ...)

Qua những sai lầm này, em thấy mỗi BS phải tự cho mình một “khoảng lặng” để nhìn lại bản thân mình. Ai cũng cần một sự cân bằng trong cuộc sống và cần tạo cho mình sự cân bằng, không nên quá tham lam, hậu quả sẽ để lại trên bệnh nhân, thậm chí cả gia đình.

Em thấy không nên đưa sai lầm ra công chúng. Việc kiểm điểm nội bộ bệnh viện khi có tử vong, biến chứng nặng, hay tự kiểm điểm bản thân (khi có những sai lầm nhỏ hơn) là đủ cho một BS “có” lương tâm.
Le Anh Khoa
Em đồng ý với quan điểm thứ nhất của thầy, nhưng thực tế qua khóa phẫu tích xác hè vừa rồi em thấy có trường hợp xảy ra như quan điểm thứ 2. Thầy dạy tụi em nói “cũng may là tui em phẫu tích xác này chứ nếu pháp y mà tham gia ca này thì chắc bệnh viện hay bác sĩ ấy sẽ bị kiện dữ lắm!”.
Vui sống mỗi ngày @ blog
Quả thật, ai cũng biết khi có lỗi thì cần phải xin lỗi, nhưng sao thực tế lại quá khó.
Chúng ta, những người mang trách nhiệm với sức khoẻ cuả cộng đồng , có ai lại muốn gây hại cho chính những người mà mình đang cứu chữa?
Nếu vẫn còn lương tâm (tuỳ theo còn nhiều hay ít) thì người ta sẽ còn lòng trắc ẩn, việc thực hiện hành động nhận lỗi đó phần nào cũng sẽ dể dàng hơn. Thực hành long trắc ẩn là cách đơn giản và hiệu quả nhất để đem lại hạnh phúc cho những người xung quanh cũng như cho chính bản thân bạn (Đức Đạt Lai Lạt Ma).
Long trắc ẩn là sự thấu hiểu và cảm thông trước nỗi đau cuả người khác. Tất cả những gì chúng ta nên làm là cố gắng thực hành long trắc ẩn trong cuộc sống hang ngày, cả trong lờin nói lẫn qua hành động. dù người khác có nhận ra những những hành động tốt đẹp của mình hay không  thì mình vẫn cãm thấy hạnh phúc và thanh thản vì những gì mình đã làm. Long trắc ẩn sẽ giúp chúng ta có được cuộc sống đầy ý nghiã và đủ can đảm thực hiện những việc làm tưởng như là không thể.
Mẹ Teresa từng nói:” có thể chúng ta không làm được nhửng việc vĩ đại, nhưng chúng ta có thể làm những công việc nhỏ với một tình yêu vĩ đại”.
Đức Đạt Lai Lạt Ma khuyên*:
Đôi khi ta vô ý làm người khác đau khổ mà không hay biết, cũng giống như ta không để ý đến sự kiện súc vật cũng biết thích thú hay khổ đau. Cũng không dễ cho ta để cảm thấy sự khổ đau cuả đồng loại nếu như chính ta chưa hề biết khổ đau là gì. Dĩ nhiên kẻ khác đang khổ đau, còn ta thì lại không.
Một số người chẳng bao giờ quan tâm đến sự độc ác mà họ đã gây ra cho người khác. Họ chỉ nghĩ rằng điều quan trong là họ thoát ra được mọi khó khăn mà không hề hấn gì cả. đây cũng là một vấn đề vô tâm khác. Họ đâu biết rằng khi càng làm cho người khác khổ đau, ta lại càng tích luỹ them mầm mống tạo khổ đau cho vhính mình.
Nếu ta hành động sai trái với người khác thì hãy nên xem đó là một điều để hối hận. hãy nhìn nhận lỗi lầm cuả mình nhưng đừng nghĩ đến việc tự lên án mình vì làm như thế sẽ khiến mình không còn sống bình thường được. không được phép quên những gì ta đã làm nhưng cũng không được để cho tinh thần suy sụp hay long tan nát vì hối hận. tuy vậy ta không được phép thờ ơ vì như thế cũng sẽ là một hình thức quên lãng. Trái lại, hãy tự tha thứ cho mình như sau:”trong quá khứ, tôi đã từng lầm lỗi nhưng tôi sẽ quyết tâm không để xảy ra như thế nữa. tôi là một con người và tôi sẽ có đủ khả năng để thoát ra khỏi những sai lầm của tôi”. Nếu t5a để mất hết hy vọng thì điều này có nghiã là ta không thể đủ sức tha thứ cho bản thân. (xem them ...)
Nếu có thể thì hãy đến thăm người mà ta gây thương tổn cho họ. hãy nói với họ thành thực rằng:”trước đây vì có ác ý**, tôi đã làm điều sai trái, xin hãy tha thứ cho tôi”. Nếu kẻ khác nhận thấyđược lòng ăn năn cuả ta và đồng thời những hận thù cuả họ cũng tan biến, thì có phải đấy là điều mà kinh sách nhà Phật gọi là “sự thú nhận để tu sửa” hay không? Tuy nhiên, đây không phải là một khái niệm mang tính tôn giáo. Chỉ cần đến gần với những người mà ta đã từng làm cho họ đau khổ để tự nhận lỗi lầm về mình, để thành thực tỏ lộ sự ăn năn và như thế cũng đủ để làm vơi nỗi oán hận trong long họ.
Đương nhiên, muốn làm được kết quả như vậy, cả HAI BÊN CÙNG PHẢI ĐỦ SỨC MỞ RỘNG LÒNG MÌNH.
Chú thích:
* Trích trong Đức Đạt Lai Lạt Ma, Những Lời Khuyên Tâm Huyết
** hoặc do lầm lẫn . . .

Không có nhận xét nào: