Thứ Tư, 21 tháng 9, 2011

HbA 1C - Hỏi & Đáp

Hỏi:
Tôi bị bệnh tiểu đường  týp 2 khoảng 1 năm nay, đi khám bác sĩ, ngoài xét nghiệm đường huyết lúc đói, vài tháng một lần bác sĩ cho tôi làm thêm xét nghiệm HbA 1C, xin cho biết ý nghĩa và mục tiêu điều trị tôi cần đạt được cho xét nghiệm này.

Đáp:
HbA 1C là gì?
Trong máu có rất nhiều hồng cầu. Các hồng cầu là những tế bào chứa đầy một protein là Hemoglobin (Hb). Glucose có trong máu sẽ kết hợp với các Hb của hồng cầu tạo nên glycosylated Hb còn có tên là hemoglobin A 1C hoặc HbA 1C. Càng có nhiều glucose trong máu bao nhiêu thì càng có nhiều HbA 1C bấy nhiêu.
Tế bào hồng cầu có đời sống vào khoảng 8 - 12 tuần rồi sau đó sẽ bị thay thế. Bằng cách đo lượng hemoglobin kết hợp với glucose (HbA 1C) người ta có thể xác định glucose đã tăng cao trong máu là bao nhiêu trong khoảng thời gian từ 8 - 12 tuần trước. Người bình thường có đường huyết bình thường, HbA 1C vào khoảng 3.5 - 5.5%. Nếu bệnh nhân tiểu đường (đái tháo đường) được kiểm soát đường huyết tốt sẽ có HbA 1C khoảng 6.5% (mục tiêu điều trị < 7%).
Hiện nay, xét nghiệm HbA 1C là phương pháp tốt nhất để xác định bệnh tiểu đường có được kiểm soát tốt hay chưa. Xét nghiệm này có thể thực hiện bất cứ lúc nào tại phòng khám, không cần nhịn đói. Tuy nhiên, ta cũng cần biết xét nghiệm này không có ý nghĩa chẩn đoán giống như xét nghiệm đường huyết.

Ảnh minh họa
Hb trong máu (hình chữ nhật đỏ) kết hợp với glucose trong máu (tròn xanh lá cây) tạo thành glycosylated Hb (HbA 1C)

Bệnh tiểu đường kiểm soát tốt, ít glucose máu, ít glycosylated Hb
Bệnh tiểu đường kiễm soát kém, nhiều glucose máu, nhiều glycosylated Hb 

Khi nào nên làm xét nghiệm HbA 1C?
Nếu bác sĩ đang muốn cải thiện đường huyết của bạn cho tốt hơn và khi HbA 1C còn > 7%, nên làm HbA 1C mổi 3 tháng.
Nếu đường huyết đã đạt mục tiêu điều trị và ổn định, HbA 1C đã < 7%, có thể làm HbA 1C mỗi 6 tháng.

Xét nghiệm HbA 1C và xét nghiệm đường huyết có ý nghĩa khác nhau thế nào?
Đường huyết, hoặc lượng glucose trong máu, luôn luôn dao động, thay đỗi từng phút, từng giờ, và thay đỗi ngày này sang ngày khác, do đó, nếu cần kiểm soát đường huyết từng giờ hoặc mỗi ngày thì xét nghiệm đường huyết là tốt nhất. Tuy nhiên, đường huyết cũng tăng giảm tùy vào nhiều yếu tố, ví dụ,  giảm sau khi tập thể dục, tăng ngay sau bữa ăn, tăng cao hơn khi ăn thức ăn ngọt, do đó, cũng khó theo dõi trong thời gian dài.
HbA 1C thay đổi chậm hơn, khoảng trên 10 tuần lễ, nên có thể dùng để kiểm tra "chất lượng" của điều trị trong một thời gian dài. Nếu HbA 1C đạt được tiêu chí điều trị, ích lợi lâu dài cho người bệnh có thể kéo dài đến 10 năm.

Mức đường huyết trung bình và HbA 1C tương ứng với nhau thế nào?


HbA 1C %

đường huyết trung bình mmol/L



13

18

12

17

11

15

10

13

9

12

8

10

7

8

6

7

5

5

Nếu HbA 1C của bạn là 10% có nghĩa là đường huyết trung bình trong 10 tuần vừa qua là 10 mmol/l, nếu HbA 1C của bạn là 7% có nghĩa là đường huyết trung bình trong 10 tuần vừa qua là 8 mmol/l.
Hai ví dụ minh họa:
bệnh nhân thứ nhất kiểm soát đường huyết kém, bệnh nhân thứ hai kiểm soát đường huyết tốt.
bệnh nhân thứ nhất
đường biểu diễn mầu xanh lá cây là đường huyết (glucose/ máu) trong 9 tuần thay đỗi giữa trị số 7 - 12 mmol/. Kết quả này cho ra HbA 1C = 10%  sau 9 tuần (đường thẳng mầu đỏ) . Kết luận: kiềm soát đường huyết kém.


bệnh nhân thứ hai
đường biểu diễn đường huyết (glucose/ máu) trong 9 tuần thay đỗi giữa trị số 5 - 9 mmol/. Kết quả này cho ra HbA 1C = 7%  sau 9 tuần . Kết luận: kiềm soát đường huyết tốt.


HbA 1C có thể chẩn đoán bệnh tiểu đường?
HbA 1C > 6.5% = bị tiểu đường
HbA 1C < 6.0% = không tiểu đường
HbA 1C 6.0% - 6.5% = có thể bị tiền tiểu đường (tiền đái tháo đường) hoặc có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
(Pulse 2010)

Tiêu chí HbA 1C trong điều trị tiểu đường là bao nhiêu?
Tiêu chí đường huyết được kiểm soát tốt khi:
theo Hội Đái Tháo Đường Mỹ (American Diabetes Association ADA) HbA 1C bằng hoặc < 7%
theo Hội các bác sĩ nội tiết Mỹ (American Association of Clinical Endocrinologists AACE) HbA 1C bằng hoặc < 6.5%

xem thêm : phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường

2 nhận xét:

Tri Thong nói...

Em cám ơn bài viết của thầy. Có những điều tưởng chừng đơn giản nhưng nhiều khi bệnh nhân hỏi mình lại không biết trả lời một cách có hệ thống. Đọc xong bài viết mới thấy có nhiều kiến thức về HbA1c mà em còn thiếu sót.

Unknown nói...

HbA1c = Hemoglobin Adult type 1c
ok man?