Thứ Tư, 4 tháng 5, 2011

WIT (HBO) - trí tuệ và cảm xúc


Bài viết của Nguyễn Thy Anh

Có lẽ WIT thuộc vào loại những phim kén khán giả, thật vậy,  nhiều người tôi quen, sau khi xem, đều cho rằng phim buồn quá, tuy nhiên, những khán giả này chỉ là những người bạn không đam mê gì khác ngoài công việc và họ có rất ít thì giờ rảnh rỗi để xem phim. WIT là môt phim cuả đạo diễn Mike Nichols, về chũ đề y khoa, về bệnh nhân và các bác sĩ, trên kênh HBO, cá nhân tôi lại thấy rất hay.
Là một con nghiện "xi nê" của Sàigòn ngay từ khi còn là một học sinh trung học trước 1975, tôi không thích riêng một thể loại phim nào, cứ phim hay là xem. Đối với tôi, một phim hay phải hội đủ các yếu tố như truyện phim phải hấp dẫn, có ý nghĩa, phải hết sức "thật" về diễn xuất, phải "ấn tượng" về hình ảnh,  phải "đẹp" về nhạc nền . . . phải làm sao để người xem thấy luyến tiếc khi hết phim, muốn xem đi xem lại, thậm chí sau nhiều năm vẫn còn cảm thấy thích xem, phim WIT hội gần đủ các tiêu chuẩn đó. (xem Emma Thompson giới thiệu WIT)
giáo sư văn chương, tiến sĩ Vivian Bearing
WIT được chuyển thể từ một vở kịch cùng tên đã đoạt giải Pulitzer, diễn viên chính, Emma Thompson, là một nữ diển viên nổi tiếng đã đoạt nhiều giải thưởng điện ảnh danh giá, đủ cho ta thấy bộ phim rất giá trị.
Truyện phim là những mẩu độc thoại của giáo sư văn chương, tiến sĩ Vivian Bearing (Emma Thompson), 48 tuổi, được chẩn đoán ung thư buồng trứng giai đoạn cuối trong một bệnh viện chuyên khoa hàng đầu. Vivian đưa khán giả đi vào cuộc đời của cô bằng những cảnh phim đan xen giữa quá khứ với hiện tại, giúp khán giả hiểu được vì sao cô lại đam mê nghiên cứu văn chương và sẵn sàng chấp nhận được nghiên cứu thử nghiệm thuốc mới của các bác sĩ chuyên khoa ung thư. Trong khi phải chịu đựng các test chẩn đoán và điều trị, Vivian đã đưa khán giả quay về 20 năm trước, khi được giáo sư Ashford hướng dẫn tốt nghiệp, cô đã quyết định trở thành một học giả chuyên về những bài thơ cổ thế kỷ XVII của John Donne, một thi sĩ của thể loại thơ siêu hình, đầy bí hiểm, viết về sự sống và cái chết. Vivian cũng nhiều lần đưa khán giả quay về thuở ấu thơ, với người cha đã gieo mầm đam mê văn chương trong cô sau này. Vivian là một con người luôn tôn thờ tri thức, trong cuộc sống cũng như trong công việc, cô thích sử dụng lý trí hơn là tình cảm.  Khi các liệu pháp hóa trị của công trình nghiên cứu bắt đầu gây nhiều tác dụng phu và làm suy sụp cả thể xác lẫn tinh thần của Vivian, cô mới cảm nhận được mặt trái của các học giả giống như cô trong ngành y tế, đó là những giáo sư, bác sĩ trẻ cũng đang say mê nghiên cứu, phân tích bệnh tật trên người bệnh chỉ bằng lý trí thay vì tình cảm. Cuối cùng,Vivian đã hiểu được đâu là những điều thật sự cần thiết cho cuộc đời, không chỉ có tri thức hay sự thông thái, không chỉ có lý trí đơn thuần mà chính là sự tử tế, là lòng trắc ẩn giữa người với người, để cô có thể nhắm mắt ra đi được bình an.(xem thêm ...)
Gíao sư tiến sĩ Vivian Bearing, một người thông minh có trái tim băng giá
trỡ thành một bệnh nhân
Trước khi trỡ thành một bệnh nhân, Vivian là một người thông thái, kiên định nhưng rất lạnh lùng. Khi sinh viên không hiểu và ấp úng trước các câu hỏi, Vivian nghiêm khắc :" em có thể đến lớp tôi và phải chuẩn bị bài vở từ trước hoặc, em có thể ra khỏi lớp này, ra khỏi khoa này và ngôi trường này, đừng mong tôi sẽ nhân nhượng bất cứ trường hợp nào!" Trong một cảnh khác, khi một cậu sinh viên có người bà vừa mới qua đời, xin được gia hạn thời gian nộp tiểu luận, cô lạnh lùng: "em muốn làm gì thì làm, nhưng bài vẫn phải nộp đúng hạn".
Khi nằm viện, Vivian  trở thành "bài giảng" cho các bác sĩ trẻ của giáo sư Kelekian, trưởng khoa ung thư, chủ nhiệm của công trình nghiên cứu trên cô, cô mỉa mai với khán giả:" Tôi đã từng dạy học, giờ đây lại bị mang ra dạy . . ." Nhưng sau nhiều đợt hóa trị ung thư, Vivian kiệt quệ cả thể xác lẫn tinh thần ,cô bắt đầu mất dần khả năng tự chủ. Lớp áo giáp thông thái không còn khả năng bảo vệ cô nữa, Vivian phải nương tựa vào Susie Monahan, một điều dưỡng trong khoa, người duy nhất nhận biết được nỗi sợ hãi trong cô, người luôn cảm thông và có mặt ngay mỗi khi cô suy sụp. Chính Susie đã gợi ý cho Vivian quyết định chọn code DNR, 'DO NOT RESUSCITATE", nghĩa là “không muốn hồi sức nếu bị ngưng tim ngưng thở”, vì đằng nào bệnh cũng không chữa được.
Các bác sĩ thông minh, lịch sự,  và . . .
“How are you feeling today?” – “I’m fine”
"Hôm nay cô cảm thấy thế nào ?"  Lời chào lịch sự của bác sĩ trẻ Jason Posner mỗi khi  bước vào phòng Vivian, Lời chào máy móc, khiến khán giả phải cười ra nước mắt vì ngay sau đó, Jason chỉ cắm cúi ghi chép các thông số sinh học của Vivian để phục vụ cho nghiên cứu của mình , và lần nào cũng vậy,  Vivian cũng trả lời "Tôi ổn" cho dù cả đêm đã quằn quại, đau đớn, ói mửa vì tác dụng phụ của thuốc ung thư, vì đã cố chịu đựng, bằng tất cả ý chí còn lại cuả mình, cho đủ tám đợt hoá trị cực mạnh theo nghiên cứu.
bác sĩ trẻ Jason Posner
Jason vốn là một học trò cũ của Vivian,  rất thông minh, cầu tiến và cũng yêu thích sự thông thái như Vivian. Jason say mê tìm hiểu khả năng phát triển bí ẩn của những tế bào ung thư cũng như Vivian say mê những vần thơ siêu hình của John Donne. Vivian biết rõ  Jason chỉ xem mình như một chú chuột thí nghiệm, như một chiếc lọ chứa bệnh phẩm nghiên cứu, cần được bảo vệ để hoàn tất công trình,  biết rõ Jason không xem mình như một con người.
Vivian Bearing:” Now I find the image of my minute's last point, a little too, shall we say... pointed. I don't mean to complain but I am becoming very sick. Very sick. Ultimately sick, as it were. In everything I have done, I have been steadfast. Resolute. Some would say in the extreme. Now, as you can see, I am distinguishing myself in illness. I have survived eight treatments of Hexamethophosphacil and Vinplatin at the full dose, ladies and gentlemen. I have broken the record. I have become something of a celebrity. Kelekian and Jason are simply delighted. I think, they see celebrity status for themselves upon the appearance of the journal article, they will no doubt write about me. But I flatter myself. The article will not be about me, it will be about my ovaries. It will, be about my peritoneal cavity. Which, despite their best intentions, is now crawling with cancer. What we have come to think of as me is, in fact, just the specimen jar. Just the dust jacket. Just the white piece of paper... that bears the little black marks... “
Thật vậy, khi phát hiện Vivian ngưng thở, Jason vội vã cấp cứu bằng bất cứ giá nào và gọi nhóm hồi sức đến, cho dù Susie đã nhắc nhở rằng Vivian  đã chọn code DNR, Jason vẫn trả lời:" Cô ấy là nhóm nghiên cứu mà!" . Có lẽ bác sĩ Jason cảm thấy tiếc rẻ vì giáo sư Vivian Bearing đã rơi vào nhóm bệnh nhân “thất bại trong điều trị”? (xem them ...)
WIT không phải là một phim về bệnh ung thư !
Thật vậy, với những mẩu độc thoại cuả giáo sư Vivian Bearing, với những tình huống cười ra nước mắt trong phim, với tài năng diễn xuất không chê vào đâu được cuả Emma Thompson,  WIT đã đặt ra cho khán giả những vấn đề rất hay:
“ phải chăng trí tuệ và cảm xúc phải là hai tính năng luôn tách biệt và  không thể hoà hợp?”
“phải chăng sự phức tạp và đơn giản là hai tính năng luôn đối lập?”
“trí tuê hay sự thông thái thì không xấu nhưng sự tử tế và lòng cảm thông chắc chắn là những điều tốt”
Đánh giá cuả tôi
Với thang điểm tối đa 5, tôi cho phim: ☺☺☺☺☺
(xem wit HBO Trailer)
mời xem thêm bài SỐNG GIẢN ĐƠN HẠNH PHÚC HƠN cuả tôi đã đăng trên tạp chí VĂN HOÁ PHẬT GIÁO năm 2010. 

Không có nhận xét nào: