Thứ Bảy, 11 tháng 2, 2012

BÁC SĨ CẦN NHẬN LỖI VỚI BỆNH NHÂN KHI GÂY RA TAI BIẾN, KHÓ HAY DỄ?

VẤN ĐỀ

Hôm trước, tôi xem phim Grey's anatomy trên TV, thấy có hai tình huống cũng hay hay:
# một bác sĩ  thứ nhất,  NGHĨ RẰNG MÌNH ĐÃ LÀM RÁCH TIM BỆNH NHÂN TRONG KHI ĐANG PHỤ MỔ, đã nhận lỗi công khai ngay trước THÂN NHÂN CỦA BỆNH NHÂN  và kết quả bị thân nhân khởi KIỆN !
# Một bác sĩ thứ hai, , khi còn là một bác sĩ thực tập từ nhiều năm trước, đã để quên gạc trong lồng ngực bệnh nhân trong một ca phẫu thuật, đến hôm nay bệnh nhân mới được phát hiện.  Bây giờ, vị bác sĩ đó đã là một bác sĩ tài giỏi  của bệnh viện, rất được các đồng nghiệp tín nhiệm !
Bạn sẽ có ý kiến thế nào về 3 quan điểm sau:
1/ Nhiều người cho rằng y khoa là một ngành khoa học đòi hỏi phải thật chính xác nhưng cũng chỉ DO CON NGƯỜI thực hiện nên PHẢI CHẤP NHẬN MỘT TỶ LỆ SAI LẦM nào đó . . . và ngay cả BÁC SĨ GIỎI NHẤT cũng KHÔNG THỂ BẢO ĐẢM KHÔNG BAO GIỜ MẮC SAI LẦM.
2/ Khi bác sĩ mắc sai lầm gây tai biến cho người bệnh, nếu CHƯA AI BIẾT thì KHÔNG NÊN VỘI VÀNG NHẬN LỖI, NHẤT LÀ không nên NHẬN LỖI VỚI BỆNH NHÂN . . . cứ việc ÂM THẦM TỰ RÚT KINH NGHIỆM BẢN THÂN.
3/ Gây tai biến thì phải nhận lỗi với nạn nhân cho dù CÁ NHÂN MÌNH VÀ BỆNH VIỆN có phải trả bất cứ giá nào.

Ý kiến trên FACEBOOK của BS Linh H. Vo :

"Thầy xem phim nước ngoài rồi đặt vấn đề tương tự với hoàn cảnh trong nước thì em cũng thảo luận theo hai môi trường khác nhau

Australia

Grey’s anatomy khi được chiếu ở Australia thì bị các GS Y khoa chỉ trích vì nó không phù hợp với phong cách giao tiếp và mà họ dạy cho các SV Y khoa ở Australia! Cách giao tiếp của nhân viên y tế trong Grey’s anatomy được đánh giá là “rude”, nhiều lúc “inappropriate”. Các GS Y khoa e ngại SV Y khoa và BS Nội trú của Australia sẽ bị ảnh hưởng xấu về phong cách làm việc khi xem phim Grey’s anatomy.

Sai lầm y khoa được nhận định là chuyện không thể tránh khỏi khi thực hành y khoa. Họ có quy trình xử lý khi một sai lầm y khoa (critical incident) xảy ra bao gồm breaking bad news, critical incidence support, root cause analysis và open disclosure. Vấn đề hay được thảo luận là chúng ta open disclosure đến mức độ nào.

Open disclosure được định nghĩa là “the frank discussion of incidents that results in unintended harm to patient while receiving healthcare, as well as the associated investigation and recommendations for improvement of practice”. Các BS ở đây luôn “open and honest” khi giao tiếp với bệnh nhân và gia đình trong vấn đề này. Sau lưng các BS là cả một hệ thống vừa chế tài vừa giúp đỡ cho họ làm việc này, kể cả bồi thường cho người bệnh, kiện tụng ra tòa. Nói cách khác, khi sai lầm xảy ra, họ phải thông báo cho gia đình, nhận lỗi, xin lỗi và giải quyết hậu quả với sự chế tài và giúp đỡ của cả một hệ thống y tế. Đó là chuyện ở xứ người.

Trong nước

Nghĩ tới nghĩ lui, cuối cùng đành phải nói:” Chắc phải liệu cơm gắp mắm thôi”. :)"

                     hãy tự bảo vệ mình khi đi . . . khám bệnh!

1 nhận xét:

Unknown nói...


Cảm ơn vì những chia sẻ của bác rất hữu ích. Bác cho cháu hỏi có phải An Cung Ngưu Hoàng Hoàn Đồng Nhân Đường Bắc Kinh là thuốc cấp cứu tai biến tốt nhất phải không?