Chủ Nhật, 3 tháng 11, 2019

Ranh ngôn

Đàn ông giống như con nghé vậy. Họ chỉ trưởng thành khi đã mọc sừng đẩy đủ. 1 số ít may mắn tiến hóa thành tê giác, trâu bò. 1 số không may tiến hóa thành nhím.

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

Uống trà khi không còn lối thoát

Uống trà lúc không còn lối thoát
Luôn luôn có cái gì đó chúng ta có thể làm với các “nguyên liệu của một ngày sống chúng ta” dầu cái gì đó chỉ là ngồi xuống thưởng thức chén trà cuối cùng. Tôi được nghe câu chuyện sau đây kể bởi một quân nhân gốc thầy giáo chiến đấu trong thế chiến II.
Bấy giờ ông là một lính trẻ, xa nhà, nhát gan, đang đóng trong rừng rậm ở Miến Điện. Trinh sát viên về báo cho đại úy đại đội trưởng biết đại đội ông bị quân Nhật rất đông, bao vây tứ phía. Thế là thập tử nhất sinh (mười phần chết một phần sống) !
Anh nghĩ rồi thế nào đại úy của anh cũng sẽ ra lệnh mở đường máu - rất đẫm máu - để may ra một ít được thoát thân. Nếu không thoát được, họ cũng sẽ có một số lính Nhật làm bạn đồng hành trên đường xuống chốn suối vàng: nhiệm vụ của lính chiến là vậy đó.
Nhưng đại úy đại đội trưởng của anh không phải là lính chiến thường tình. Ông ra lệnh án binh bất động, mọi người ngồi xuống, và pha trà. Quân đội Hoàng gia Anh mà (người Anh có truyền thống thích trà)!
Anh lính trẻ nghĩ đại úy của anh điên rồi! Ai đời bị bao vây nguy khốn, sắp chết đến nơi như thế này mà ngồi lại uống trà? Trong quân đội, nhất là vào thời chiến kỷ luật là kỷ luật, phải được tuân hành. Tất cả đều nghĩ đây là chén trà cuối cùng của họ. Trong lúc họ uống chưa hết bình trà, trinh sát viên trở lại kề miệng nói nhỏ với viên đại úy. Đại úy ra lệnh cho lính chú ý và tuyên bố:
“Địch chuyển quân rồi. Đường thoát đã sẵn. Nai nịt. Rút quân trong thầm lặng. Lên đường!”
Tất cả đều thoát đi an toàn (cho nên anh mới kể được chuyện ngộ nghĩnh này chớ!). Anh nói với tôi anh được trí tuệ sáng suốt của viên đại úy cứu khỏi chết, không phải chỉ lần bị vây ở Miến Điện mà còn nhiều lần khác nữa. Trong nhiều trận đời ông tưởng chừng như bị lọt vòng vây, không còn đường thoát thân chỉ chờ chết. Nếu không nhớ kinh nghiệm học được ở Miến Điện anh đã chiến đấu và chắc chắn đã làm tình huống thêm tồi tệ rồi. Nhưng anh nhớ và anh cho “ngồi xuống uống chén trà”.
Trái đất xoay vần; cuộc đời đổi thay. Anh uống trà, gìn giữ sức lực và chờ thời cơ - thế nào rồi cũng đến - để hành động hữu hiệu.
Đối với các bạn không thích trà, xin nhớ câu: “Lúc không thể làm thì đừng làm gì cả”
Có vẻ hiển nhiên nhưng cũng có thể cứu mạng bạn.


Ajahn Brahm

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

lời khuyên dành cho tuổi xế chiều.
lè phè sớm khỏe sớm. Sinh ra đã có 3 người bạn đồnh hành: Già, bệnh và Tử. Vậy còn ham hố làm gì? Miễn đừng làm phiền ai khác ... 😆

Thứ Hai, 22 tháng 12, 2014

RÂU ĐẸP


Một cụ già tâm sự với bạn:
– Anh nè, nhìn chòm râu của anh mà tôi mệ Nó đẹp và uy nghi làm sao, làm cho anh hào hùng và dũng mãnh hẳn lên. Tôi thật ghanh tị với chòm râu đẹp của anh. Anh có thể nói cho tôi biết sao anh có chòm râu đẹp như vậy không.

Anh bạn trả lời:

– Không dấu gì anh. Dạo trước tôi có lên núi gặp một ông tiên râu tóc bạn phơ. Bộ râu của ông chấm đất. Nhìn rất là oai hùng. Tôi xin ổng cho tôi có được bộ râu cỡ bằng nửa là tôi mừng. Và bây giờ anh cũng thấy râu tôi được như vầy là nhờ ông tiên đó.
Một năm saụ….
Cụ già gặp lại ông bạn. Anh bạn:
-  Úi cha. Râu của anh bi giờ thiệt là tuyệt vời. Đẹp và óng ánh mịnh màng gấp trăm lần của tôi luôn rồi. Anh xin của ông tiên nào vậy?

Cụ già thểu não:

– Thì nghe lời anh tôi củng lên núi kiếm ông tiên. Nhưng xui cho tôi, để có được bộ râu đẹp lại  phải một giá quá đắt. Tháng nào tôi củng bị chảy máu cam.

Anh bạn ngạc nhiên:
– Ủa tại sao kỳ vậy? Ông tiên nào cho anh bộ râu đẹp như vậy mà tại sao lại chảy máu cam cơ chứ?
Cụ già càng thểu não hơn:
– Ông tiên ông tiếc nàọ Tôi đi kiếm mấy tháng chả thấy ông nàọ Xin đại bà tiên kia. Bả không biết lấy đâu ra râu mà cứ tới tháng là tôi bị chảy máu cam vậy...

Cái “Ngã” của cuộc đời


Hôm nay, có người nói về cái Ngã, bỗng dưng, cái Ngã của tôi lại trỗi dậy đùng đùng, cả cuộc đời như một cuốn phim được quay lại, như  mình đối diện với chính mình .
Tôi sinh ra là người con thứ hai trong gia đình (có nghĩa là “ chị Ba đó). Không phải là con cưng vì trên mình là anh trai – mà anh trai bao giờ cũng được cưng, sau mình là mấy em gái , mà em nhỏ hơn thì phải được cưng hơn. Mồ côi cha từ nhỏ, tôi lại may mắn có được bà ngoại, ông ngoại dạy từ nết ăn, nết ở, cách đi, cách đứng, hạnh phúc có được dù trong thời gian ngắn ngủi, một người mẹ dạy con biết làm  người trung thực, làm người  “không biết sợ cái gì ngoài sự thật” . Nhưng tôi lại nghĩ rằng mình sẽ sống trong sự thương yêu của mọi người.
12 tuổi, xa Ông Bà đi ra Bắc, Mẹ lại vào tù và bị đày đi khắp miền Nam từ Chí Hòa đến Côn Đảo, Phú Quốc, Phú lợi …Sống trong tập thể của học sinh miền Nam, tôi quen với việc sống với chính nội tâm của mình, quen tha thứ cho những ức hiếp, xúc phạm, hẹp hòi, quen chấp nhận cảnh sống không có gia đình. Hè, Tết … các bạn đi về với gia đình, tôi ở lại với lèo tèo vài người bạn cùng cảnh. Dù vậy, không hiểu sao, tôi cứ luôn nghĩ là cuộc đời rồi sẽ vô cùng suôn sẽ, dễ dàng, tuy vẫn luôn nhớ một câu châm ngôn của người Nga: sống trong đời như đi trên một cánh đồng khô hạn.
Thế rồi, những bất công, những đau khổ bắt đầu đến ngay từ khi tôi còn là một cô gái rất trẻ. Có những nỗi oan còn hơn oan của Thị Kính ( Thị Kính thật đấy nhé ). Đau khổ, thất vọng đến mức đã có lúc muốn buông tay để dòng sông Đuống kéo trôi đi lúc nước đang chảy xiết, hay lao vào một chiếc xe hơi đang chạy trên đường Hà nội. Nhưng rồi tôi vẫn tiếp tục sống, tiếp tục chịu đựng, tiếp tục ngạc nhiên đến ngẫn ngơ: không lẽ cuộc đời của cô gái tên Tú Ngọc này mà lại như vậy sao ?
18 tuổi, 28 tuổi , 38 tuổi , 48 tuổi …. Cũng đã nhiều lần, các bạn cùng làm, cùng sống với nhau những lúc gian khổ đã nói rằng: mình mà như Tú Ngọc thì có lẽ đã tự tử lâu rồi. Thực tình ý nghĩ ấy lại không hề có trong đầu óc căng thẳng như dây đàn của mình. Cũng không hề có ý trách  những người đã làm cho mình hết sức khổ cực.  Không trách những người đã viết  những bài báo bôi nhọ mình công khai hàng mấy năm trời. Chỉ thương cho hai đứa con phải chịu những thử thách quá khắc nghiệt không đáng có. Và trong tôi, lại vẫn  chỉ có một cảm giác ngạc nhiên: cuộc đời của Tú Ngọc mà như vậy hay sao?
Nghĩ cho cùng, tai họa của năm 18 tuổi chỉ là chuyện nhỏ so với những tai họa tiếp sau, nhưng qua mỗi thử thách, không hiểu vì sao, lòng mình nhẹ nhàng hơn: không hận, không giận, mà lại thấy thương cho những ai cứ phải suốt ngày đi tìm cái xấu của người khác để mà ghét, để mà đánh, để mà vùi dập người ta. Chính nhờ vậy mà mình sống được, sống qua những năm tháng gian nan ấy. Có lần, bạn hỏi vì sao tôi còn cười được. thấy mặt là thấy cười. Tôi đã có một câu trả lời làm bạn tưởng tôi điên: vì Tú Ngọc này luôn ở trong tim của mọi người. Mà đúng vậy, không ngoa chút nào đâu: với những người bạn chân tình, đúng là Tú Ngọc ở trong tim của bạn, và không cần thanh minh, không cần giải thích, bạn vẫn tin, vẫn thương con người đang bị “đánh” tơi bời này. Còn những người ghét mình, không những họ phải để mình trong tim, mà cả trong đầu của họ ngày đêm để tìm cho ra những gì xấu để mà tố cáo, để mà đánh, để mà bôi nhọ. Mình thương vì thấy họ cực quá, muốn cười với họ cho họ vơi đi những năng lượng tiêu cực làm vẫn đục tâm trí. May thay, bây giờ, những người bạn ấy đã trở thành bạn rồi. Với lại, cái mặt đáng ghét của Tú Ngọc không cười thì “ngầu” lắm. Mình bao giờ cũng muốn  mang lại niềm vui, hay ít ra là sự bình an nên phải cười thôi, còn nước mắt, cứ hãy trôi vào trong lòng.
Cũng buồn cười. Những năm tháng ấy, cứ trời yên biển lặng hơi lâu, mình lại lo, không biết có cái gì ghê gớm sắp đến không?
Khi còn là hiệu trưởng, tôi rất nóng tính và tự bào chữa cho mình là vì yêu thương mọi người và mong giúp cho mọi người tốt hơn. Tôi nóng tính với đồng nghiệp, nóng tính với chị em, anh em, nóng tính với lãnh đạo, nóng tính với cả những đứa con mà mình giành cả cuộc đời của mình để chăm lo, nuôi dưỡng. Cứ nghĩ rằng mình tốt, tâm mình tốt…Nhưng sao cũng có những người tốt thật sự mà con đường vẫn cứ hanh thông? Nhân đã gieo thì quả đến ngay. Mình làm tốt 1.000 lần, một lần nóng tính, xúc phạm nhân cách của người thì 1.000 lần kia đã bị quên, còn lại là sự oán trách, tức giận của người khác. Đã đi qua các trường Lê Thị Hồng Gấm, trường Marie Curie, trường Sư Phạm kỹ thuật, nơi nào mình cũng đã làm rất nhiều việc tốt, để lại nhiều điều hay. Nhưng cái mà giáo viên nhớ lại chính là những lần mình xúc phạm người ta. Thương anh, thương em nhưng anh, em của tôi đã không ít lần đau lòng vì những lời nói dữ của tôi .
Tôi đã từng quay trở lại từng trường, xin lỗi từng người, nhưng phải chi, tôi đừng có gây ra những điều mà ngàn lần xin lỗi cũng không xóa hết cái vết tôi đã gây ra
Còn nhớ những năm, cứ mỗi sáng thức dậy, tôi lo lắng không biết hôm nay Sai gòn Giải Phóng có tha cho mình hay không? Buổi trưa, nhìn vào mắt con để xem, hôm nay bạn bè con có nói gì làm đau lòng con không? Dù bị oan, dù không phạm lỗi, nhưng tôi đã hiểu rằng, tôi đã gieo nhân dữ qua những trận nóng của mình. Hy sinh cả cuộc đời cho con thì nó cũng chỉ nhớ những lần mẹ giận, những lần mẹ bất công, rầy oan… Đến lúc này thì không còn ngạc nhiên vì sao mình lại bị đau khổ như vậy nữa.
Nghĩ cho cùng, cái NGàbị mất lần đi không do mình mà là do chính cuộc đời đã dạy cho mình, đã rèn cho mình. Vũ khí để chiến đấu với chinh mình lại là cái mà Ông Bà, Cha Mẹ để lại cho: lòng nhân hậu, tính trung thực với chính mình. Không muốn làm cho người buồn, có gan nhìn bản chất của mình để mà thấy mình sai ở chỗ nào rồi ráng mà đổi con người của mình trước khi đòi người khác hiểu và thương mình. Cái Ngã mất dần đi khi mình có thể thấy rằng mình có thể cúi thấp hơn để cho người khác cao hơn, có thể chịu thiệt một chút nếu điều đó làm cho người khác vui hơn một chút, cái Ngã mất dần đi khi sự an nguy của người khác cũng quan trọng như sự bình an của chính mình. Ôm vào lòng một cháu bé không có đủ chân tay mà vẫn lao động để tự nuôi sống mình, mới cảm thấy tất cả may mắn mà cuộc đời đã cho mình, mới thấy rõ rằng những gì mình đã phải trãi qua không bằng một phần nhỏ cái mà các cháu bất hạnh đang gánh chịu. Và lúc đó, mình có đủ sức để cho cái tôi của mình trở thành nhỏ bé và gánh nặng của cuộc đời nhẹ hơn – nhẹ hơn thôi chứ cũng chưa nhẹ tênh.
Năm tháng qua, Tú Ngọc  hôm nay đã qua cái tuổi 70 – không còn là hiếm nữa. Cũng đã giải đáp được tại sao có lúc quá cực, quá khổ để mà phần lớn thời gian – phần lớn thôi chứ không tất cả , được THÂN TÂM AN LẠC .
Lẫn thẫn, tự hỏi đến cái lúc gần với mặt đất hơn, xa bầu trời xanh hơn một chút, đã có đủ sức mà gởi cho tất cả mọi người một tình yêu thương trong sáng để ra đi không còn chút gì áy náy vì đã làm cho ai đó phiền lòng không? đã có đủ thanh thản mà quên đến tận cùng những buồn phiền để chỉ còn giữ một lòng biết ơn với Đời, với Người hay không ?
Ở tận bầu trời Tây lạnh lẽo, xám xịt mùa đông này, cái NGÃ của Ngọc vẫn rất nhớ đất nước yêu quý thấm đẫm máu suốt bao nghìn năm giữ nước đang không yên bởi, cái Ngã của Ngọc vẫn nhớ đến từng người bạn đang tặng cho Ngọc nghị lực để mà vượt qua mọi cái gì cần vượt để đi vui vẻ đi đến cuối con đường cần phải đi.

ST

Chủ Nhật, 21 tháng 12, 2014

Trả đũa


Anh chàng độc thân bước vào một quán bar và nhìn thấy một cô gái rất xinh đẹp, ăn mặc gợi cảm ngồi một mình. Quan sát một lúc, chàng ta đánh liều tới chỗ cô gái.
Với giọng nhỏ nhẹ lịch sự, chàng trai hỏi:
– Tôi có thể ngồi cạnh cô được không?
Bỗng cô gái gào lên:
-Tôi không qua đêm với anh đâu, đừng mơ!
Thế là mọi người trong quán nhìn chằm chằm về họ. Anh chàng mắc cỡ quá, thui thủi về chỗ của mình. Lát sau cô gái đến chỗ anh, mỉm cười:
– Xin lỗi anh về chuyện ban nãy. Tôi học ngành tâm lý và đang nghiên cứu về phản ứng xấu hổ của mọi người. Tôi chỉ làm vì nghiên cứu thôi, mong anh thông cảm…
Nghe đến đây chàng trai cũng hét lên:
– Ý cô là sao? 500 đôla một đêm á?



Tâm Bồ-đề

Pema Chưdrưn


Tâm Bồ-đề, Bodhicitta, trong đạo Phật cũng còn có nghĩa là một tâm hoàn toàn rộng mở. “Citta” có nghĩa là tâm, và “bodhi” có nghĩa là giác ngộ.
Con đường phát triển tâm Bồ-đề là một hành trình cá nhân của mỗi chúng ta. Con đường ấy cũng chính là cuộc đời mà ta đang có, một hành trình trên con đường giác ngộ. Nhưng giác ngộ không phải là những gì ta đạt được sau khi nghe những lời hướng dẫn và thực hành đúng. Thật ra, trong vấn đề giác ngộ ta không thể nào “thực hành đúng”!
Trên hành trình ấy, ta đi về một hướng mà mình không biết rõ, và nơi đó ta cũng không thể xác định chắc chắn. Chúng ta chỉ biết tập cho mình có một cái nhìn mới, biết cảm nhận thực tại một cách cởi mở và uyển chuyển hơn. Phát triển tâm bồ-đề là một phương cách giúp ta thực hiện được điều ấy. Và chúng ta có thể bắt đầu bằng cách tiếp xúc trực tiếp với những gì đang có mặt, bằng cách nhận diện những cảm xúc của mình.
Tâm Bồ-đề thường có mặt những khi ta cảm thấy an tĩnh và hạnh phúc, khi ta biết thương yêu, dù bất cứ dưới một hình thái nào. Trong mỗi giây phút an lạc là tâm bồ-đề có mặt. Và nếu ta biết nhận diện và trân quý những giây phút ấy, cho dù nó có ngắn ngủi hoặc mỏng manh đến đâu, tâm thương yêu cũng sẽ từ từ nới rộng ra theo thời gian. Khả năng thương yêu của ta có một năng lượng rất lớn, nếu biết nuôi dưỡng và tưới tẩm, nó sẽ lớn rộng ra đến vô cùng tận.
Và tâm bồ-đề không chỉ hiện hữu khi ta cảm thấy an tĩnh mà thôi, thật ra nó cũng có mặt trong những lúc ta cảm thấy tức giận, ghen ghét, ganh tỵ hoặc trong những lúc bất mãn sâu xa. Ngay giữa những cảm xúc tiêu cực và đau đớn nhất, ta cũng vẫn có thể tiếp xúc được với tâm bồ-đề của mình, nếu ta biết tiếp nhận chúng với một con tim rộng mở và ý thức rằng đó là một khổ đau chung. Chúng ta đều cùng chia sẻ với nhau một nỗi khó khăn ấy, khổ đau này không phải là của riêng ai. 
Ngay giữa một hoàn cảnh khốn khó nhất, ta vẫn có thể nghĩ đến những người đang cùng một cảnh ngộ như mình, và cầu mong cho tất cả được an vui, được thoát ra khỏi khổ đau. Và mỗi khi ta tiếp xúc với cảm xúc ấy, những bức tường chia cách giữa ta và người chung quanh sẽ tự động tan biến mất.
Trên đảo Cape Breton, nơi tôi ở tại Nova Scotia, vào mùa đông những mặt hồ đều bị đông cứng. Nó cứng chắc đến nỗi người ta có thể lái xe hơi hay xe tải chạy lên trên đó. Nhà phát minh ra điện thoại là ôngAlexander Graham Bell khi xưa cũng đã cất cánh phi cơ của ông trên mặt hồ ấy. Nó đông cứng đến như vậy. Và tôi liên tưởng đến những thói quen, tập quán của chúng ta, dường như chúng cũng đông đặc giống như mặt nước đá ấy. Nhưng khi mùa xuân đến, những tảng băng đá đó sẽ tan chảy. Tính chất của nước muôn đời vẫn vậy, chưa bao giờ bị hư hao hoặc mất đi, cho dù là đang ở giữa một mùa đông dài vô tận. Nó chỉ thay đổi hình tướng mà thôi. Và khi tảng băng tan ra, tính chất mầu nhiệm nuôi dưỡng sự sống của nước lại có mặt.
Bản chất bao dung và rộng mở của một tâm bồ-đề cũng tương tự như thế. Nó bao giờ cũng có mặt nơi này, cho dù lúc ấy ta có cảm tưởng như tình thương của mình hoàn toàn bị khô cằn hoặc chai đá, dường như mình có thể đáp được cả một chiếc phi cơ lên trên ấy!
Những khi tôi cảm thấy tâm hồn mình như đang ở giữa một mùa đông dài tăm tối, và dường như không gì có thể làm cho nó tan chảy được, tôi chợt nhớ lại hình ảnh này và biết rằng, cho dù tảng băng có đông cứng đến đâu, dòng nước thương yêu vẫn không hề bị khô cạn hay mất đi. Nó lúc nào cũng hiện hữu. Và trong những giây phút ấy, tôi ý thức được tâm bồ-đề của mình vẫn đang có mặt, dầu là trong một dạng đông cứng và bất động.
Tôi biết rằng, mình có thể làm tan chảy trạng thái đông đặc ấy bằng hơi ấm của tâm từ. Và phương cách hay nhất là ta hãy tưởng nhớ đến một người nào mình thương mến, thân thiết hoặc biết ơn. Có nghĩa là ta khơi dậy năng lượng ấm áp đang sẵn có trong ta. Nếu như ta không nghĩ ra được một người nào thì ta có thể nghĩ đến một hoàn cảnh nào đó, hoặc một loại hoa lá nào mà ta ưa thích chẳng hạn. Đạo sư Trungpa Rinpochethường nói: “Tất cả mọi người, ai cũng có ưa thích một cái gì đó. Cho dù đó có thể chỉ là một ổ bánh mì.” Ý ông muốn nói, ta hãy tiếp xúc với niềm vui sẵn có trong ta và nuôi dưỡng nó.
Hãy nghĩ đến một người hay một hoàn cảnh nào có thể tự động khơi dậy tâm từ trong ta. Tâm từ là ý muốn đem niềm vui đến cho người khác và giúp họ vơi bớt khổ đau. Đó không phải là lòng thương hại hoặc một thứ tình cảm máy móc, nhưng được phát xuất từ cảm nhận rằng tất cả chúng ta đều cùng chung một hoàn cảnh như nhau. 
Tâm từ là một mối quan hệ bình đẳng. Vì vậy, những khi nào cảm thấy như mình bị đông cứng, bạn hãy tiếp xúc với tình thương ấy đang sẵn có trong ta – cảm xúc đối với người nghèo khó, đớn đau vì bệnh tật, với những người thân, hoặc với bất cứ ai ở nơi nào – hãy để cho điều đó làm tan chảy những tảng băng đông cứng và mở rộng con tim mình ra.
Tình thương cũng giống như những yếu điểm trên một bức tường thành kiên cố của cái ngã. Và chúng ta nên tấn công vào những chỗ hở ấy. Nếu ta chỉ tiếp xúc được với tâm từ trong một giây ngắn ngủi thôi, điều đó cũng sẽ khiến cho khổ đau của ta được mềm ra, và khả năng hạnh phúc sẽ được tăng trưởng thêm một chút. Và ngay trong giây phút ấy ta tiếp xúc được với tâm bồ-đề.
Khi tôi còn nhỏ, tôi có xem những truyện tranh về một nhân vật tên là Popeye. Bình thường thì ông ta rất yếu ớt, và có nhiều khi bị người khác hiếp đáp, đe doạ. Những lúc ấy ông ta lấy hộp rau spinach ra và nuốt trọn hết. Ông chỉ cần mở nắp hộp ra và đổ hết vào miệng rồi, đùng một cái, ông trở thành một người đầy tự tin và sức mạnh vô địch để đối phó với bất cứ đối thủ nào. 
Khi chúng ta dùng những cảm xúc thương yêu để tiếp xúc với tâm bồ-đề thì việc ấy cũng xảy ra với chính ta! Tâm bồ đề cũng giống như rau spinach của tâm linh vậy. Nhưng xin các bạn đừng nói lại với ai là tôi đã ví dụ như vậy nhé!


Lắp Ghép Hạnh Phúc

Lý Lan




1. 
Thưa cô Lê, 
Tôi viết thư này cho cô theo sự giới thiệu của ông Adam Thompson ở trường đại học X. Tôi sắp đến Việt Nam vào cuối tháng này và rất mong được gặp cộ Tôi là một giáo viên tiểu học, và vốn là sinh viên trong lớp ngôn ngữ của ông Thompson. Tôi rất mong nhận được hồi âm của cộ Xin gởi đến cô những lời chúc tốt đẹp nhất. 
Carol Mesrime. 
2. 
Mỗi ngày tôi ngồi vào bàn làm việc ở văn phòng công ty, mở máy tính, nối mạng, lấy thư điện tử, và thông thường nhận được cái này: " Trích ngôn trong ngày" của một người tên là Jim ở đâu đó, mỗi ngày gởi đến tất cả những địa chỉ có trong danh sách gởi thư của y trích ngôn đại loại như " Tôi nhận thấy truyền hình mang tính giáo dục cao, vì mỗi lần có người mở truyền hình coi là tôi đi qua phòng khác cầm sách đọc" . Tôi không biết làm sao mà địa chỉ của tôi có trong danh sách của Jim, nhưng không thấy ngạc nhiên cũng không lấy làm phiền. Mỗi thư đều có kèm theo một câu là " Nếu bạn không muốn tiếp tục nhận thư này nữa thì chỉ cần hồi âm với mấy chữ rút ra. Và nếu bạn thích những câu trích ngôn này thì hãy giới thiệu cho một người bạn" . Tôi không chắc người bạn nào đã giới thiệu tôi, cũng không hẳn lười đến nỗi không buồn rút ra, chẳng qua có những ngày mở hộp thư ra chỉ nhận được mỗi cái " trích ngôn trong ngày" đó, đọc cũng đỡ buồn. Thỉnh thoảng mới có thư của người này, người kia, quen hoặc không quen. 
Carol Mesrimẹ Họ gì nghe lạ. Adam Thompson là ông giáo sư dạy khóa tiếng Anh hiện đại ở trường ngoại ngữ mà công ty đã cử tôi đi học. 
3. 
Thưa cô Mesrime, 
Tôi rất sung sướng nhận được thư cô và biết tin về ông Thompson. Tôi vui mừng khi biết cô sắp đến thăm đất nước của tôi. Nếu tôi biết cô sẽ đến bằng chuyến bay nào vào ngày giờ nào thì tôi sẽ hân hoan đón cô ở phi trường. Tôi sẵn sàng làm tất cả trong khả năng của mình để những ngày cô lưu lại đất nước tôi là thời gian thú vị bổ ích. Tôi trông mong đến lúc chúng ta gặp nhau. Bây giờ xin gởi đến cô những lời chúc tốt lành. 
Lê. 
4. 
- Chiều thứ sáu tôi có mời một người bạn nước ngoài đến nhà dùng cơm. 
- Cần gì nói cho tôi biết? 
- Chủ nhật tôi đưa bạn tôi về quê chơi. Tôi dắt luôn mấy đứa nhỏ đi. 
- Mắc mớ gì đến tôi? 
- Tôi nói với anh bởi vì trên danh nghĩa anh còn là chồng tôi. 
- Khốn nạn! 
5. 
Đây là một con sông. Đây là những vườn cây ăn trái. Bây giờ cây không có trái. Nhưng mùa hè thì cây có nhiều trái. Kia là cái nhà. Đó là cái nhà của ông bà ngoại tôi. Tôi có ông ngoại, bà ngoại, cậu và dì. Tôi cũng có nhiều anh chị em họ. Chúng đều là học sinh. Chúng tôi rất thân nhau. Chúng thích đi thành phố thăm tôi vì chúng thích thành phố. Tôi thích đi thăm chúng vào mùa hè vì chúng trèo cây hái trái cho tôi ăn. Đây là con đường đất. Cô có mệt không cô Mesrimẻ Hoan nghênh cô đến nhà ông bà ngoại tôi. Xin mời vào! 
6. 
Cô Mesrime đúng là một cô giáo tiểu học nhiều kinh nghiệm. Cô tỏ ra chăm chú và thích thú nghe những câu nói tiếng Anh ngắc ngứ của thằng con hướng dẫn viên du lịch nghiệp dư của tôi. Nó mười hai tuổi học tiếng Anh được hai năm. Tôi thỉnh thoảng mời người nước ngoài mà tôi quen biết, như bà Mesrime, đến nhà ăn cơm hay cùng đi chơi, để các con tôi thực tập tiếng Anh. Bé Châu còn nhút nhát, chỉ ấp úng đáp khi được hỏi. Thằng Ninh tự tin hơn. Nó và cô Mesrime đã làm quen và trở thành đôi bạn trong bữa cơm gia đình ở nhà tôi. Cô Mesrime làm cho nó tin là tiếng Anh của nó lưu loát, cô hiểu hết điều nó nói và rất thích nói chuyện với nó. Cả ngày thứ bảy nó loay hoay thu thập từ vựng trong mấy cuốn từ điển và chuẩn bị bài văn giới thiệu làng quê của nó. Tôi thấy nó toát mồ hôi với chữ nghĩa. Cảm ơn cô Mesrimẹ Cô không bật cười sau mỗi từ mỗi câu thằng nhỏ rặn ra, thì đúng là một người rất tử tế. 
7. 
Nhưng mà tiếng Anh của thằng bé rất khá, thật mà. Ở trường tôi dạy có nhiều học sinh là di dân từ các nước thuộc địa châu Mỹ Latinh, châu á, châu Phi... có nhiều em không nói được tiếng Anh tốt như con trai của chị. Đứa bé này rất lanh lợi thông minh, và những điều nó nói thật là thú vị. Có thể với người khác thì thật buồn cười khi chỉ một con sông và nói đó là một con sông. Nhưng tôi biết người ta dạy tiếng Anh như vậy. Họ giơ một cuốn sách ra và bảo đây là cuốn sách. 
8. 
Đây là một gia đình. Đây là gia đình của tôi. Ninh chỉ vào từng người trong tấm ảnh cả nhà nó chụp chung vào Tết năm ngoái và được bà ngoại lộng kiếng treo giữa nhà. Hai đứa bé ngồi lọt thỏm trong lòng cha mẹ, đầu Ninh chạm cằm cha nó, nhưng đôi bờ vai rộng của người cha như bức tường thành che chở, cả nó và em nó trong vòng tay người mẹ, bé nhỏ hiền thục ngồi bên cạnh. Gương mặt của từng người đều rạng rỡ niềm vui, ánh mắt của hai đứa trẻ trong veo và sáng như những vì sao. 
Đó là hai tháng trước khi tất cả vỡ vụn, như tấm kiếng bị nghiến dưới bánh xe. Điều không thể tin được là kết thúc của mười lăm năm hạnh phúc là cuộc tranh chấp cái nhà. Ngôi nhà của cha mẹ tôi, và tôi muốn giữ nó cho các con. Anh ta cho là mười mấy năm qua anh làm như trâu bò để sửa sang xây dựng ngôi nhà, biến nó từ một căn nhà xộc xệnh thành phố lầu trị giá 200 lượng vàng. Anh ta đòi chia 100 lượng để mua một căn phố khác cho một người đàn bà khác. Chi tiết cuối cùng anh ta không nói ra nhưng tôi biết. 
Tôi chưa bao giờ nói với các con là chuyện gia đình mình đang chờ tòa án giải quyết. Nhưng hai đứa nhỏ chắc chắn biết cái " gia đình mình" ấy đang bên bờ vực thẳm, nhất là từ khi anh ta không cần đóng kịch nữa. Anh ta nổi điên lên vì người đàn bà kia cần gấp một mái nhà cho đứa con sắp sinh, mà tòa thì cứ lần lữa không xử dứt khoát được. Anh ta vẫn về nhà để khẳng định quyền sở hữu căn nhà, tuyên bố nếu tháng sau tòa lại không xử được thì anh ta vẫn cứ chia hai căn nhà ra mạnh ai nấy sống. Tôi thách anh ta làm điều đó. Từ một năm nay tất cả trao đổi ngôn ngữ giữa tôi và anh ta đều kết thúc bằng hai tiếng " khốn nạn" anh ta văng ra. Mỗi tiếng như một cái đinh tàn nhẫn đóng vào chiếc quan tài bên trong là một tình yêu nồng nàn. Giờ đây trái tim tôi chỉ nhói đau khi nhìn hai đứa trẻ. Cái " gia đình mình" đã là một cỗ xe lao tới đáy vực thẳm rồi. Tấm hình gia đình mình ở nhà đã bị xé nát trong một cuộc tranh cãi xô xát. Nên mỗi lần về nhà ngoại thấy tấm ảnh trong khung kính trên tường, hai anh em nó đều cầm xuống ngắm nghía. 
Đây là ba tôi. Ông ấy rất yêu thương chúng tôi. Vẫn bằng thứ tiếng Anh đớt đát, Ninh gân cổ thực tập đàm thoại với cô Mesrimẹ Tôi ngạc nhiên là Ninh có thể nói rất thản nhiên cái điều ngược lại điều nó biết và tôi đã nói với nó nhiều lần: Ba con không còn yêu thương các con nữa. Có lẽ đó chỉ là những câu thực tập tiếng Anh. Đâu cần cảm xúc khi thực tập ngôn ngữ. Cô Mesrime nói đây thật là một gia đình hạnh phúc. Tôi bất giác muốn nhìn vào mắt cô Mesrime, tự hỏi là một phụ nữ phương Tây trên bốn mươi như cô có cảm nhận được không cái gọi là hạnh phúc trong gia đình tôi vào buổi tối chị đến nhà ăn cơm, và tôi nói là chồng tôi bận làm tăng cạ Nhưng cô Mesrime mãi nhìn tấm ảnh. Nếu là cái gia đình trong ảnh thì quả là hạnh phúc. 
9. 
Một phần ba học sinh của tôi là con trong một gia đình ly dị nhau hay một người mẹ độc thân. Nhưng khi miêu tả một gia đình chúng đều nói về cả cha và mẹ, thậm chí về một người cha tưởng tượng hay một người mẹ đã bỏ chúng đi từ lâu. Một phần ba công việc của tôi là lắng nghe chúng, trò chuyện với chúng, và cùng chúng cầu nguyện cho một phép mầu xảy ra: gia đình chúng đoàn viên êm ấm. Tôi đã từng nghĩ rằng tôi sẽ chấp nhận mọi cái giá phải trả để cho con tôi không bất hạnh. Nhưng cuối cùng chúng tôi đã ly dị vào tháng trước. Cho đến bây giờ tôi cũng không biết tại sao và như thế nào. 
Tôi muốn đưa đứa con gái 10 tuổi của tôi cùng đi du lịch, nhưng nó nói: Không. Con biết mẹ cần một mình để suy nghĩ. Con chỉ xin mẹ một điều. Mẹ đưa con về trang trại của ông bà nghỉ qua mùa lễ này, nhưng xin mẹ khoan nói với ông bà là cha mẹ đã ly dị. Khi tôi trò chuyện với bé Ninh, tôi nhớ con gái của tôi làm sao. Và thực tình buổi cơm tối ở nhà chị rất vui vẻ đầm ấm, nhưng tôi nhìn trên gương mặt những đứa trẻ và qua cách cư xử nói năng của chúng, tôi thấy cái mà tôi đã thấy trên gương mặt con gái tôi: một thiên đàng đã sụp đổ. Tôi hiểu được chị cảm thấy thế nào khi nhìn đứa con bám víu lấy tấm ảnh chụp gia đình xa xưa để tiếp tục thêu dệt về một hạnh phúc mà nó đang khát khao. Tôi cũng cảm thấy chị mạnh mẽ biết bao. Một triệu gia đình trên thế gian này đổ vỡ vì một triệu lý do khác nhau. Tôi thật không ngờ là mình đi nửa vòng trái đất để gặp mình trong một phụ nữ khác, để xem lại một bi kịch đã hạ màn ở nhà mình. Tôi cám ơn chị về tất cả những gì chị đã làm cho tôi trong những ngày quạ Đó là những ngày rất có ý nghĩa đối với tôi, và tôi sẽ còn suy ngẫm về nó nhiều hơn nữa trên quãng đường sắp tới của mình. Tôi tin chị có đủ sức mạnh để vượt qua mọi trắc trở cuộc đời. Nhưng cũng xin chúc chị may mắn. Hẹn gặp lại. 
10. 
- Cô Mesrime bay rồi hở mẹ? 
- Ừ. Cô ấy bay qua Bangkok để bay tiếp đến Nepal. 
- Cô ấy vui vẻ dễ thương ghê mẹ há? Mà cô ấy đi Nepal chi hở mẹ? 
- Cô ấy đi tìm một tu sĩ dạy cô ấy cách nhìn vào tâm hồn của mình. 
- Để làm gì hở mẹ? 
- Mẹ nghĩ là cổ muốn biết tại sao tình yêu chết đi và làm sao cho nó sống lại. 
- Cô Mesrime hứa với con là sẽ viết thư cho con. Nếu cô ấy biết được tại sao, con sẽ xin cô ấy nói cho con biết. 
Đứa bé ấp bàn tay tôi giữa hai lòng bàn tay của nó. Bàn tay của đứa con trai 12 tuổi, mà tôi cảm thấy rắn rỏi nhiệt thành. Nó nói tiếp, khẳng định: Cô ấy sẽ biết được, và con sẽ nói cho mẹ biết. Tình yêu vẫn ở trong lòng mình, chỉ cần mình biết làm cho nó sống lại, phải không mẹ?