Thứ Sáu, 21 tháng 10, 2011

XÉT NGHIỆM CHẨN ĐOÁN BỆNH TIỂU ĐƯỜNG: KHI NÀO VÀ NHƯ THẾ NÀO ?

Hỏi
Xét nghiệm “Đường trong máu” là bao nhiêu thì được chẩn đoán là có bệnh tiểu đường (đái tháo đường)?
Tôi năm nay 30 tuổi, cao 1m60 nặng 80kg cảm thấy khỏe, không khát, không đái nhiều hay uống nước nhiều, có mẹ được chẩn đoán bị tiểu đường týp 2 đã 5 năm. Vậy khi nào tôi nên đi xét nghiệm tìm bệnh tiểu đường? (Ng văn M.)


Đáp

A/ Chẩn đoán tiểu đường.
Theo tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh tiểu đường (đái tháo đường) của hiệp hội đái tháo đường Mỹ 2011 (American Diabetes Association), bạn sẽ được xem là mắc bệnh tiểu đường nếu xét nghiệm máu có:
 - HbA1C > hoặc = 6.5% *
hoặc
 - Đường huyết đói (nghĩa là bạn không được sử dụng các thức ăn đồ uống có calories trong ít nhất 8 giờ trước xét nghiệm) có kết quả > hoặc = 126 mg/dl (7 mmol/L)*
hoặc
 - Test dung nạp glucose -75g có kết quả xét nghiệm đường huyết sau 2 giờ uống 75 gram glucose > hoặc = 200 mg/dl (11.1 mmol/L)*
hoặc
 - Đường huyết đo bất kỳ > hoặc = 200 mg/dl (11.1 mmol/l) nếu bạn đã có các triệu chứng điển hình của tăng đường huyết (triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân) hoặc đã bị cơn tăng đường huyết (phải cấp cứu)
          Chú thích: * Nếu chưa có các triệu chứng điển hình của tăng đường huyết, bạn cần lập lại xét nghiệm, nếu đủ tiêu chuẩn cả hai lần mới được chẩn đoán mắc bệnh.

B/ Khi nào nên đi xét nghiệm tìm bệnh tiểu đường?
Nếu bạn đã có đầy đủ các triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường (triệu chứng ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, sụt cân) thì nên gập bác sĩ để được cho xét nghiệm càng sớm càng tốt.
Nếu bạn chưa có các triệu chứng điển hình của bệnh tiểu đường, bạn cũng nên đi xét ngjhiệm tìm bệnh tiểu đường ngay nếu có các tiêu chuẩn dưới đây:

1/ Bị thừa cân (BMI > hoặc = 25kg/m2) và có thêm các tiêu chuẩn dưới đây:
          - sống tĩnh tại (ít vận động)
          - có cha mẹ, anh chị em ruột bị tiểu đường
          - thuộc nhóm dân tộc nhiều nguy cơ : châu phi, Mỹ La tinh, châu Á, đảo thái bình dương.
          - là phụ nữ sanh con nặng > 9lb (4.05kg) hoặc đã được chẩn đoán tiểu đường thai kỳ.
          - bị cao huyết áp (> hoặc = 140/90 mmHg hoặc đang được điều trị tăng huyết áp.
          - có HDL cholesterol < 35 mg/dl (0.90 mmol/l) và/ hoặc triglyceride > 250 mg/dl (2.82 mmol/l)
          - là phụ nữ đã được chẩn đoán hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS Polycystic Ovary Syndrome)
          - có HbA 1C > hoặc = 5,7% hoặc có Rối loạn đường huyết lúc đói trước đó
          - Có các yếu tố liên quan đến tình trạng đề kháng Insulin (béo phì, u đầu gai acanthosis nigricans)
          - Bệnh sử tim mạch.

2/ Nếu chưa có các tiêu chuẩn nêu trên, bạn cũng nên xét nghiệm tìm bệnh tiểu đường khi > hoặc = 45 tuổi.

3/ Nếu các xét nghiệm đều bình thường, bạn cũng nên kiểm tra định kỳ ít nhất 3 năm một lần hoặc nhiều hơn tùy theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Riêng trường hợp của bạn M, tuy bạn < 45 tuổi nhưng có BMI # 31 (80KG/1.60 m2 # 31), bạn đang bị béo phì và lại có mẹ ruột bị bệnh tiểu đường, nên đi xét nghiệm ngay. Nếu may mắn, các xét nghiệm đều bình thường, bạn phải thực hiện ngay các biện thay đổi lối sống để giảm cân và phòng ngừa bệnh tiểu đường;  ít nhất, cứ mỗi năm một lần bạn phải kiểm tra lại xét nghiệm máu để có thể phát hiện bệnh kịp thời.

XEM  THÊM :  HbA 1C
                           Phòng ngừa biến chứng bệnh tiểu đường
                          rừng thông tin y khoa trên mạng internet

Không có nhận xét nào: