Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

Tục hỏa táng của Người Miên đất Nam Kỳ lục tỉnh xưa

Vương Hồng Sển

Một ngôi chùa Miên ở Trà Vinh
Người Miên đất Nam Kỳ lục tỉnh, khi nhắm mắt từ trần, tùy theo phong tục mỗi chỗ mỗi nhà, có khi họ chôn xác như người Việt, khi khác họ hỏa táng. Họ chôn xác làm ma cho người quá vãng là khi nào họ có chút ít máu lai Trung Hoa hay Việt Nam. Trong khi ấy, họ cũng cư tang đái hiếu gần như ta vì đã nhiễm ít nhiều Nho giáo. Nhưng phần đông, họ giữ tục hỏa thiêu, làm chay siêu độ rồi hỏa táng hài cốt, lấy lửa làm sạch, lấy tro đựng vào hũ sành cất vào chùa.
- Có khi họ thiêu xác tươi, khi vừa chết được vài ngày. Cái thây ma ấy chưa rã, khi đốt bay mùi "thịt nướng", báo hại những người nhát gan đi dự lễ về nhà kiêng món cơm sườn chiên và bê thui trót tháng trường.
Nếu thiêu khi còn tươi, đôi khi thây ma bị lửa táp già rồi bỗng bụng phình ra, gân co rút lại, thấy thây ma lồm cồm ngồi dậy, há miệng nhăn răng, về nhà nhắm mắt là thấy lại, không sao ngủ được, ghê tởm vô cùng. Nhưng đó là vì lửa nóng quá, hơi trong bụng tuông ra không kịp hoặc gân bị lửa đốt nên co quắp lại, những khi ấy, họ lấy sào tre vạt nhọn thọc  cho lủng cái xác cho có chỗ xì hơi ra; khi khác họ xúm nhau lấy sào tre đè cái thây nó mới chịu nằm ngay cho đốt, không thì nó lồm cồm chổi dậy, người đứng xem dẫu nặng bóng vía cũng phải kinh hồn.
- Có nhà chôn xác rồi đúng đôi ba năm có tiền khá, khi ấy mới đào xác lên làm chay trọng thể rồi làm lễ hỏa thiêu, Những khi ấy người ta không chứng giám sự thây ma trở mình ngồi dậy, nhưng phải hửi mùi thây ma sình thúi còn mười phần khó chịu hơn nữa.
(Hâu Giang Ba Thắc, ăn cơm mới nói chuyện cũ)

Câu chuyện về chiếc bánh


Một cậu bé than thở với bà nội về đủ thứ chuyện tồi tệ ở lớp học, ở nhà và cả những khó khăn trong học tập, những chuyện phức tạp, khó khăn khác trong cuộc sống… mà hàng ngày cậu phải đương đầu.
Trong lúc đó, bà nội của cậu đang cặm cụi trong bếp để chuẩn bị nướng một chiếc bánh. Bà nội nhờ cậu bé giúp mình một tay.
- Cháu lấy giùm bà chai dầu ăn nhé! – Bà nội nói.
- Vâng! Chai dầu ăn của bà đây ạ!
- Cháu thấy mùi vị của nó thế nào?
- Ôi! Khiếp quá! Mùi vị gì mà béo ơi là béo!
- Bây giờ cháu lấy cho bà mấy quả trứng và đập bỏ vào tô rồi quấy đều lên.
Cậu bé nhanh nhẹn giúp bà.
- Cháu thấy mấy quả trứng có mùi vị thế nào?
- Mùi vừa ngậy ngậy vừa tanh tanh, rất khó ngửi.
- Cháu có thích nếm thử bột mì không?
- Cháu thấy nó chẳng có mùi vị gì hấp dẫn cả, lại làm cháu suýt nữa bị sặc.
- Cháu thêm vào đây cho bà ít muối.
- Bà ơi! Muối sao mà mặn quá?
- Bây giờ, cháu rắc vào đây thêm một ít tiêu nữa.
- Mùi tiêu cay nồng làm cháu chảy cả nước mắt!
- Cháu nói đúng đấy! Nhưng nếu không có tất cả những thứ nguyên liệu như vừa rồi thì bà cháu mình không thể nào làm được một chiếc bánh ngon tuyệt như cháu đang thấy đâu!
Vâng, cuộc sống của chúng ta cũng như vậy! Chắc bạn đã từng rất nhiều lần than phiền về đủ thứ chuyện khó khăn, những sự vật, sự việc phức tạp mà bạn phải đương đầu hàng ngày, phải không?

Mỗi sự vật, sự việc xảy ra hàng ngày trong cuộc sống quanh ta đều có lý do riêng và đều chứa đựng một ý nghĩa sâu xa của riêng nó. Liệu bạn cứ than trách về chúng hay là bạn biết sử dụng chúng như những thứ “nguyên liệu” cần thiết để làm nên “chiếc bánh” ngon tuyệt, tất cả đều tùy thuộc vào chính bạn mà thôi!

Thứ Sáu, 29 tháng 8, 2014

Du học: ở hay về?

Bạn trẻ tìm hiểu thông tin tại một ngày hội du học tổ chức ở TP.HCM - Ảnh: H.B.- TT online

Du học: ở hay về?
Tôi năm nay 21 tuổi, đang du học tại Mỹ. Kết thúc bốn năm đại học, tôi muốn về Việt Nam nhưng ai cũng ngăn cản: “Đi đi, đừng về!”.
Bố mẹ tôi làm trong ngành y. Hai người bắt đầu nói về chuyện du học và định cư tại Mỹ khi tôi mới học lớp 11. Mẹ thường hay kể công việc hằng ngày tại bệnh viện, để tôi hiểu lời hối thúc “đừng về Việt Nam” bắt nguồn từ 20 năm sống trong bức xúc của mẹ: “Bệnh viện của mẹ có một bác giám đốc lên chức từ những năm 1980. Kể từ đó, bác đã cho không biết bao nhiêu họ hàng từ Bắc, Trung vào làm hộ lý, điều dưỡng, kỹ thuật viên...
Với “quyền lực mềm” của giám đốc, bác chỉ nói một tiếng, có anh trưởng khoa nào không dám nhận người? Toàn con ông cháu cha. Còn những sinh viên chính quy, nắm tấm bằng đại học, phải trầy trật khổ sở để được bước chân vào cổng viện. Không chỉ ở đây, mà nhiều nơi cũng có “quyền lực mềm” giống thế hoặc hơn thế. Nhiễu nhương lắm. Về làm gì hả con?”.
Khi không thuyết phục được tôi, ba mẹ viện đến dì. Dì bảo: “Dì hiểu là con muốn về Việt Nam để cống hiến. Nhưng có thể tài năng của con không có cơ hội phát triển. Tìm cách định cư đi. Khi đã có kinh tế, con muốn làm gì cho quê hương mà chẳng được!”. Không chỉ bố mẹ, dì, mà các bác đang sống ở Mỹ đều đồng ý với quan điểm ấy.
Trong vòng tròn bạn bè của tôi, chỉ ra ai không muốn về Việt Nam thì rất dễ. Còn tìm người quyết tâm trở lại thì thật khó khăn. Nhiều bạn lưỡng lự, không ai dám chắc chắn hai chữ: “Sẽ về!”. Tôi có một cô bạn thân đang học ngành công nghệ thực phẩm. Cô bảo: “Ngành mình học về nước không xài được. Còn đường ở Canada thì rộng mở. Mình không muốn trở về để chật vật kiếm một chỗ làm sau bốn năm vất vả!”.
Một người bạn khác chia sẻ: “Từ lúc quyết tâm theo đuổi sự nghiệp sản xuất âm nhạc, mình đã biết tại Việt Nam mình sẽ không làm được”. Một chị theo học kinh tế thì bảo: “Đơn giản chị không muốn!” Chị đang đi thực tập rất nhiều nơi, kiếm tìm một chỗ tài trợ visa cho mình. Anh bạn học kỹ sư hóa, vừa “apply” thạc sĩ thành công nói với tôi: “Anh thích nghiên cứu khoa học, Việt Nam sao có đất cho anh? Về ư? Anh không thể”.
Giữa dòng ý kiến “Đi đi, đừng về!” dữ dằn như thác lũ đẩy tôi lùi lại, tôi nhìn về quê hương cố gắng tìm một lý do cho mình quay lại. Nhưng tìm hoài mà không thấy.
Chưa bao giờ chúng tôi được dạy về “trách nhiệm công dân”. Chúng tôi chỉ học ganh đua điểm số, chứ không học cách cùng nắm tay nhau đi xây dựng đất nước. Chưa bao giờ bố mẹ nói tôi phải có trách nhiệm với Việt Nam mà chỉ nói: “Đừng về để giẫm vào đường cụt. Vì tương lai của con, hãy đi đi!”.
Tôi nên ở hay về?
ĐỖ THANH LAM
Lắng nghe trái tim mình
Cách đây vài tháng, tôi cũng đã  trong tâm trạng băn khoăn như thế: Ở hay về? Sau hai năm sống và học tập ở Đức, tôi thật sự yêu đất nước và con người nơi đây. Môi trường sạch sẽ, không khí trong lành, thực phẩm an toàn, vệ sinh, giao thông đi lại vô cùng thuận tiện và hiện đại, chất lượng cuộc sống cao... Và còn rất nhiều thứ khác mà tôi biết là về VN tôi sẽ khó có được.
Ba mẹ tôi cũng ủng hộ tôi ở lại Đức sau khi tốt nghiệp thạc sĩ. Rất nhiều người bạn cũng khuyên tôi nên ở lại để có một cuộc sống tốt hơn và có điều kiện giúp đỡ gia đình nhiều hơn. Tôi biết họ đúng. Tôi cũng nộp đơn gia hạn giấy phép cư trú và được phép ở lại Đức làm việc sau khi tốt nghiệp. Một tháng sau khi nhận giấy phép cư trú mới, tôi... trở về VN.
Cá nhân tôi, tôi không quan niệm về mới là yêu nước, ở lại nước ngoài thì không. Nếu ở đâu mà bạn có thể phát triển bản thân thì bạn có vô số cách để cống hiến cho đất nước chứ không nhất thiết phải quay về. Vậy tại sao tôi lại quyết định trở về VN?
Những ngày băn khoăn với câu hỏi ở hay về, tôi cứ tự hỏi một câu: “Nếu bỏ qua tất cả những lời khuyên, góp ý của gia đình, bạn bè, điều tôi thật sự muốn là gì?”.
Tôi học ngành quản lý phát triển, chuyên sâu vào quản lý các dự án phát triển cộng đồng, công tác xã hội. Tôi thích được trực tiếp làm việc với người dân nghèo lam lũ, những đứa trẻ thất học, những nạn nhân chất độc da cam, những cộng đồng dễ bị tổn thương ở VN.
Và tôi nhận ra một điều dù tôi cũng rất yêu nước Đức, nhưng giấc mơ thật sự của tôi là ở VN. Thêm nữa, về VN tôi sẽ có điều kiện gần gia đình hơn. Bà nội tôi năm nay 100 tuổi. Bố mẹ tôi cũng đã lớn tuổi. Được sống gần những người thân yêu nhất của mình, với tôi, là một niềm hạnh phúc vô giá.
Nói thật là lúc về rồi, nhiều khi tôi thấy nhớ nước Đức, nhớ những ngày tháng rong chơi ở châu Âu lắm. Giấy phép cư trú ở Đức vẫn còn hạn... nhưng tôi biết nơi tôi thật sự thuộc về vẫn chỉ là VN mà thôi...
ThS BÙI THỊ MINH CHÂU
(đại diện Hội Chữ thập đỏ Đức tại tỉnh Bình Định)

Mọi so sánh đều khập khiễng
Tôi từng là du học sinh ở Mỹ và đã quyết định trở về, đến nay đã được năm năm. Nếu bạn có ước mơ, trình độ và nghị lực, bạn hoàn toàn có thể xin vào các công ty nước ngoài ở VN để tránh xa cái tệ nạn “con ông cháu cha” và nhiều chuyện tiêu cực khác. Tôi cũng đang làm việc cho một công ty nước ngoài, cũng khá thoải mái giờ giấc để có thể tự bồi dưỡng thêm các kiến thức khác.
Ở hay không ở? Thiết nghĩ bạn không nên nghe nhiều người phân tích quá mà hãy lắng nghe chính mình. Mình sẽ được gì khi ở? Mất gì khi ở? Được gì khi về? Mất gì khi về? Có sẵn sàng chấp nhận những cái mất không?
Nếu về, bạn xác định mình phải chấp nhận nhiều chuyện không hay (kẹt xe, ngập nước...) chứ không nên cứ mở miệng là chê bai, than vãn về VN, so sánh xứ ta với xứ người (như nhiều người Việt sống ở nước ngoài trở lại quê hương, Việt kiều mà tôi đã gặp).
Mọi sự so sánh đều khập khiễng vì hai nước vốn có nhiều khác biệt về lịch sử và văn hóa, chưa kể mọi chuyện trên đời này đều tương đối trong thế giới tương đối này, không có gì xấu hẳn hay tốt hẳn. Thái độ của bạn mới quyết định đâu là thiên đường. Với suy nghĩ đó bạn ở đâu cũng được cả. Chúc bạn sớm có quyết định.

N.K.T.

(Nguồn báo Tuổi Trẻ)

VÀM

Vương Hồng Sển

Vàm Cỏ Tây

Tại Sốc Trăng quê tôi, có chợ Đại Ngãi, xưa gọi chợ Vàm Tấn, là đầu mối con đường Cái Quan, bắt từ chợ Sốc Tra8ngh chạy ra đây trên xe ngựa chờ giấy tờ từ trát gọi "xe tờ", đến Vàm Tấn sang xuống thuyền đưa ra Huế hoặc lên Nam Vang hoặc Hà Tiên Cần Vọt. Có ai dè Vàm Tấn là Việt hóa hai chữ Thổ "Péam Senn". Péam đổi ra Vàm, còn Senn đổi ra Tấn.
Ngày xưa đời ông Cao Hoàng tẩu quốc chớ không lâu, miền Lục tình Nam Kỳ còn để lại rất nhiều Vàm, tỷ như:
- Vàm Tượng, thuộc Biên Hòa, do voi tượng cày thành vũng thành vàm.
- Vàm Nao, vì đi ngang qua đây, thấy sông sâu nước chảy, ai cũng nao nao tấm lòng.
- Vàm Tấn, đã nói rồi, nay còn di tích Phật đá gãy đầu rải rác nhiều nơi, dân bản xứ gom lại đặt vào miếu thờ gọi ông tà á-rặc.
- Vàm Cỏ, chia ra Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây, đọc tréo mồm tréo miệng , nên Tây viết ra Vai-co và phân ra Vai-co oriental, Vai-co occidental, nghe Tây quá cỡ và làm điếc con ráy và lạc ông Bổn chớ không chơi.
Đã nói tiếng "Vàm" là tiếng mượn của Miên, nhưng trong Nam chúng tôi đã đẻ ra không biết bao nhiêu thành ngữ rặt Việt:
- Vô vàm: vào trong cửa sông rạch. Còn hiểu một nghĩa nữa là đã bước vào vòng. Vô vàm bà con.
- Ra vàm: trổ ra ngoài sông ngoài rạch, đã ra ngoài biển, không còn ở trong sông rạch đất liền nữa. Thuyền ra vàm phải coi chừng sóng gió.
- Còn ở ngoài vàm: còn ở ngoài vòng, chưa dính ăn dính thua, chưa có việc gì. Danh từ nầy thường nói về việc cưới hỏi. Tỷ dụ:
Đám thằng A đi hỏi con B, đã vô vàm chưa? (đã xong xuôi chưa?)
Chưa. Vẫn ở ngoài vàm.
- Nói không nhắm vàm: nói không vào đề, còn ăn trợt ra ngoài.
- Nói không ta vàm: nói không ra vĩ, nói không thông.
Còn một thành ngữ nữa, theo tôi là ngộ nghĩnh nhứt, nhưng cắt nghĩa huỵch toẹt ra đây e đỏ mặt bà con; đó là "múa vô vàm". Cái nghĩa ngây thơ hơn hết là tả đứa nhỏ bú vú mẹ, nó ngậm mớm đầy miệng cái đầu nhũ hoa. Nhưng còn một nghĩa khác, khó cắt nghĩa và cứ để hiểu ngầm, như vậy cho khỏi bị cây kéo của mụ già kiểm duyệt...

(Hâu Giang Ba Thắc, ăn cơm mới nói chuyện cũ)

CHUYỆN BUỒN VỀ NHỮNG THAI NHI KHUYẾT TẬT

THY ANH

M. buồn buồn: "Em khám sản khoa tháng trước, bác sĩ cho biết bé bị dị tật nhiễm sắc thể, sau này sống không lâu mà còn chậm phát triển trí tuệ nữa, bác sĩ hỏi em muốn để hay muốn giữ." M. bị bướu giáp đa nhân, khám định kỳ từ nhiều năm nay, không dùng thuốc, lập gia đình khá muộn, 32 tuồi mới có thai lần đầu. Thật không may. Hỏi cô đã quyết định được chưa, M. cười buồn: "Tụi em sẽ giữ, dù bé có thế nào đi nữa." Tự nhiên cảm thấy nhẹ cả người, dù biết rằng nếu bé được sinh ra, tương lai sẽ gặp vô vàn khó khăn, cha mẹ bé sẽ phải hy sinh muôn phần. Trước khi về, M. còn nói: "Phải chi đừng biết trước như vậy, có phải khỏe hơn không, bác sĩ.". Thật đáng suy ngẫm, tiến bộ khoa học cho phép người ta chẩn đoán được các bất thường của bé ngay từ trong bụng mẹ, giúp loại bỏ sớm những thai nhi mang một số khuyết tật nào đó, nhưng việc quyết định nên làm gì với cái thai, khi biết được điều đó, đối với người mẹ, lại chẳng hề dễ dàng. Tình thương vô hạn và vô điều kiện với đứa bé dù chưa được sinh ra đã khiến cho rất nhiều người mẹ không muốn nghe theo lời khuyên của bác sĩ.
Có người cho rằng, nếu ai cũng giữ lại những thai nhi như vậy, sẽ trở thành "gánh nặng", xã hội sẽ đi xuống ... Có đúng như thế không? Chưa chắc! 
Thật vậy, chúng ta hãy cùng nhau nhìn lại xem, một xã hội đi xuống hay lụn bại là do “gánh nặng” để lại từ những con người như thế nào? Chắc chắn chúng ta sẽ chỉ tìm thấy toàn những kẻ có "cơ thể lành lặn", có "trí tuệ bình thường" thậm chí còn được cho là có trí thông minh “vượt trội”, những người mà nếu được khám tiền sản từ trong bụng mẹ sẽ được bác sĩ kết luận là "không khuyết tật gì"…

Thượng đế không cho ai quá nhiều


Ở một đất nước giàu có của Châu Âu, có một cô ca sĩ rất nổi tiếng. Tuy mới chỉ 30 tuổi nhưng danh tiếng cô đã vang dội khắp nơi, hơn nữa cô có một người chồng như ý và một gia đình hạnh phúc mỹ mãn. Một lần, sau khi tổ chức thành công một đêm diễn, cô ca sĩ cùng chồng và con trai bị đám đông người hâm hộ cuồng nhiệt bao quanh. Mọi người tranh nhau chuyện trò với cô. Những lời lẽ tán tụng khen ngợi tràn ngập cả sân khấu.
Có người khen cô tuổi nhỏ chí lớn, vừa tốt nghiệp đại học đã bước chân vào nhà hát tầm cỡ quốc gia và trở thành nữ ca sĩ trụ cột của nhà hát. Có người tán tụng rằng mới có 25 tuổi mà cô đã được lựa chọn là một trong 10 nữ ca sĩ có giọng háy opera xuất sắc nhất thế giới. Có người lại ngưỡng mộ cô có người chồng tuyệt vời, một cậu con trai kháu khỉnh, dễ thương.
Trong khi mọi người thi nhau bà luận, cô ca sĩ này chỉ im lặng lắng nghe, không thể hiện thái độ gì. Khi mọi người nói xong cô chậm rãi nói: “Trước tiên, tôi cảm ơn những lời ngợi khen của mọi người dành cho tôi và những người trong gia đình tôi. Tôi hy vọng có thể chia sẻ niềm vui này với mọi người. Nhưng các bạn chỉ nhìn thấy một số mặt trong cuộc sống của tôi còn một số mặt khác, các bạn vẫn chưa nhìn thấy. Cậu con trai của tôi mà mọi người khen là bé kháu khỉnh, đáng yêu, thật bất hạnh, nó là 1 đứa trẻ bị câm. Ngoài ra, nó còn có một người chị tâm thần và thường xuyên bị nhốt ở nhà.
Mọi người đều ngơ ngác, sửng sốt nhìn nhau, dường như rất khó chấp nhận một sự thật như thế. Lúc này, cô ca sĩ mới điềm tĩnh nói với mọi người: “Tất cả những chuyện này nói lên điều gì? Có lẽ chúng nói lên một triết lý, đó là, Thượng đế rất công bằng, ngài không cho ai quá nhiều thứ bao giờ.”
Thượng đế rất công bằng , ngài không cho ai quá ít, cũng không cho ai quá nhiều. Vì thế, đừng nên chỉ nhìn thấy hoặc ngưỡng mộ những thứ người khác có, mà nên nghĩ và trân trọng những thứ bạn đang có, cho dù đó không phải là những vinh quang tột đỉnh.

Vậy nên, nếu ai hỏi bạn “Bạn có hạnh phúc không?”. Bạn hãy trả lời rằng :“Mình hạnh phúc. Hạnh phúc theo cách sống và những gì mình đang có trên đời này.”


Thứ Năm, 28 tháng 8, 2014

Lòng oán hận

Vào một buổi học, thầy giáo chúng tôi mang vào lớp rất nhiều túi nhựa và một bao khoai tây thật to. Thầy chậm rãi giải thích với mọi người rằng, mỗi khi oán giận hoặc không muốn tha thứ lỗi lầm cho ai, hãy viết tên của người đó lên một củ khoai tây rồi cho vào túi nhựa. Chúng tôi thích thú viết tên những kẻ mình không ưa hay oán hận rồi cho vào túi. Chỉ một lúc sau chiếc túi nào của chúng tôi cũng đã căng nặng và đầy khoai tây. Thậm chí có người một túi không chứa hết khoai, phải thêm một túi nhỏ kèm theo.
Sau đó thầy yêu cầu chúng tôi hãy mang theo bên mình túi khoai tây đó bất cứ nơi đâu và bất cứ khi nào trong một tuần lễ. Đến lớp thì mang vào chỗ ngồi, về nhà thì mang vào tận giường ngủ, thậm chí khi vui chơi cùng bạn bè cũng phải đem theo.
Chỉ sau một thời gian ngắn chúng tôi đã bắt đầu cảm thấy mệt mỏi và phiền toái vì lúc nào cũng có một túi khoai nặng nề kè kè bên cạnh. Tình trạng này còn tệ hơn nữa khi những củ khoai tây bắt đầu thối rửa, rỉ nước. Cuối cùng, chúng tôi quyết định xin thầy cho quẳng hết số khoai ấy đi và cảm thấy thật nhẹ nhàng thoải mái.

Lúc ấy, thầy giáo của chúng tôi mới từ tốn nói: “ Các em thấy không, lòng oán hận hay thù ghét người khác đã làm chúng ta thật nặng nề và khổ sở. Càng oán ghét và không tha thứ cho người khác ta càng giữ lấy ghánh nặng khó chịu ấy mãi trong lòng. Lòng vị tha, sự cảm thông với những lỗi lầm của người khác không chỉ là món quà quý giá để ta trao tặng mọi người, mà đó còn là một món quà tốt đẹp mỗi chúng ta dành tặng bản thân mình”.


5 cách để trở nên tự tin hơn


Người ta thường nói: Tự tin là dành được 50% thành công, vì thế, tự tin là điều hết sức cần thiết để mỗi con người có thể dành được thành công trong cuộc sống, sự nghiệp… Có thể nói, tự tin có nghĩa là chúng ta tin tưởng vào chính bản thân mình, tin vào sự lựa chọn của chính mình, hài lòng với những thành quả và mối quan hệ mình đạt được.
Sau đây là 5 cách để bạn có thể tự tin hơn trong mọi tình huống:
1. Hãy vận động:
Bạn nên chịu khó thả bộ. Bạn cũng có thể đạp xe và làm việc cho đến khi toát mồ hôi. Tập các bài tập cho não và phổi, điều này sẽ làm tăng sức mạnh thể lực, xóa bỏ mọi nỗi tức giận và khó chịu. Bạn sẽ cảm thấy mình dồi dào sinh lực, làm việc hiệu quả tự tin. Không có gì tuyệt vời hơn khi thấy bạn trong dáng vẻ nhanh nhẹn, khỏe mạnh hồng hào. Hãy ra khỏi ghế ngồi và tỏ ra năng động, mạnh mẽ.
2. Hãy quan tâm đến hình thức:
Mọi người thường để ý đến điều này đầu tiên. Những gì bạn mặc đều thể hiện tính cách, sở thích, phong thái của bạn. Nếu bạn ăn mặc kệch cỡm, không thích hợp, đồng nghiệp sẽ đánh giá thấp bạn. Khi bạn để ý đến cách ăn mặc, bạn nên tự hỏi mình muốn mọi người hiểu mình là người như thế nào? mình muốn gây ấn tượng với những người nào? Chúng ta đang đề cập đến văn hóa thời trang hay chỉ là nhiều bộ quần áo kiểu cách; chúng ta đang muốn nói đến tính hiệu quả, sự phù hợp trong môi trường nhất định.
- Vậy các bạn nên lưu tâm đến 4 nhân tố sau:
+ Sự phù hợp: Dù bạn là ai thì bạn nên nhớ là cách ăn mặc của bạn cần phải luôn phù hợp với môi trường hoạt động.
+ Sạch sẽ: Hãy thận trọng với những loại máy giặt vì chúng có thể làm hỏng quần áo của bạn mà không biết. Hãy chú ý đến sự sạch sẽ gọn gàng, tránh quần áo tuột chỉ, hay quên cài cúc…
+ Giầy dép: Nên nhớ rằng mọi người đều rất để ý đến giày dép vì một lẽ họ hay nhìn xuống và hay lo lắng. Vậy bạn hãy luôn giữ cho đôi giày của mình sáng bóng, sạch sẽ.
+ Hãy luôn mỉm cười: Nụ cười tươi bừng sáng trên khuôn mặt sẽ làm cho chính bạn dễ chịu và làm cho người khác thoải mái, vui vẻ.
3. Hít thở:
Cần phải biết giữ gìn và tự kìm nén, nín thở khi cần thiết. Hãy học cách hít thở sâu, điều này cần thiết để giúp bạn bình tĩnh, kiềm chế những cơn nóng giận. Hít thật sâu trong lồng ngực, đây là cái thở từ dạ dày.
4. Sống nguyên tắc:
Giữ vững quan điểm của mình. Hãy đúng giờ và biết lo lắng đến trách nhiệm hiện tại. Không theo đuổi một mục đích không rõ ràng mà phải biết nhận thức và nắm cơ hội. Nhớ rằng mọi nguyên tắc đều có tác động rất lớn với các quan hệ nghề nghiệp (chuyên môn) cũng như các quan hệ cá nhân của bạn.
5. Cho và nhận:
Hãy cho những gì bạn muốn nhận. Nếu bạn muốn được tôn trọng và yêu quý, hãy tôn trọng và yêu quý mọi người. Nếu bạn muốn thành công thì hãy giúp người khác thành công. Nếu bạn muốn vui vẻ hơn hãy cứ vui vẻ đi, hãy mở lòng mình, hãy tự công nhận những thành công của mình, hãy tự tạo ra niềm vui để tự tận hưởng niềm vui ấy. Bạn hãy luôn tự nhủ về công việc những việc này thật sẽ chẳng có gì là không thể làm được.

Những người tự tin nhất là những người sống đơn giản. Họ luôn làm cho cuộc sống có ý nghĩa.


Chân Lý Bất Biến

Bất Quân Tử Đại Nhân



Vợ đánh mà không khóc là: Bất Khuất
Vợ Chửi mà làm thinh là: Bất Bạo Động
Tài Sản của Vợ là: Bất “Động” Sản..
Em Gái của Vợ là: Bất Khả Xâm Phạm...

Ý muốn của vợ là : Bất Di Bất Dịch..
Quần Áo vợ mặc thì : Bất Luận..
 Được vợ khen là: Bất Ngờ...
 Người khác khen vợ mình là : Bất Ổn..
 Lấy vợ xấu là vì mình : Bất Tài..
 Cưới được vợ đẹp là đời mình: Bất hạnh...
 Bị vợ bỏ là vì mình:: Bất Lực
 Ly dị Vợ là chuyện : Bất Lợi
 Vợ không cho lại gần là : Bất Bình Thường
 Vợ không cho ngủ chung thì Bất Mãn
 Gia đạo lộn xộn thì Án Binh Bất Động
 Vợ Chồng mà Đánh Nhau thì Bất Phân Thắng Bại..
 Hết lòng nhịn vợ thì Bất Chiến Tự Nhiên Thành... 
 Vì thế cho nên: - Bậc Đại Nhân 
 Chưa lấy được vợ thì đêm ngủ : Bất An...
 Quen được một cô thì trở nên Bất Nhất...
 Bạn bè đến cứ hỏi thăm thì thấy Bất Tiện..
 Chưa cầm được tay, nắm được chân là Bất Trí
Nắm được chân, cầm được tay rồi, mà không cưới là Bất Nhân.
Cưới xong mà không thờ Bà cho trọn vẹn thì Bất Nghĩa..
Già lấy được vợ trẻ là... Bất Chấp Thiên Hạ (Dị Nghị)
Trẻ lấy được vợ già thì Bất Cần Ðời
Đạo thờ Bà: Vợ gọi mà không dạ là Bất Kính.
Lãnh lương không đưa hết cho Vợ là Bất Hiếu..
Ði ăn nhậu về, Vợ hỏi mà nói là đi họp là: Bất Tín
Cãi lời Vợ là... Bất Tuân Thượng Lệnh
Vợ đánh không dậy được là Bất Tỉnh ..nhân sự 
Niềm tin thờ Vợ là: Bất Khả Tư Nghị... 
Tất cả những điều này là Chân Lý Bất Biến


Thứ Tư, 27 tháng 8, 2014

NHỮNG NHỊP ĐỜI TRONG LÒNG THÀNH PHỐ


Ann Nguyen





Mến tặng các bạn điều dưỡng 
San Jose, 8/24/14.

Chị bị một cơn tai biến mạch máu não nặng ở tuổi 40 trên đường đi làm về từ một tiệm nail. Y khoa đã giữ được mạng sống của chị nhưng mãi mãi chị phải thở qua ống mở khí quản, ăn bằng ống thông dạ dày, và trao đổi ngôn ngữ bằng giấy mực với một cánh tay yếu ớt. Mọi sinh hoạt cá nhân chị phải trông vào hai bàn tay của anh, người bạn thân chưa bao giờ kết hôn. Cả hai đều là người Việt Nam và không nói được tiếng Mỹ nên mọi liên hệ về sức khoẻ của chị đều phải nhờ người phiên dịch. Bạn bè ngày càng thưa dần bởi ai cũng có đời sống riêng phải chăm lo. Tình trạng hồi phục của chị kém dần theo tuổi và tiến triển bệnh, anh phải nghỉ việc chăm chị từ việc hút đàm, cho ăn, uống thuốc, cho đến trở mình chống loét do ẩm ướt hay tỳ đè. Tám năm ròng anh bồng bế, chăm nom chị làm đôi vai anh như gầy hơn và dáng người hốc hác. Cũng may là có nhiều chế độ trợ cấp sức khoẻ nên anh chị vẫn qua được những ngày tháng khó khăn. Một dịp tình cờ đi điều trị cho vết loét ở mông, anh chị được giới thiệu một dịch vụ chăm sóc sức khoẻ tại nhà. Gánh nặng như được sẻ chia. Người điều dưỡng vừa hướng dẫn cách chăm sóc vết loét, phòng ngừa những vết loét khác, và giúp anh những buổi tập thư giãn. Một nhịp đời mà có tiếp cận mới thấy hết tình người và sự tương trợ của xã hội. 

Bà vừa trải qua một ca mổ cắt bỏ u ác tính ở ngực trái. Ca mổ thành công, việc còn lại là tiếp tục hoá trị và xạ trị cũng như chăm sóc vết thương. Bà biết mình đang thoát chết bởi căn bệnh ung thư ngực nhưng vẫn nơm nớp nỗi lo sự di căn của nó và sự lành của vết thương. Mỗi tuần bà được chăm sóc và thay băng vết thương hai lần. Những dấu hiệu mô hạt mọc và sự nhỏ lại của vết thương là niềm khích lệ bà vượt qua những khó khăn với phản ứng phụ của thuốc. Không phải trường hợp nào bệnh cũng tiến triển tốt đẹp. Trong một lần thay băng, người điều dưỡng phát hiện một bướu nhỏ dọc vết cắt cũ. Một cuộc thảo luận nhỏ giữa điều dưỡng, bác sĩ gia đình, bác sĩ chuyên khoa về vết thương và chuyên khoa về ung thư được diễn ra. Bà được tư vấn cho một số cận lâm sàng cần thiết và đi đến một kế hoạch điều trị cắt bỏ cả nhũ hoa bên trái và cả nhóm hạch ở nách trái. Bà oà khóc. Người điều dưỡng ôm vai bà lặng yên trong giây lát. Sau đó là một cuộc trao đổi, lắng nghe, trả lời câu hỏi. Ca mổ lần thứ hai của bà thành công, 4 tuần sau mổ vết thương lành hoàn toàn. Bốn năm sau cái ngày bà bị "án" mổ lại, bà trở lại thăm cô điều dưỡng để cám ơn. Một người phụ nữ Mễ Tây Cơ ở tuổi 80 vẫn còn lái xe và còn một trí nhớ tuyệt vời. Niềm tin mà người thầy thuốc mang đến cho bệnh nhân qua hành động và "teamwork" là một nguồn động viên và có sức thuyết phục mãnh liệt cho người bệnh. Cần gì có một kiếp sau, bốn năm đã thấy một "quả" ngon của ngày mình gieo "hạt". 
………..
Còn bao nhịp đời nữa vẫn đều đặn rơi trong nhịp sống của thành phố hoa vàng mà ta không thể nào biết hết. Xin cám ơn đời đã có những người mang cả lòng yêu nghề và yêu người vào cuộc sống, giúp cho bao cuộc đời đều đặn nhịp yêu thương. 

Vai diễn cuối cùng

Mỗi buổi chiều ông thường ra chơi nơi bãi cỏ vắng lặng ngoài thung lũng. Ở đây, chiều nào ông cũng thấy một chú bé ra ngồi đợi đoàn tàu chạy qua thung lũng, trước khi rẽ vào những vách đá đến phía ga trên.
Chú bé hồi hộp đợi. Đoàn tàu phủ đây bụi đường với những toa đông đúc hành khách như một thế giới khác lạ ầm ầm lướt qua thung lũng. Chú bé vụt đứng dậy háo hức đưa tay vẫy chỉ mong có một hành khách nào đó vẫy lại chú. Nhưng hành khách – mệt mỏi vì suốt một ngày trên đường- chẳng ai để ý vẫy lại chú bé không quen biết.
Hôm sau, rồi hôm sau, hôm sau nữa, hôm nào ông già cũng thấy chú bé ra vẫy và vẫn không một hành khách nào vẫy lại. Nhìn nét mặt thất vọng của chú bé, tim người diễn viên già như thắt lại. Ông nghĩ: “Không gì đau lòng bằng việc thấy một em bé thất vọng, đừng để trẻ con mất lòng tin ở đời sống, ở con người.” 
Hôm sau, người em thấy ông anh giở chiếc vali hoá trang của ông ra. Ông dán lên mép một bộ râu giả, đeo kính, mượn ở đâu một chiếc áo veston cũ, mặc vào rồi chống gậy đi. Ông đi nhờ chuyến xe ngựa của trạm lên tàu đi ngược lên ga trên. Ngồi sát cửa sổ toa tàu ông thầm nghĩ: ” Đây là vai kịch cuối cùng của mình, cũng như nhiều lần nhà hát thường phân cho mình, một vai phụ, một vai rất bình thường, một hành khách giữa bao hành khách đi tàu…”
Qua cái thung lũng có chú bé đang đứng vẫy, người diễn viên già nhoài người ra, cười, đưa tay vẫy lại chú bé. Ông thấy chú bé mừng cuống quít, nhẩy cẫng lên, đưa cả hai tay vẫy mãi.

Con tàu đi xa người diễn viên già trào nước mắt cảm động hơn bất cứ một đêm huy hoàng nào ở nhà hát. Đây là vai kịch cuối cùng của ông, một vai phụ, một vai không có lời, một vai không đáng kể nhưng đã làm cho chú bé kia vui sướng, đã đáp lại tâm hồn chú bé và chú sẽ không mất lòng tin ở cuộc đời.

Bạn muốn chọn một cái chết như thế nào



Một nhà diễn thuyết bắt đầu buổi nói chuyện bằng 1 câu hỏi:“Nếu phải chết, bạn muốn chọn 1 cái chết như thế nào: Chết nhẹ nhàng, nhanh chóng hay đau đớn và từ từ?”

Đám đông ồn ào vì câu hỏi kỳ quặc. Ai mà chẳng muốn 1 cái chết nhẹ nhàng và nhanh chóng, vì vậy mà mọi người đều chọn nó. Khi mọi người đều đã chắc chắn với quyết định của mình rồi, nhà diễn thuyết mới tiếp tục: Tôi cũng từng chọn giống như các bạn vậy. Cho đến 1 ngày, khi cha của tôi lâm bệnh nặng. Ông phải trải qua những cơn đau khủng khiếp, kéo dài ngày này sang ngày khác. Chúng tôi rất thương yêu ông nhưng cũng không muốn ông phải chịu đau đớn như vậy. Chỉ có cách giải thoát cho ông càng sớm càng tốt thôi. Mẹ tôi nói với cha tôi điều đó. Ông nhìn bà hồi lâu rồi nói: 
“Tôi đau lắm chứ, hơn ai hết tôi là người muốn giải thoát cho chính mình thoát khỏi những cơn đau. Nhưng tôi vẫn muốn sống, chỉ để nhìn các con tôi đi làm về chào bố, các cháu tôi chào ông mỗi buổi sáng. Để chúng ôm hôn tôi trước khi đi ngủ. Để mỗi sáng dậy tôi còn được nhìn thấy ánh mặt trời, để nghe tiếng sóng biển từ xa vọng về. Với bà và các con, điều đó thật đơn giản, nhưng với 1 người như tôi thì thật khó khăn. Tôi không còn thời gian để làm những điều đó nữa. Dù đau đớn nhưng tôi bằng lòng vì tôi có thể mang đi những gì tươi đẹp nhất của cuộc sống mà tôi đã ko bao giờ nhận ra…” 
Các bạn thân mến, chúng ta luôn tiếc thời gian với gia đình, với chính bản thân mình. Ta luôn ngại phải nói những lời yêu thương với người thân chúng ta. Chúng ta luôn đuổi theo những ước mơ, những khát vọng tương lai và nghĩ rằng, đạt đuợc chúng mới là điều hạnh phúc. Tất nhiên điều đó không sai. Nhưng khi chúng ta không còn thời gian nữa, chúng ta lại đuổi theo những thứ ngay bên cạnh mà mình đã bỏ quên. mà thời gian thì chẳng bao giờ chờ ai…

Hãy sống với những gì bạn đang có, yêu thương và quan tâm đến xung quanh. Đừng bỏ qua thời gian quý báu mà bạn đang có. Hãy để ngày mà chúng ta nhắm mắt, ta có thể mỉm cười mà nói rằng: "Tôi không hối hận, tiếc nuối những ngày tháng đã qua. Tôi không phải đau đớn, dằn vặt mình vì bất cứ điều gì nữa."




Tại sao


Truyện lớn trong đời 
A và B nói chuyện:
A: - "Tậu xe (không tậu trâu), cưới vợ, làm nhà", 3 việc lớn trong đời người đàn ông tôi đã làm xong. Còn cậu?
B: - Đối với tớ 3 việc đó tớ đã làm xong, đều chỉ là việc nhỏ. Tớ còn một "việc lớn" chưa làm được.
A: - Việc gì?
B: - Việc cưới "vợ bé" mới là "việc lớn"
A: - !!!!!!!

 Tại sao
 - Sao bàn giám đốc dài thế nhỉ
- Vì cô thư ký cao 1m7 cơ mà

 Bí Quyết
Một nhà báo phỏng vấn:
Xin ông cho biết bí quyết đơn giản để có một tuổi thọ cao.
Nhà nghiên cứu về tuổi già:
Có gì đâu! Anh chỉ cần nhớ lộn ngày tháng năm sinh là được


Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

BIA ÔM


Bia ôm 1
Hai vợ chồng già ngồi nói chuyện:
- Lúc nãy ngồi xe ôm, ôm cái thằng lái xe, bà có thấy thích không?
- Thích thú quái gì, chẳng qua để an toàn thì phải ôm vậy thôi!
- Đó bà thấy chưa? Bà cứ nói bia ôm này nọ, nhưng nó cũng như xe ôm thôi. Vào quán uống bia nhiều phải say, say thì phải ôm một cái gì đó cho khỏi ngã! Hoàn cảnh nó buộc phải vậy chứ thích thú cái gì!

 Bia ôm 2
Một anh nông dân vào quán bia ôm. Sợ đắt tiền anh ta gọi:
- Chủ quán, cho 2 suất bia không ôm
- Anh yên tâm ở đây chúng tôi không tính tiền ôm
- Vậy thì cho 2 suất ôm không bia!

Bánh ướt nhà quê

Đào thị Thanh Tuyền


Thành Diên Khánh cách Nha Trang khoảng 10km về phía Tây Nam, là một trong những điểm du lịch nổi tiếng của Khánh Hòa. Ở đây ngoài di tích Thành cổ, còn có các di tích khác như chùa Thiên Lộc, miếu Trịnh Phong, các thắng cảnh như: núi Chúa (Đại An), khu du lịch Hòn Bà, Suối Tiên, suối Đá Giăng, suối Đảnh Thạnh….
Một món ăn nổi tiếng của Diên Khánh được bán ở các quán dọc theo Quốc Lộ I A (đoạn ngang thị trấn), làm thành một dãy phố có tên gọi là bánh ướt Thành hay bánh ướt Diên Khánh. Đây gần như là một “làng nghề” nổi tiếng gần nửa thế kỷ nay mà người dân địa phương còn gọi là bánh ướt Phú Khánh (lấy theo tên gọi của làng này). Do “tốc độ công nghiệp hóa”, cái ngon của bánh ướt xưa truyền thống ở khu vực này dần mai một đi. Tuy nhiên, nếu du khách chịu khó lang thang khám phá Diên Khánh sẽ thấy được nhiều quán bánh ướt kiểu nhà quê rất dân dã, rất… Thành và rất ngon!
Ở Diên Khánh nhiều nhà vườn, đất rộng. Những quán bánh ướt có lợi thế này thường “bày binh bố trận” rất “nghênh ngang” theo kiểu nhà quê. Quán trước nhà (mái lợp tranh hay mái tôn), lò tráng bánh đắp bằng đất và những bộ bàn ghế rất sơ sài; tuy nhiên, dân trong xóm hay khách du lịch đến đây đều có được một không khí xóm làng đầm ấm, thân thiết.
Nếu bánh ướt Phú Khánh chuộng hình thức với chiếc bánh khi tráng ra bày rất mỏng trên dĩa và nhân là ruốc tôm, hành mỡ; nước chấm là mắm nêm, mắm nước…, thì dĩa bánh ướt nhà quê chẳng cần hình thức cầu kỳ! Một cái bánh vớt ra từ lò, người tráng bánh cứ thế mà “suốt” vào dĩa (trông thấy dày cui!). Nhân ở đây ngoài hành mỡ còn có đậu xanh làm nên cái ngon đặc trưng khác của bánh. Ngày xưa bánh ướt Diên Khánh đủ bộ “tam sên”: hành mỡ, đậu xanh, ruốc tôm. Giờ đây người ta đã giản lược đi chỉ còn hai thứ - nếu có đậu xanh thì không có ruốc tôm hay ngược lại. Cái ngon của các quán bánh ướt nhà quê là nước chấm. Đặc biệt là mắm ruột!
Cá bò, cá ngừ tươi xanh, mua về lấy ruột, sau đó ướp muối và ủ , rồi đem phơi nắng. Khoảng 2-3 ngày mắm chín , thành chất lỏng sệt và có mùi thơm rất đặc trưng. Lúc này ngon do tài pha chế! Dầu mỡ tao qua hành, tỏi cho thơm rồi đổ mắm ruột vào nêm nếm gia vị. Mỗi quán có mỗi chiêu làm mắm và nêm nếm riêng, nhưng cái đặc trưng là hương vị mắm ruột hầu như rất giống nhau. Không như mắm nêm, bánh ướt ăn với mắm ruột có cái ngon thanh tao hơn và không có mùi mắm! Thêm ít xoài bằm, dằm trái ớt xiêm… 2000đ/dĩa, người ăn “yếu” chỉ cần 2-3 dĩa là no, khách ăn “mê” có thể đến chục dĩa!
Nhà quê hơn nữa, ở vùng các Thanh Minh, Phú Lộc…. còn độc chiêu với nước chấm có thêm ít nước cá! Thường là loại cá liệt con nhỏ, nấu ngọt - thế thôi nhưng cũng làm thêm một vị ngon đặc trưng khác nữa của món bánh ướt. Nhìn cách ăn rất “sành điệu” của mấy ông bà già nhà quê khách khó tính cách mấy cũng phải… thèm. Này nhé, múc chén mắm, múc thêm muổng nước cá và gắp ít con cá cho ra dĩa. Trong khi chờ dĩa bánh mang ra, các cụ thủng thỉnh vẽ cá. Loại cá liệt nhỏ xíu, chủ yếu là lấy nước ngọt, vậy mà các cụ cũng vẽ hết thịt con cá chỉ còn trơ bộ xương. Mới thấy cái ăn của người xưa khéo léo, tinh tế và tiết kiệm vô cùng, ăn theo kiểu để dành cho con cháu, không được hoang phí!
Ngày rằm, mùng một có thêm nước tương dành cho người ăn chay. Nước tương ở đây không phải là xì dầu mà là nước chấm làm từ tương hột đậu nành và mỡ hành được thay bằng dầu ăn với ba – rô. Chế biến nước tương cũng là một bí quyết phải là dân Thành chính gốc làm mới ngon. Xả bằm nhuyễn, cùng với cà chua, thơm … Tao qua dầu rồi sau đó bỏ tương vào nấu, nêm nếm gia vị… Công thức chỉ có từng ấy, nhưng qua tay người chế biến lành nghề, món nước chấm ngon tuyệt vời. Ăn một lần khó quên!
Trên đường Nha Trang – Thành, gần cầu ông Bộ có quán bánh ướt kiểu này, ngon không thể tả được!
Khách vào quán, thủng thỉnh kéo ghế, lau đũa. Người phục vụ nhanh chóng đưa đến một cái chén có bỏ ít mỡ hành. Có hai hủ mắm cho khách lựa chọn: mắm ruột và mắm nước. Khách mở nắp hủ mắm ruột, múc ra chén một, hai vá; dằm trái ớt xiêm và bỏ thêm gắp xoài bằm (nếu không ăn xoài thì vắt miếng chanh). Dĩa bánh ướt vừa suốt ra bốc khói, người bán hàng nhanh chóng múc muổng mỡ hành đưa qua một lượt và rưới vòng quanh một lớp đậu xanh bưng đến. Khách thủng thỉnh lấy đôi đũa xẻ ngang rồi xẻ dọc và cứ thế gắp từng miếng chấm vào chén mắm, hết dĩa này đến dĩa khác!

Nghề bánh ướt có thể giải quyết được phần nào kinh tế gia đình, nuôi con ăn học. Che cái quán, đắp cái lò, đóng ít bàn ghế gỗ tạp là đủ, không cần vốn liếng nhiều mà chỉ cần … tài pha chế nước chấm sao cho ngon!

http://www.ninhhoatoday.net/

Áo Lụa Hà Ðông



Áo Lụa Hà Ðông  
Áo Lụa Hà Đông (NewVersion)


Nắng Sài gòn anh đi mà chợt mát  
Nắng Sài gòn anh đi mà lạnh ngắt
Bởi vì em mặc áo lụa Hà Ðông  
Bởi vì em sinh quán taị Hà Ðông  
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng  
Bao lần anh khiếp hãỉ sợ vô cùng
Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng  
Đây trên mặt vẫn còn nguyên vết sẹo !


Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn  
Anh vẫn nhớ em ngồi đâu quát đấy
Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh  
Cầm khúc cây dàì lắm để đe anh
Linh hồn anh vội vã vẽ chân dung  
Anh kinh hồn vội vã né lung tung
Bay vội vã vào trong hồn mở cửa  
Chờ sơ hở phóng ra đường dông tuốt.


Gặp một bữa, anh đã mừng một bữa  
gặp một bữa, anh đã rầu một bữa  
Gặp hai hôm thành nhị hỹ của tâm hồn  
gặp hai hôm thành rầu rĩ cả tâm hồn  
Thơ học trò anh chất lại thành non  
Bao lâu rồi ăn uống chẳng thấy ngon
Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu  
và đôi mắt mơ màng đang bầm tím 


Em không nói đã nghe từng giai điệu  
Em chưa hét đã vang lừng khắp xóm
Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh  
Em chưa gầm mà đã động rừng xanh
Anh trông lên bằng đôi mắt chung tình  
Bao lần anh toan tính muốn làm lành
Với tay trắng, em vào thơ diễm tuyệt  
Lòng run sợ làm sao anh dám nói


Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết  
Em thích đánh thích thoi anh vẫn biết
Trời chợt mưa, chợt nắng, chẳng vì đâu  
Lòng chợt lo chợt sợ chẳng vì đâu  
Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau  
Đôi khi em còn hăm dọa thiến thằng cu
Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại  
Để anh lạy mặt xanh như tàu lá


Để anh giận, mắt anh nhìn vụng dại  
Lúc em đánh, anh chỉ nhìn lấm lét
Giận thơ anh đã nói chẳng nên lời  
Giận điên lên nhưng nói chẳng nên lời
Em đi rồi, sám hối chạy trên môi  
Em đi rồi, ôi khoái quá sướng mê tơi
Những tháng ngày trên vai buồn bỗng nặng  
những tháng ngày đời anh thôi bầm dập  


Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn  
Em ở đâu bên nầy hay bên nớ
Giữ hộ anh màu áo lụa Hà Ðông  
Hởi người em sinh quán ở Hà Ðông  
Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng  
anh vẫn run và sợ hãi vô cùng
Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng
Giữ hộ anh một chuyện tình khiếp đãm


Tác giả: Nguyên Sa
Tác giả: Nguyên Sẹo